Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Điểm chuẩn ngành kế toán các trường đại học cao đẳng hiện nay

Điểm chuẩn ngành kế toán các trường đại học cao đẳng hiện nay

1. Kế toán và những vấn đề liên quan Đối với nhiều người, kế toán không còn là công việc xa lạ, mà đã trở nên rất quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nghề kế toán cũng như những công việc chính mà một kế toán viên phải làm. 1.1. Bạn biết gì về ngành kế toán? Kế toán là một ngành, một nghề được hiểu đơn giản là chỉ công việc kiểm kê, ghi chép, liệt kê của cải, tài sản và tính toán kết quả lao động đạt được của một tổ chức, doanh nghiệp hay cơ quan nào đó. Kế toán là công việc thực hiện hiệu quả, chuyên sâu quá trình thu nhận và xử lý thông tin về giá trị tài sản. Họ là những người cung cấp cho người đứng đầu hoặc quản lý của mình toàn bộ thông tin về tài sản, cung cấp tình hình tài chính cũng như những hoạt động của doanh nghiệp thông qua những thống kê tài chính, các con số cụ thể. Đồng thời họ cũng là những người thực hiện các giấy tờ, văn bản liên quan nhưng kê khai thuế với cơ quan nhà nước, nhận định và tham mưu tình hình tài chính cũng như hoạt động của doanh nghiệp với nhà điều hành doanh nghiệp. Quá trình hoạt động công việc của một kế toán sẽ là ghi chép và phân tích các sự kiện hay giao dịch, báo cáo tài chính cho doanh nghiệp, thực hiện những yêu cầu liên quan đến tài chính từ nhà quản lý điều hành của mình. Trong quá trình làm việc của mình, kế toán sử dụng những phương pháp mang tính chuyên môn, những công thức hệ thống kế toán để ghi chép và tổng hợp những ghi chép đó một cách khoa học nhất thành các báo cáo kế toán định kỳ. Cơ hội việc làm của ngành nghề này tương đối rộng, bởi lẽ, hầu như mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức, mọi cơ quan đều cần và tuyển dụng kế toán. Chưa kể tới, nhiều doanh nghiệp lớn, họ cần số lượng kế toán không hề nhỏ. Kế toán đôi khi trở thành một phòng ban riêng, có người quản lý đối với những doanh nghiệp với số lượng kế toán nhiều. Có thể nói, độ phát triển, quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì số lượng kế toán là việc trong những doanh nghiệp này càng lớn. Nhiều khi, muốn biết độ phủ sóng, độ phát triển, độ “lớn” của một doanh nghiệp, bạn chỉ cần nhìn vào bộ phận kế toán của họ. 1.2. Phân loại nghề kế toán Nhìn từ đặc điểm công việc, kế toán thường chia thành hai bộ phận chính là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán tài chính là bộ phận chủ yếu tập trung đáp ứng các nhu cầu từ các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp ví dụ như ngân hàng cho vay, các cổ đông, các cơ quan quản lý nhà nước. Bộ phận thứ hai là kế toán quản trị, họ là những người thực hiện chức năng cũng như công việc chính đó là điều hành, ra quyết định, lãnh đạo bộ phận kế toán bên trong công ty. Họ thường là những nhà quản trị cấp cao, là hiệu trưởng, giám đốc, hay trưởng phòng, … Nhìn từ địa điểm làm việc, hay tính chất công việc kế toán chia thành hai lĩnh vực là kế toán doanh nghiệp và kế toán công. Kế toán công là cụm từ chỉ những người thực hiện công việc kế toán tại các cơ quan nhà nước, còn kế toán doanh nghiệp là kế toán làm việc trong các công ty tư nhân. Với mỗi loại hình công việc khác nhau, người kế toán sẽ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Nhưng nhìn chung, công việc này vẫn là  kiểm kê, theo dõi và phản ánh những biến động của tài sản. Kế toán có vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến sự tồn vong, cũng như sự phát triển của một cơ quan, một doanh nghiệp. 1.3. Kế toán viên thực hiện những công việc gì? Ở mỗi vị trí khác nhau, cấp bậc nghề nghiệp khác nhau, những kế toán viên sẽ đảm nhiệm những công việc, những nhiệm vụ không giống nhau. Nhưng nhìn chung những nhiệm vụ đó sẽ là: Thực hiện theo dõi và ghi chép các hoạt động của doanh nghiệp, kiểm kê số sách kế toán. Những ghi chép mà kế toán thực hiện không phải là những ghi chép theo dỡi bừa khứa mà ghi chép có hệ thống và tỉ mị những hoạt động kinh tế phát sinh và những sự kiện liên quan đến tiền, đến tài chính doanh nghiệp. Sau quá trình theo dõi, ghi chép đó, kế toán sẽ là những người kiểm kê, lập các chứng từ, sổ sách đối với những hoạt động tài chính. Sau đó, báo cáo những số liệu hay hoạt dộng tài chính này đến với lãnh đạo doanh nghiệp. Từ những con số cụ thể, những nhận định của mình thông qua quá trình làm việc, theo dõi, đúc kết, kế toán có tham mưu cho ban lãnh đạo về những điểm bất thường, những điểm cần sửa đổi để nhà điều hành có những giải pháp, có hướng phát triển doanh nghiệp, đầu tư hay cắt giảm chi phí, … Kế toán, họ cũng là những người làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước trong việc kê khai thuế, hay một số giấy tờ kinh doanh liên quan khác. Đồng thời cũng là những người làm việc với các đối tượng bên ngoài liên quan đến tài chính doanh nghiệp như ngân hàng, cổ đông hay nhân viên trong công ty. 1.4. Làm sao để trở thành một kế toán viên Với mức độ phổ cập giáo dục như hiện nay, trở thành kế toán viên không còn là điều quá khó khăn. Muốn làm việc trong ngành kế toán, nhất định bạn phải là người có trình độ và năng lực, bạn có thể được đào tạo từ các trường đại học kế toán, các trường đại học có chuyên ngành kế toán, hoặc cao đẳng, trung cấp có chuyên ngành này. Bên cạnh đó, bạn cũng phải chuẩn bị cho mình những kỹ năng mềm, những đức tính quan trọng như trung thực, tỉ mỉ, khách quan và cẩn thận. Trình độ chuyên môn giúp bạn biết mình phải thực hiện những công việc gì? Bằng cách nào? Trình độ chuyên môn cũng giúp bạn rút ra được nhận định đối với tài chính doanh nghiệp. Những các kỹ năng mềm, các đức tính lại là điều kiện, là tiền đề để bạn có thể gắn bó lâu dài với ngành nghề này hay không. Đôi khi đạo đức kế toán còn quan trọng hơn trình độ của họ. Bởi lẽ đối tượng mà kế toán thường xuyên tiếp xúc là tiền của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp chỉ cớ từ 1 đến 2 kế toán thì việc tài chính doanh nghiệp ra sao, có những lỗ hổng nào? Họ là người nắm và hiểu rõ nhất. Nếu không có đạo đức nghề nghiệp đặc biệt là sự trung thực những kế toán này rất dễ trở thành tội phạm biển thủ công quỹ, … Chưa kể tới họ cũng là người thực hiện việc đóng thuế, họ hiểu rõ được hàng rào thuế quan như thế nào? Nếu không có trách nhiệm hiện tượng trốn thuế rất dễ xảy ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. 2. Các trường đào tạo kế toán và điểm chuẩn ngành kế toán các trường Với mức độ đa dạng công việc cũng như cơ hội việc làm rộng mở như hiện nay, kế toán được đào tạo một cách rộng rãi với đầy đủ hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng, đại học liên quan đến công việc này. Timviec365.vn xin giới thiệu tới bạn một số trường đào tạo kế toán và điểm chuẩn ngành kế toán các trường đó như sau: 2.1. Các trường đào tạo kế toán hàng đầu Việt Nam Kế toán được đào tạo rất đa dạng với nhiều cấp bậc đào tạo khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học. 2.1.1. Đào tạo kế toán hệ đại học và điểm chuẩn Khi nhắc đến ngành kế toán ta không thể bỏ qua những trường đại học đào tạo chuyên ngành kế toán tiêu biểu sau. Những trường này là một trong những cái nôi đầu tàu đào tạo những kế toán viên tương lai tại nước ta. Học viện tài chính (AOF): Học viện tài chính được biết đến là một trong những cái nôi đào tạo khối ngành nhân sự hàng đầu nước ta hiện nay. Trực thuộc Bộ tài chính, đây là ngôi trường có khối ngành đào tạo kinh tế rất đa dạng và kế toán là một trong những ngành đi đầu trong lĩnh vực đào tạo nơi đây. Trước đây, để trở thành sinh viên học viện tài chính chỉ có con đường thi tuyển, nhưng hiện nay, hình thức này đã mở rộng và đa dạng hơn rất nhiều. Bên cạnh việc sử dụng kết quả của kì thi THPT Quốc Gia, Học viện Tài chính cũng tuyển sinh bằng hình thức xét hồ sơ học bạ một số ngành. Điểm chuẩn ngành kế toán của trường là 24 điểm, đối với hai khối A00 và A01. Đại học Thương mại (VCU): Nằm trong top đầu những trường đại học đào tạo ngành kế toán, sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không kể tới trường Đại học Thương mại. VCU luôn là trường nằm trong Top những trường có số lượng sinh viên đăng ký và nộp hồ sơ thi tuyển vào đứng đầu cả nước chứng tỏ rằng sức hút của trường là không hề đơn giản. Điểm chuẩn của trường luôn ở mức dao động khoảng 22 đến 24 điểm. Đại học Kinh tế Quốc dân ( NEU ): Luôn đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán, NEU được xem nhưng là một trong những cái nôi đi đầu trong việc đào tạo ra những cử nhân kế toán, kiểm toán viên tương lai. Kinh tế quốc dân được nhiều người chọn lựa và theo học kế toán nhất trong thời gian gần đây. Điểm chuẩn để đỗ khối kế toán của trường là khoảng 24 điểm. Đây là một trong các trường có ngành kế toán ở Hà Nội với số điểm tuyển sinh cao nhất hiện nay. Đại học kinh tế Đà Nẵng: Được biết đến là trung tâm đào tạo khoa học kinh tế và quản lý thuộc top đầu Việt Nam, cùng với đại học Duy tân – Đà Nẵng, đại học Kinh tế Đà Nẵng hàng năm đã cho ra đời hàng ngàn kế toán phục vụ cho nền kinh tế nước nhà. Để trở thành sinh viên khoa kế toán tại đây, bạn nhất định phải đạt khoảng 23 điểm đối với khối tự nhiên. Đại học kinh tế  Hồ Chí Minh: Nằm trong top 30 những trường đại học đáng theo học nhất Việt Nam, đồng thời là một trong 8 trường đào tạo khối ngành kinh tế tốt nhất nước ta, đại học kinh tế Hồ Chí Minh là sự lựa chọn lý tưởng cho bạn đặc biệt đối với những người sinh sống tại khu vực phía Nam. Ngoài ra, tại khu vực này, bạn cũng có thể chọn lựa và theo học các trường có ngành kế toán ở TP HCM với khối ngành kinh tế chuyên đào tạo kế toán khác như đại học kế toán TP. HCM, Đại học Kinh tế - Luật, … 2.1.2. Đào tạo kế toán hệ cao đẳng Trước đây, khi chưa có cải cách giáo dục, điểm sàn của các trường cao đẳng cũng tương tương đối khác nhau, mỗi trường có mức điểm sàn khác nhau, Đôi khi cao đẳng kế toán còn có điểm sàn cao hơn đại học. Tuy nhiên, trong những năm gần đây mức điểm này đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhiều trường cao đẳng đã thay đổi gần như hoàn toàn hình thức tuyển sinh, từ việc lấy điểm sàn đại học, nay đã chuyển đổi sang hình thức xét tuyển bằng hồ sơ học bạ. Tuy nhiên, yêu cầu xét tuyển cũng không hề thấp, thường là tốt nghiệp cấp 3, trình độ học lực đạt loại khá từ 2 năm trở lên, hành kiểm tốt. Một số cao đẳng kế toán TP HCM, cao đẳng kế toán Hà Nội và một số khu vực khác vẫn xét tuyển thông qua điểm thi THPT Quốc Gia. Mức điểm chuẩn này trung bình khoảng 15 điểm. 2.2. Điểm chuẩn ngành kế toán các trường Sau đây là danh sách điểm chuẩn ngành kế toán các trường cao đẳng đại học trên cả nước. Mức điểm chuẩn này dựa theo số liệu thống kê mới nhất từ điểm chuẩn đại học cao đẳng hiện nay. Tên trường Mã trường Mã ngành kế toán Tổ hợp môn Hình thức tuyển sinh Điểm chuẩn Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế DHK 7340301 A00, A01, C01, D01 Điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 15.50 Đại Học Kinh Tế -Tài Chính TPHCM KTC 7340301 A00, A01, C01, D01 Điểm chuẩn xét tuyển theo học bạ 18.00 Đại Học Văn Lang DVL 7340301 A00, A01, D01, D10 Điểm chuẩn xét tuyển theo học bạ 18.00 Đại Học Tôn Đức Thắng DTT 7340301   Điểm chuẩn xét tuyển theo học bạ 26.00 Đại học Công Nghệ TPHCM - HUTECH DKC 7340301 A00, C01, D01 Điểm chuẩn xét tuyển theo học bạ 18.00 Đại Học Đại Nam DDN 7340301 D01, A01, A10, C15 Điểm chuẩn xét tuyển theo học bạ 18.00 Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TPHCM DNT 7340301 D01, A01, D07, D11   Điểm chuẩn xét tuyển theo học bạ 22.00 Đại Học Dân Lập Duy Tân DDT 7340301 A00, C01, C02, D01 Điểm chuẩn xét tuyển theo học bạ, hệ Đại học chính quy Điểm chuẩn 18.00 Đại Học Nha Trang TSN 7340301 A00; A01; D01; D07 Điểm chuẩn xét tuyển theo học bạ 24.00 Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng HBU 7340301 A00, A01, D01 Điểm chuẩn xét tuyển theo học bạ Điểm chuẩn 18.00 Đại Học Hoa Sen DTH 7340301 A00, A01, D01/D03, D09 Điểm chuẩn xét tuyển theo học bạ Điểm chuẩn 18.00 Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định SKN 7340301 A00, A01, D01, D03 Điểm chuẩn xét tuyển theo học bạ, Hạnh kiểm lớp 12 từ Khá trở lên 18.00 Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội DMT 7340301 A00, A01, B00, D01   20.00 Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam HVN 7340301   Điểm chuẩn xét tuyển theo học bạ Điểm chuẩn 18.00 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân KHA 7340301 A00, A01, D01, D07 Điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 Điểm chuẩn 23.60 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh SKV 7340301 A00, A01, B00, D01 Điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 Điểm chuẩn 13.50   Đại Học Hải Phòng THP 7340301 A00, A01, C01, D01 Điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 Điểm chuẩn 14.00 Đại Học Ngân Hàng TPHCM NHS 7340301 A00, A01, D01, D90 Điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 Điểm chuẩn   19.50       Học Viện Ngân Hàng NHH 7340301 A00, A01, D01, D07 Điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 Điểm chuẩn 20.50 Đại Học Công Nghiệp Hà Nội   DCN 7340301 A00, A01, D01 Điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 Điểm chuẩn 18.20 Đại Học Công Nghiệp TPHCM HUI 7340301 A00, C01. D01, D90 Điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 Điểm chuẩn 17.75       Đại Học Kinh Tế TPHCM KSA 7340301 A00, A01, D01, D07 Điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018   20.40 Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng DDQ 7340301 A00, A01, D01, D90 Điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018   18.50 Đại Học Tài Chính Marketing DMS 7340301 A00, A01, D01, D96 Điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018   19.40     Đại Học Mở TPHCM MBS 7340301 A00, A01, D01, D07 Điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018   18.35 Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ về điểm chuẩn xét tuyển ngành kế toán  vào các trường đại học trên cả nước. Từ những thông tin này mong mong rằng bạn sẽ có những quyết định đúng đắn trong việc chọn lựa nghề nghiệp cho mình. Chúc bạn thành công!

Coi nguyên bài viết ở: Điểm chuẩn ngành kế toán các trường đại học cao đẳng hiện nay

#timviec365vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét