Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Bạo lực học đường – vấn nạn cần phải bài trừ ngay lập tức

Bạo lực học đường – vấn nạn cần phải bài trừ ngay lập tức

1. Bạo lực học đường – nguyên nhân – thực trạng – hậu quả – giải pháp Bạo lực học đường là một trong những vấn đề đau đầu đối với gia đình, nhà trường, ngành giáo dục và toàn xã hội. Vậy nguyên nhân - thực trạng và hậu quả của bạo lực học đường là gì? Và chúng ta cần những giải pháp gì để giải quyết? 1.1. Bạn hiểu thế nào về bạo lực học đường 1.1.1. Bạo lực học đường là gì? Hiểu một cách sơ khai nhất, bạo lực học đường chính là những hành vi gây ảnh hưởng đến thể xác, sức khỏe như đánh đập mà những hành vi xúc phạm đến tinh thần như chửi bới, quấy rối, … đều là những hình thức bạo lực học đường đáng phải lên án. Bạo lực học đường xuất hiện và tồn tại trong mọi ngõ ngách của trường học. Đây là hành vi đáng lên án, đáng xấu hổ mà chúng ta cần phải bài trừ. Nhắc đến bạo lực học đường nhiều người phải e ngại, phải che mặt quay đi vì những hành vi bạo lực mà tuổi trẻ bồng bột đã gây ra. Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa thể quên những hình ảnh cô cậu học trò mặc sơ mi trắng, áo dài trắng thanh lịch trang nhã nhưng tay cầm mã tấu, dùi cui đi đánh nhau. Và cũng chắc chắn rằng chúng ta vẫn không khỏi ám ảnh bởi những hình ảnh bạo lực học đường được diễn lại một cách chi tiết nhất, hiện thực nhất thông qua các bộ phim truyền hình. Đó chỉ là một phần nhỏ bức tranh bạo lực học đường mà ta thấy được. Bức tranh ấy còn rất nhiều góc tối gây đau đầu cho gia đình, nhà trường, cho ngành giáo dục và cho cả toàn xã hội. Tuy nhiên, bạo lực học đường không chỉ là vấn đề bạo hành giữa học sinh với học sinh. Bạo lực học đường còn bao gồm cả những hành vi, hành động bạo lực của giáo viên đối với học sinh hay của học sinh đối với giáo viên. Trường hợp này diễn ra nhiều mẫu giáo, tiểu học, bởi lẽ ở độ tuổi này học sinh còn quá nhỏ để ý thức được về vấn đề bạo lực học đường. Hơn nữa lại thêm tâm lý “sợ cô, sợ thầy” các em nhỏ không dám lên tiếng khi bị bạo hành. Có thể nói các hình thức bạo lực học đường ngày càng đa dạng diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức với nhiều đối tượng khác nhau. Vậy khái niệm chung nhất về hành vi bạo lực học đường là gì?. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Bạo lực là hành vi cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để tự hủy hoại mình, chống lại người khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm họ bị tổn thương hoặc có nguy cơ bị tổn thương hoặc tử vong hoặc bị sang chấn tâm thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác” Định nghĩa này của WHO bao gồm cả những hành vi cố ý gây thương tích giữa người với người và hành vi tự sát cũng như các xung đột vũ trang. Những sự kiện xảy ra ngoài ý muốn (ví dụ tai nạn giao thông hay cháy nổ) không được coi là bạo lực. Khái niệm bạo lực học đường Theo Trung tâm kiểm soát chấn thương Hoa Kỳ (CDC), bạo lực học đường là một phần thuộc bạo lực giới trẻ, xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 6-24 tuổi. Còn bắt nạt học đường: Là một hành động đối xử thô bạo trong giới học sinh với nhau. Các hành vi bắt nạt bao gồm từ các hành động bạo lực về thể chất (đá, xô đẩy) cho đến việc sử dụng lời nói (đặt tên hay đe dọa), bạo lực tinh thần như gây lời đồn, xa lánh, cô lập Từ đó, có ta định nghĩa được, bạo lực học đường là hành vi cố ý gây thương tích cho người khác về cả thể chất và tinh thần tại học đường. Những hành vi này trước mắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý trước mắt của người bị hại và cảm giác lo sợ, ám ảnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính cách, suy nghĩ, hành động ứng xử trong tương lai. 1.1.2. Phân loại các hành vi bạo lực học đường Bạo lực học đường diễn ra dưới rất nhiều hình thức, với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Chúng ta có thể liệt kê một số hình thức bạo lực học đường chính, đáng lên án như sau: Bạo lực thể chất: Bao gồm các hành vi như đánh, đấm, đá, đẩy, tát, dứt tóc, kéo tai, xé quần áo, trấn lột, cướp đồ vật của một/một nhóm học sinh khác. Bạo lực bằng lời nói: Bao gồm các hành vi như gán ghép, gọi biệt danh (mang ý nghĩa xấu), chế nhạo làm tổn thương nhau, sỉ nhục, dùng lời nói đe doạ, ép buộc một/một nhóm học sinh khác làm theo ý mình. Bạo lực xã hội: Bao gồm các hành vi như phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay, tạo/phát tán tin đồn (mang ý nghĩa xấu) cho một/một nhóm học sinh khác. Bạo lực điện tử: Bao gồm các hành vi như nhắn tin, gọi điện để uy hiếp đe dọa ép buộc một/một nhóm học sinh khác làm theo ý mình, sử dụng email, ảnh cá nhân để uy hiếp, đe dọa, ép buộc một/một nhóm học sinh khác làm theo ý mình, lập/tham gia các hội trên mạng để cô lập/tẩy chay một/một nhóm học sinh khác. 1.2. Thực trạng bạo lực học đường hiện nay Tình trạng bạo lực học đường luôn là vấn đề lo ngại và nó đang ở mức đáng báo động. Những hình ảnh bạo lực học đường tràn lan trên mạng xã hội, trên Fb, trên Youtube, … Và đôi khi người ta lấy các hình cảnh, video bạo lực học đường để câu like, câu share trên FB. Từ đó ta thấy được một tình trạng đáng báo động về vấn đề bạo lực học đường ngày nay. 1.2.1. Thực trạng các hành vi bạo lực học đường trên thế giới Bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn ở nhiều quốc gia. Theo ước tính của WHO, trung bình trên thế giới mỗi ngày có khoảng 565 trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 6 - 29 tử vong do các nguyên nhân liên quan đến bạo lực. Đi đôi với mỗi vụ tử vong do bạo lực trong giới trẻ, trung bình có từ 20 - 40 nạn nhân phải nhập viện do chấn thương. Các loại súng, súng ngắn là vũ khí được sử dụng phổ biến trong các vụ bạo lực gây tử vong; trong khi đó, với các vụ bạo lực có mức độ nhẹ hơn, các hình thức thường được sử dụng bao gồm đấm, đá, và một số loại vũ khí khác như dao, gậy, dùi cui. Giao dục Chấu Á cũng đang đàu đầu về vấn nạn bạo lực học đường này. Theo nghiên cứu mới nhất từ tổ chức cộng đồng đã nghiên cứu vấn đề bạo lực học đường tập trung vào đối tượng chính là trẻ em Plan International đã công bố về tình trạng bạo lực tại các trường học ở Châu Á thông qua kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế với 9.000 học sinh lứa tuổi 12 – 17 ở 4 nước Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal. Chỉ tính trong 6 tháng, số học sinh bị bạo lực tại trường học của Indonesia là 75%, Việt Nam đứng thứ 2 với 71%. Đây là một con số đáng báo động đối với giáo dục Châu Á và giáo dục của bốn quốc gia này. Đây là những con số thật nhất, những minh chứng đáng báo động nhất đối hành vi bạo lực học đường. Ta cảm nhận được rằng, bạo lực học đường diễn ra mọi nước, mọi ngõ ngách của cuộc sống. 1.2.2. Thực trạng bạo lực học đường tại Việt Nam Việt Nam trong những năm gần đây, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều về bạo lực học đường với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ nguy hiểm của hành vi này. Các vụ bạo lực không chỉ gia tăng về số lượng mà còn tăng cả mức độ nguy hiểm, nó lan rộng ra nhiều địa phương, báo động về thực trạng suy thoái đạo đức, lối hành xử bạo lực, thiếu lành mạnh ở một số bộ phận thế hệ trẻ chưa thành niên là học sinh. Những xô xát tưởng chừng như rất trẻ con ấy lại trở nên nghiêm trọng, không chỉ là những hiện tượng cá biệt, không chỉ một vài trường mà còn lan rộng ra cả thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi với tốc độ gia tăng đáng kể. Bạo lực học đường diễn biến ngày một phức tạp. Theo thống kê của Cục cảnh sát điều tra về trật tự xã hội, từ năm 2003 đến 2010, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 10.000 vụ phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên; tỷ lệ học sinh, sinh viên, và thanh thiếu niên phạm tội và vi phạm pháp luật chiếm khoảng 1/4 tổng số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên toàn quốc. Nam sinh thì dùng dao, mã tấu, kiếm chém nhau ngay trong phòng học. Ở nhiều nơi, do mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch mặt bạn, đâm chết bạn giữa trường. Vấn đề bạo lực học đường ngày càng gia tăng với số lượng chóng mặt,tiếp tục diễn biến phức tạp, trở thành vấn đề cấp bách ảnh hưởng đến quá trình đào tạo và phát triển toàn diện của trẻ em – chủ nhân tương lai của đất nước. Ngôi trường được xem như như là môi trường an toàn nhưng giờ đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng học sinh hành xử như xã hội đen. 1.2. Nguyên nhân bạo lực học đường Những minh chứng chúng ta đã nêu ở trên là bằng chứng thép cho vấn đề bạo lực học đường. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến các hành vi bạo lực học đường lại diễn ra nhiều, diễn ra mạnh mẽ và trên diện rộng như vậy. Thông qua những nghiên cứu của mình, chúng tôi xác định được những nguyên nhân chủ yếu sau: 1.2.1. Thay đổi tâm sinh lý Chúng ta biết rằng, lứa tuổi học sinh đặc biệt là lứa tuổi từ 12 tuổi đến 24 tuổi đặc biệt là ở độ tuổi từ 12 đến trước 18 tuổi, đây là thời kì con người đang trong quá trình hoàn thiện về cả thể xác lẫn tinh thần. Bởi vậy lứa tuổi này cũng chính là thời kì tâm sinh lý có nhiều thay đổi, Độ tuổi từ 12 đến 18 là giai đoạn đang hình thành và phát triển nhân cách của lứa vị thành nên đặc biệt là tâm sinh lý đang phát triển theo chiều hướng: Thích thể hiện cá tính, thích được mọi người quan tâm chú ý, đặc biệt nhất đó là trong độ tuổi này trẻ đã bắt đầu ý thức mình không còn là trẻ con, muốn được độc lập, được tôn trọng. Bắt đầu quan tâm đến hình thức bên ngoài, thích tò mò khám phá, thử nghiệm, đặc biệt giai đoạn này có những hành vi mang tính khẳng định bản thân như hút thuốc, đánh nhau. Nhất là khi những vấn đề bức xúc cá nhân học sinh không được nhìn nhận một cách thỏa đáng, hay không được chấp thuận theo mong muốn họ sinh, hay bị những đối tượng khác khác khiêu khích, cố ý gây xúc phạm đến danh dự, bất đồng ý kiến với đám đông, … Những nguyên này tác động vào tâm lý làm trẻ khó kiểm soát được những hành vi của mình. 1.2.2. Những ảnh hưởng từ văn hóa Sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng internet khiến Game online, các trò chơi hành động mang tính đối khác xâm nhập mạnh mẽ vào xã hội. Đặc biệt xâm nhập vào đối tượng học sinh sinh viên. Những ảnh hưởng từ văn hóa chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng. Nguyên nhân của điều này đó là quá đam mê game, đắm chìm trong game, tưởng tượng mình là nhân vật trong game và mình có thể và có quyền hành động như vậy. Thêm một nguyên nhân nữa dẫn đến vấn nạn đau đầu này.  1.2.3. Ảnh hưởng từ các mối quan hệ xã hội khác Thông qua mạng xã hội, người ta dễ dàng để kết nối, để nói chuyện với nhau. Và không có thể kiểm soát hết những đối tượng bạn bè mà học sinh kết bạn. Điều này tạo ra quan hệ bạn bè ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau. Một hiệu ứng Domino sẽ diễn ra, bạn chơi với những đối tượng tốt, bao giờ bạn cũng sẽ tốt lên và ngược lại. Khi chơi với nhóm bạn có hơi hướng bạo lực, trẻ cũng sẽ học tập, làm theo những hành vi bạo lực tương đương. Từ đó dần dần hình thành tư tưởng không đúng đắn, học tập bị ảnh hưởng. 1.2.4. Đạo đức nghề nghiệp – bạo lực giáo viên với học sinh Đối với hành vì bạo lực của giáo viên đối với học sinh, đạo đức được xem là vấn đề cốt yếu của mọi vấn đề. Với cơ chế tuyển dụng và đào tạo giáo viên có nhiều thay đổi, rộng mở hơn tuy nhiên cũng vì thế mà những đợt tuyển sinh này đã vô tình tuyển dụng có những đối tượng không có đạo đức. Dẫn đến hành vi bạo lực đối với học sinh. Bên cạnh đó cũng một phần do cơ sở vật chất trường học chưa thật sự đầy đủ, hiện đại. 1 – 2 cô, thầy phải trông giữ nhiều học sinh một lúc. Điều này gây áp lực công việc, nhất là khi đông học sinh mỗi trẻ một tính cách, những trẻ bướng ảnh hưởng đến lớp học tạo cảm giác ức chế đối với giáo viên, gây ra hiện tượng bạo hành. Nhưng dù là nguyên nhân nào, bạo lực học đường vẫn không thể chấp nhận được, nhất là những hành vi bạo hành của giáo viên đối với học sinh mình. 1.4. Hậu quả của bạo lực học đường Bạo lực học đường để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trước mắt nó để lại hậu quả cho người bị bắt nạt, hậu quả cho gia đình, nhà trường, xã hội. Sau là hậu quả về lâu dài của những hành vi bạo lực học đường. 1.4.1. Hậu quả trước mắt Bạo lực học đường trước mắt để lại những tổn thương sâu sắc về tinh thần, sức khỏe cho nạn nhân. Nhiều nạn nhân đã phải cấp cứu, nhập viện vì những ảnh hưởng sức khỏe mà bạo lực học đường để lại. Những tổn thương này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quá trình học tập của người bị hại. Ngoài ra, bạo lực học đường còn ảnh hưởng xấu đến gia đình, nhà trường và xã hội. Tạo cảm giác ám ảnh về nhà trường, sợ sệt xã hội của học sinh. Chưa kể tới những hình ảnh này sẽ ảnh hưởng tới. 1.4.2. Hậu quả lâu dài Bạo lực học đường như một tảng băng chìm, và hậu quả lâu dài mà nó để lại còn nhiều hơn so với những gì mà người ta nhìn thấy trước mắt. Nó để lại hậu quả lâu dài trong tương lai. Ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của người bị bắt nạt, và người bắt nạt. 1.5. Giải pháp đẩy lùi bạo lực học đường Để đẩy lùi bạo lực học đường có lẽ giải pháp tốt nhất đó là kết hợp vai trò giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Nhà trường đẩy mạnh vai trò của mình trong việc kiểm soát, rèn luyện hoạt động, tư tưởng của học sinh. Sử dụng những biện pháp để thấu hiểu suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Gia đình tham gia vào quá trình giáo dục nhân cách, tư tưởng cho con em mình. Mỗi bậc cha mẹ chính là tấm gương để con em mình học tập và noi theo. Gia đình chính là những người thân cận nhất của học sinh, cần thấu hiểu tâm tư, suy nghĩ và những khó khăn mà trẻ gặp phải. Xã hội cũng đóng vai trò không nhỏ trong công tác này. Một xã hội văn minh, công bằng, hạnh phúc dân trí sẽ giúp đẩy lùi nhanh chóng vấn nạn bạo lực học đường. Không chỉ vậy, trong công tác tuyển dụng giáo viên nâng cao tiêu chí đạo đức bên cạnh trình độ chuyên môn của người giáo viên. 2. Những vấn đề ngoài lề của bạo lực học đường Bạo lực học đường là vấn đề đau đầu của toàn xã hội. Sau cánh cổng trường sẽ là nỗi lo âu, sợ sệt của những đứa trẻ, những em học sinh nếu như vấn đề bạo lực học đường không được đẩy lùi. Một cảm giác sợ, không muốn đi học, cảm thấy xã hội sẽ đến với người bị bạo hành. Từ cảm giác này rất dễ dẫn đến trầm cảm, hoặc nó hình thành những tính cách những tư tưởng không tốt “muốn trả thù” trong tương lai. Với những trẻ tham gia quá trình bạo hành bạn bè lại cực kì nguy hiểm nếu gia đình, nhà trường không kịp thời uốn nắn. Chắc hẳn bạn vẫn không thể quên được hình ảnh giáo viên mầm non bóp miệng đứa trẻ 5 tuổi ra để bón cơm. Không thể quên được hình ảnh một dám cô cậu học trò xúm lại bắt nạt bạn cùng lớp. Và không thể quên được những cái chết, những vụ tự tử vì uất ức, vì bị dồn đến đường cùng của những nạn nhân bạo lực học đường. Cánh cổng trường sẽ bình yên lắm, “con tôi nó ngoan và hiền lắm”, “nhân viên của tôi hiền và trách nhiệm lắm” nếu những đoạn clip, video hay những bức ảnh về bạo lực học đường không bị phát tán. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là gì? Đó là làm sao để phát hiện và đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường. Chúng ta phải trả cho tuổi học sinh sự hồn nhiên, ngây thơ như những gì nó vốn có. Trả cho cánh cổng trường sự bình yên, nơi chứa bao kỷ niệm đẹp của tuổi học trò. Trả cho những nạn nhân bạo lực học đường sự tự tin, nụ cười vui vẻ khi đến trường. Trả cho gia đình những nạn nhân bạo lực học đường đứa con thân yêu của mình. Nhưng chúng ta làm gì để trả? Là bài trừ bạo lực học đường. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đã hiểu và nắm rõ về bạo lực học đường là gì? Cùng với đó là những nguyên nhân, hậu quả, giải pháp khắc phục. Hãy chung tay để đẩy lùi, bài trừ bạo lực học đường. Vì đây không chỉ là trách nhiệm của tôi, của bạn của trường học, của ngành giáo dục mà là trách nhiệm của toàn xã hội.  

Tham khảo bài gốc ở: Bạo lực học đường – vấn nạn cần phải bài trừ ngay lập tức

#timviec365vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét