Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

1001+ Những cách lấy lòng sếp cho bạn tham khảo

1001+ Những cách lấy lòng sếp cho bạn tham khảo

1. Sếp và những vấn đề liên quan  1.1. Giải thích đầy đủ nhất cho bạn - Sếp là gì? Sếp là người quyết định đến mức lương, đến sự thăng tiến trong công việc của bạn. Sếp cũng chính là những người ảnh hưởng trực tiếp đến những quyền lợi bạn được hưởng trong công ty, công việc. Là người tạo ra nhiều deline, mang đến những đối tác khó nhằn, … và quyết định đến tiền thưởng của bạn. Vậy nên cho dù muốn hay không bạn vẫn phải lấy lòng sếp. Tuy nhiên, để lấy lòng người đàn ông/phụ nữ quyền lực này không phải là điều dễ dàng. Nếu như trước đây người ta dùng câu “chơi với vua như đùa với hổ” thì ngày nay điều này một lần nữa đúng trong mối quan hệ giữa nhân viên và sếp. Nếu bạn khéo léo lấy lòng sếp bạn sẽ có một môi trường làm việc rất “dễ thở”, một con đường thăng tiến dễ dàng nhưng nếu không thì chả ai biết điều gì sẽ xảy ra với bạn cả. Bạn có biết đi làm cũng và lấy chồng giống nhau ở điểm gì không? Đó là nếu may mắn bạn sẽ có một người mẹ chồng dễ tính, một vị sếp hòa đồng, dễ gần. Còn nếu không thì … chắc bạn cũng xem nhiều bộ phim về những vị sếp khó tính rồi phải không? Sếp họ là người giỏi và rất giỏi. Họ là người điều hành doanh nghiệp, đề ra, định hướng và quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy họ “khó tính” là cúng đúng thôi. Bởi vì công ty là tiền, là tương lai, là sự nghiệp của họ. Và đương nhiên chả ai muốn đùa giỡn với sự nghiệp của mình cả.Không chỉ có vậy, chính sự công tâm, khó tính của sếp tác động trực tiếp đến nhân viên. Giúp nhân viên biết mình nên làm gì với công việc, nên cố gắng ra sao? Cống hiến như thế nào? Nếu một vị sếp không khắt khe, không quá tài năng, không khó tính, … bạn làm việc sẽ rất thoải mái, nhưng sự thoải mái ấy chỉ đến bằng ngày, bằng tháng vì sớm muộn gì cơ quan doanh nghiệp đó cũng sẽ sụp đổ, và bạn sẽ thất nghiệp. Vì vai trò quan trọng như vậy, lấy lòng sếp là điều rất thiết yếu. Tuy nhiên, lấy lòng không có nghĩa là “nịnh bợ” sếp, mà là chiếm được thiện cảm của sếp đối với mình. Lấy lòng sếp cũng không hề đơn giản, nếu bạn không khéo léo sẽ dẫn đến tác dụng ngược lại hoặc bạn làm mất luôn thiện cảm với cả đồng nghiệp của mình. 1.2. Mối quan hệ giữa nhân viên và sếp – sếp và nhân viên Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên, giữa nhân viên và sếp là mối quan hệ tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất không đơn giản chút nào. Về bản chất đây là mối quan hệ giữa chủ sở hữu lao động và người lao động. Nhưng thực tế, mối quan hệ giữa nhân viên và sếp, giữa sếp với nhân viên không chỉ dừng lại giữa ông chủ và nhân viên mà đôi khi còn là mối quan hệ giữa đồng nghiệp, người thầy, người hướng dẫn bạn. Đồng thời cũng là người ảnh hưởng rất lớn đến tương lai, sự nghiệp của bạn. Chính vì vậy lấy lòng sếp là rất quan trọng. Nhưng lấy bằng cách nào còn quan trọng hơn. 1.3. Phải làm gì khi sếp không thích mình Quan hệ với sếp rất phức tạp và không hề đơn giản chút nào. Chính vì vậy, phải làm gì khi sếp không thích mình cũng là điều rất nhiều người quan tâm. Nhất là trong bối cảnh, khi bạn lỡ làm một điều gì đó khiến sếp không có thiện cảm với bạn. Một số cơ quan, nhất là cơ quan nhà nước, khi bạn không được lòng sếp, người ta không thể đuổi việc bạn, nhưng để bạn có cơ hội thăng tiến không phải dễ dàng. Có rất nhiều nguyên do để sếp không thích mình, nhưng dù là bất cứ lý do nào đi chăng nữa, việc đầu tiên bạn cần làm đó là xem lại bản thân, xem lại cách ứng xử của mình. “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” chỉ khi xem xét lại bản thân bạn mới có những giải đáp cụ thể nhất, tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này. 2. Cách lấy lòng sếp Hòa hợp với sếp là một trong những thách thức lớn mà ta phải đối mặt hằng ngày, điều này trở nên khó khăn hơn với những người xung đột về tính cách, khách biệt với quan điểm làm việc. Tuy nhiên bạn có thể thực hiện một số cách sau để dung hòa mối quan hệ đó. Để lấy lòng sếp mà vẫn dung hòa được mối quan hệ với những đồng nghiệp khác, đó chính là việc trở thành một nhân viên kiểu mẫu, bạn biết cách tương tác với đồng nghiệp, bạn chu đáo với tổ chức, … điều này sẽ thúc đẩy mối quan hệ giữa bạn với sếp của mình. 2.1. Trở thành một nhân viên kiểu mẫu Đây là bước đi đầu tiên để chiếm được cảm tình của sếp. 2.1.1. Cởi mở, hòa đồng với mọi người Hãy chắc chắn rằng bạn bạn là người cởi mở với đồng nghiệp và sếp. Bằng cách mở lời để nói chuyện với đồng nghiệp, quản lý hay sếp của bạn sẽ biết được rằng bạn là người khá hòa đồng với đồng nghiệp của mình. Đôi khi sếp sẽ hỏi cảm nhận của đồng nghiệp về bạn. Đây là lý do quan trọng để bạn cần phải hòa đồng với đồng nghiệp của mình. Bạn lắng nghe lời khuyên của đồng nghiệp. Sử dụng mọi bằng cách giao tiếp, bạn có thể học hỏi và trở thành một nhân viên kiểu mẫu. Lắng nghe lời khuyên của đồng nghiệp cũng giúp bạn hiểu công việc, hiểu tính cách của sếp từ đó khiến bạn trở nên khéo léo hơn. Hãy chú ý trong quá trình bạn học hỏi công việc của bạn, đây thường là khoảng thời gian đầu của công việc và bạn đóng vai trò chủ yếu là học việc. Hãy chắc chắn rằng bạn tập trung vào việc học mọi thứ từ người hướng dẫn mình hoặc quản lý, sếp của bạn đang dạy cho bạn. Ví dụ: nếu huấn luyện viên của bạn chỉ cho bạn cách khởi động lại một bộ phận máy móc, hãy thử lặp lại bằng miệng các bước mà họ đang thực hiện để bạn tiếp thu quy trình tốt hơn. 2.1.2. Tuân thủ giờ giấc Đi làm đúng giờ, tham dự các cuộc họp, hội thảo hay đi du lịch đúng giờ là cách để bạn thể hiện việc đúng giờ của mình. Và đương nhiên không ông chủ nào lại muốn nhân viên mình lề mề, không đúng giờ cả. Tuân thủ giờ giấc cũng chính là một cách thể hiện rằng bạn tôn trọng công việc, có trách nhiệm với công việc và tôn trọng giờ giấc cũng chính là cách bạn thể hiện sự tôn trọng đồng nghiệp, quản lý và sếp của mình. 2.1.3. Năng động và chủ động trong công việc Năng động và chủ động trong công việc là cách để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và tình yêu, trách nhiệm với công việc của mình. Không chỉ vậy, năng động và chủ động trong công việc giúp bạn học tập được nhiều điều điều này phục vụ cho chính quá trình làm việc của bạn. Thể hiện sự năng động và chủ động trong công việc làm thể hiện trách nhiệm và tương lai phát triển nghề nghiệp của bạn để sếp nắm được. 2.1. Thể hiện rằng mình năng động và nhiệt tình với công việc 2.1.2. Hãy tích cực, năng động, nhiệt huyết trong công việc Một thái độ tích cực là chìa khóa cho thấy bạn là một phần quan trọng của doanh nghiệp, bạn có giá trị và cần thiết của tổ chức. Nếu bạn không tích cực, mọi người - đồng nghiệp và người giám sát của bạn - sẽ không muốn làm việc với bạn. 2.1.3. Luôn chú ý vào những thuận lợi mà công việc mang lại Ví dụ, khi nói chuyện với ai đó về một vấn đề bạn đang gặp phải trong công việc, hãy giải thích nó như một cơ hội để phát triển, thay vì đem đến cho người nghe một cảm nhận không tốt về công việc. Ngoài ra, nhấn mạnh những điều tốt đẹp trong con người - khách hàng, đồng nghiệp hoặc những người khác - thay vì những điều xấu. Tránh thể hiện ngôn ngữ cơ thể tiêu cực, chẳng hạn như khoanh tay hoặc nghiến răng. Thay vào đó, bạn nên mỉm cười và giữ mình trong một tư thế mời gọi và thoải mái. Bất cứ khi nào bất cứ ai hỏi bạn đang làm như thế nào, hãy chia sẻ điều gì đó một cách thật tích cực. Ví dụ, nếu sếp của bạn hỏi bạn thích thời tiết như thế nào trong khi trời đang mưa, hãy nói với họ rằng mưa làm bạn cảm thấy thật thú vị và mát mẻ. 2.1.4. Nắm bắt văn hóa công ty Văn hóa công ty là cách nhanh nhất để bạn được đồng nghiệp, quản lý, sếp chào đón, vậy nghĩa là bạn được mọi người chấp nhận. Bằng cách chấp nhận, tìm hiểu văn hóa công ty, bạn sẽ cho sếp thấy rằng bạn không chỉ là một hòa đồng mà còn xác định được mục tiêu của công ty. Để nắm bắt văn hóa công ty bạn có thể tìm hiểu tiểu sử, lịch sử của công ty bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thông qua những đồng nghiệp của mình. Tham dự hội thảo và các cuộc tụ họp, nơi quản lý và nhân viên gặp gỡ - bạn sẽ tìm hiểu rất nhiều về văn hóa công ty tại các cuộc họp mặt này. 2.4. Tôn trọng sếp Bạn hãy kết nối với họ. Dành thời gian cố gắng kết nối với sếp của bạn như một đồng nghiệp và một người cố vấn. Điều này sẽ cho họ thấy rằng bạn coi trọng, tôn trọng và thậm chí trông chờ vào họ. Yêu cầu họ cho lời khuyên. Chẳng hạn, hãy hỏi vài thứ như Đầy đủ hơn, tôi gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của một trong những khách hàng của chúng tôi, bạn sẽ làm gì nếu bạn ở trong hoàn cảnh của tôi? Hỏi về kinh nghiệm của họ. Nói một cái gì đó giống như Mr. Alcott, bạn có thể chia sẻ một số thử thách bạn gặp khi mới gia nhập công ty không? Thu hút họ thảo luận về cuộc sống cá nhân của họ trong một khả năng hạn chế. Hỏi sếp của bạn về cách con gái họ làm trong năm đầu đại học là chấp nhận được - và một cách tốt để kết nối. Tuy nhiên, đừng hỏi họ về mối quan hệ hôn nhân của họ hoặc bất cứ điều gì cá nhân hơn Được tôn trọng. Một trong những cách dễ nhất để xa lánh sếp của bạn là cho họ thấy rằng bạn không tôn trọng họ như một người hay là một người quản lý. Vì vậy, bạn nên cho sếp thấy rằng bạn coi trọng họ và sự giám sát cũng như hướng dẫn họ cung cấp cho bạn hàng ngày. Không bao giờ ngắt lời sếp của bạn trong khi họ đang nói. Lắng nghe sếp của bạn bất cứ khi nào họ nói chuyện với bạn. Ví dụ, bất cứ khi nào bạn có một cuộc họp hoặc thậm chí tương tác ngẫu nhiên với họ, hãy dừng những gì bạn đang làm và tiếp thu những gì họ đang nói. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ về sếp và biết được mình phải làm gì để lấy lòng sếp rôi phải không nào?

Tham khảo bài gốc ở: 1001+ Những cách lấy lòng sếp cho bạn tham khảo

#timviec365vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét