Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

Định hướng học công nghệ thực phẩm ra làm gì cho sinh viên

Định hướng học công nghệ thực phẩm ra làm gì cho sinh viên

1. Ngành công nghệ thực phẩm là gì? Ngày công nghệ thực phẩm không còn quá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên những khái niệm và thông tin về một ngành học kĩ thuật này còn khá ít đối với những bạn sinh viên trẻ hay những người làm việc ở chuyên ngành khác. Nôm na nó được hiểu là một ngành về nghiên cứu các thực phẩm áp dụng kĩ thuật công nghệ hiện đại. Hiện nay, ngành công nghệ thực phẩm hiện đang thu hút được rất nhiều sinh viên lựa chọn học tập và đính hướng nghề nghiệp. 1.1. Khái niệm về công nghệ thực phẩm là gì? Định nghĩa về công nghệ thực phẩm rất đơn giản, đây là một chuyên ngành thuộc khối kỹ thuật - công nghệ, đặc biệt nghiên cứu, chế biến thực phẩm. Những mảng như bảo quan chế biến thực phẩm, kiểm tra và đáng giá chất lượng thực phẩm, sáng chế và phát triển những sản phẩm mới, điều hành và điều phối dây chuyên sản xuất, … đều thuộc ngành công nghệ thực phẩm.  Hay nói cách khác, công nghệ thực phẩm chính là toàn bộ những công đoạn, công việc liên quan đến sản xuất đồ ăn thực uống từ dây chuyên sáng chế, đến bảo quản và cuối cùng là sản xuất. Khi theo học ngành học này, sinh viên sẽ được đào tạo bài bản từ những kiến thực học thuật cơ bản đến chuyên sâu về học sinh học. Kết hợp cùng với đó là những bài học thực hành về chế biến, tối ưu dinh dương thức ăn đồ uống.  1.2. Tại sao ngành công nghệ thực phẩm lại được yêu thích ? Không phải ngẫu nhiên mà một ngành học kỹ thuật nghe có vẻ cứng nhắc như này lại được yêu thích. Có một điều chắc chắn rằng dù bạn bạn ngành này ở bất kì trường đại học nào, số tiết học về thực hành sẽ luôn chiếm phần đa, áp đảo các tiết học lý thuyết. Bởi lẽ đây là ngành học cần phải nghiên cứu và bắt tay thử nghiệm, sáng chế cho nên những sinh viên đang theo học ngành học này sẽ vô cùng năng động và linh hoạt.  Lý do thứ hai khiến ngành học này được nhiều sinh viên lựa chọn đó là cơ hội ra trường có việc làm khá cao. Giải thích cho điều này đó là bắt nguồn từ tốc độ tăng trưởng dân số và điều kiện kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây. Khi dân số tăng lên song song với điều kiện kinh tế dân sinh phát triển thì ắt hẳn những yêu cầu về thực phẩm cũng trở nên khắt khe hơn. Không những chỉ cần ăn ngon mà còn phải đẹp, phải dinh dưỡng. Điều này đã kích cầu đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ của cho những yêu cầu cao về thực phẩm.  Điều quan trọng nhất khiến ngành công nghệ thực phẩm được nhiều bạn trẻ hướng đến đó chính là đa số đều nhận thức được mức lương hấp dẫn mà nghề này mang lại. Chỉ riêng đối với một sinh viên mới ra trường đó được đề nghị một mức lương từ 5.000.000đ đến 6.000.0000đ. Và nếu có một sự tích lũy kinh nghiệm lẫn học hỏi sáng tạo tốt trong khoảng thời gian ngắn lương cứng có thể đạt mức cao nhất lên đến 3.000USD mỗi tháng chưa kể doanh thu và thưởng.  Chính vì vậy, ngành công nghệ thực phẩm luôn đứng trong top đầu những lĩnh vực việc làm mơ ước của nhiều người.  2. Ngành công nghệ thưc phẩm học gì? 2.1. Các chuyên ngành chính Với một nhu cầu cao về đầu ra cũng như nguyện vọng lớn về đầu vào như vậy, đào tạo ngành công nghệ thực phẩm luôn được quan tâm và đầu tư. Các chuyên ngành và mảng học được chia ra riêng biệt nhằm định hướng đào tạo luôn những giáo trình chuyên sâu. Kháo sát chung ở các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, ngành công nghệ thực phẩm có những chuyên ngành chính sau.  Thứ nhất là về dinh dưỡng. Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học những lý thuyết cơ bản về các chất hóa học và các phản ứng giữa các chất, cùng với đó là nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể con người.   Thứ hai là Hóa sinh học và vi sinh học thực phẩm. Hai chuyên ngành này đặc biệt để nghiên cứu về sử dụng hóa học và vi sinh vật để chế biến thực phẩm, ngăn ngừa sự hư hỏng và đảm bảo an toàn thực phẩm.  Thứ ba là Công nghệ chế biến. Chuyên ngành này phổ biến hơn cả vì học thuật không quá nhiều, đa phần là tiếp thu những tiên tiến về công nghiệp chế biến thực phẩm hiện đại từ may móc và tự động hóa.  Thứ tư là Quản lý chất lượng. Bên cạnh những kiến thức nền tảng về hóa sinh học thực phẩm, thì chuyên ngành này kết hợp cùng những kĩ năng về quản lý và theo dõi chất lượng và dây chuyền chế biến.  Cuối cùng là An toàn thực phẩm và Phân tích thực phẩm. Bạn sẽ học tiếp thu những kiến thức về tách, phân tích các thành phần trong thức ăn, thức uống. Song song với đó những bài học về kĩ năng mềm đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm cũng sẽ được đào tạo ở chuyên ngành này.    2.2. Các trường đại học đang đào tạo ngành công nghệ thực phẩm  Hiện nay, số lượng các trường đại học mở chuyên ngành về công nghệ thực phẩm không thiếu. Đa số chuyên ngành này được phân bố ở hầu hết các trường đại học về nông, lâm ngư nghiệp và các trường đại học về công nghệ, kỹ thuật. Những cái tên đinh đám nhất và trở thành mơ ước của bao thế hệ sinh viên ngành thực phẩm như: Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Nông lâm - Đại học Huế, Đại học Nông lâm Bắc Giang.  Không chủ các trường đại học chuyên ngành về nông lâm sản, thực phẩm mà ngành học này còn được mở thành các khoa tại một số trường đại học bách khoa và kỹ thuật danh tiếng như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng  Tất cả các chuyên ngành về thực phẩm của các trường đại học này đều xét tuyển dựa trên điểm thi quốc gia khối A, B và số ít là D. Với tổ hợp môn khối A, thí sinh sẽ được lựa chọn thi 3 môn Toán - Lý - Hóa ( A0 ) hoặc Toán - Lý - Anh ( A2 ) hoặc Toán - Hóa - Anh ( A3 ). Với khối B, 3 môn thi sẽ là Toán - Hóa Sinh, đây là khối chủ đạo chiếm ưu thế của ngành công nghệ thực phẩm, cho nên điểm xét tuyển của khối B với ngành học này là cao nhất. Tiếp là một vài khoa nhỏ ở một số trường đại học xét duyệt thêm điểm khối D dành cho các sinh viên thi 3 môn Toán - Văn - Anh.   3. Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Sinh viên ngành công nghệ thực phẩm được trang bị tổ hợp kiến thức lẫn kinh nghiệm thực hành về hóa sinh học và thực phẩm. Chính vì công việc dành cho khối ngành này không thiếu. Tất cả các khâu từ nghiên cứu, chế biến, sản xuất, bảo quản, phát triển thương hiệu đều có đa dạng các vị trí cho người học về chuyên ngành này. Cùng với đó, lĩnh vực này cũng có sự phân bổ rõ ràng về khả năng cấp độ của nguồn nhân lực, sắp xếp vị trí phù hợp song song với mức lương tương xứng.  3.1. Các việc làm công nghệ thực phẩm Có thể phân loại ngành công nghệ thực phẩm ra 3 mảng lớn là : dược, thức ăn, đồ uống.  Đối với ngành dược, một số vị trí như: chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm, trình dược viên, nhân viên phòng thí nghiệm, chuyên viên nghiên cứu thành phần thuốc, … Trong đó bao gồm cả các thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm và một số sản phẩm về thuốc chữa bệnh.  Đối với ngành chế biến thức ăn, các vị trị dành cho bạn như công nhân chế biến và sản xuất, chuyên gia dinh dưỡng, Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu, nhân viên bếp, Kỹ sư công nghệ thực phẩm, chuyên gia đánh giá thực phẩm, … Trong ngành chế biến thức ăn, còn chia ra các cấp bập khác nhau là : nhân lực phổ thông và nhân lực có bằng cấp. Cho nên đây cũng là một trong những ngành nghề đang giải quyết được nhu cầu việc làm trên cả nước.  Và nổi bật hơn cả chính là ngành chế biến thực phẩm đồ uống. Những hình ảnh trên phim ảnh đã làm thu hút giới trẻ như bartender, barista chính là một trong những vị trí công việc mà sinh viên ngành chế biến thực phẩm có thể đảm nhận. Không chỉ pha chế đồ uống và nhân viên nghiên cứu về rượu và sữa cũng hứa hẹn mang lại những công việc có mức lương cao và môi trường làm việc vô cùng hấp dẫn.     3.2. Cơ hội tuyển kỹ sư công nghệ thực phẩm 3.2.1. Tố chất cần có của kỹ sư công nghệ thực phẩm  Nổi bật trong những nghề nghiệp dành cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm đó chính là kỹ sư công nghệ thực phẩm. Đây thực sự là một ví trí cao đối với người làm trong nghề mơ ước.  Một kỹ sư công nghệ thực phẩm đòi hỏi nhiều yếu tố kết hợp cùng kinh nghiệm làm việc lâu năm. Yếu tổ tiên quyết để trở thành một kỹ sư ngành công nghiệp đó là vốn kiến thức sâu rộng và hóa sinh. Một ngành kỹ thuật bao giờ cũng cần một kiến thức nền vững chãi từ đó mới có thể sáng tạo, sáng chế hữu ích.  Yếu tố quan trọng tiếp theo đó là bạn phải có một đam mê mãnh liệt về công nghệ và nghiên cứu. Một kỹ sư về công nghệ thực phẩm, công việc chủ yếu chính là nghiên cứu nên nếu không có một sư tỉ mì, mày mỏ và đặc biệt là đam mê yêu thích dành cho công nghệ sẽ không thể đồng hành lâu dài cùng việc làm này.  Và yếu tố cuối cùng đó chính là sự nhạy bé về nhu cầu thực phẩm của khách hàng theo thời gian. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kì thì nhu cầu của con người về thực phẩm sẽ khác nhau. Như đã nói ở đầu, nếu như trong những năm kháng chiến, cái người ta cần chỉ là đủ ăn, thì giải phóng xong lại cần ăn ngon, và khi đất nước càng ngày càng phát triển thì người ta lại đặc biệt quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và thẩm mỹ. Cho nên nếu một người không có sự tinh tường và linh hoạt trong năm bắt tâm lý, nhu cầu thời đại, chắc chắn sẽ khó có thể trở thành một kỹ sư công nghệ thực phẩm giỏi.  3.2.2. Nhu cầu về kỹ sư công nghệ thực phẩm ngày nay Việt Nam đang là một nước dẫn đầu về sản xuất và suất khẩu nông sản, bên cạnh đó còn đang có sự phát triển mãnh mẽ về ngành đồ uống. Để có thể cạnh tranh được với thương hiệu thế giới, Việt Nam đang rất cần những kỹ sư về công nghệ thực phẩm giỏi. Cho nên đối với vị trí này, nhu cầu tìm kiếm nhân lực là rất lớn. Một cái nhìn khách quan mà nói, nước ta đang thực sự thiếu những lao động có trình độ cao về nghiên cứu thực phẩm, điều chúng ta có chỉ là một sự trù phú được thiên nhiên ban tăng với các sản phẩm nông lâm. Thế nhưng để có thể ra đời những sản phẩm đồ ăn, thức ăn gây tiếng vang với thế giới ắt vẫn còn là con đường khó khăn. Đó là lí do tất cả các doanh nghiệp luôn hoan ngênh chào đón thậm chí và săn đón những nhân tài có khả năng về ngành công nghệ thực phẩm. Để có thể thành công trong nghề, những kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm sẽ phải học tập không ngừng. Bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng, thị trường Việt Nam đnag là một mảnh đất màu mở để những người học công nghệ thực phẩm thể hiện khả năng của bản thân, hướng đến vị trí cao nhất là một kỹ sư công nghệ thực phẩm.   

Xem bài nguyên mẫu tại: Định hướng học công nghệ thực phẩm ra làm gì cho sinh viên

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét