Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Logistics là gì? Cơ hội việc làm cho ngành Logistics

Logistics là gì? Cơ hội việc làm cho ngành Logistics

1. Logistics là gì? Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chính xác nào dành cho Logistics. Tuy nhiên thì Logistics được hiểu là là một dịch vụ cung cấp hay vận chuyển hàng hóa sao cho tối ưu nhất trong suốt quá trình từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Đối với các công  ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics mang nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch cụ thể và  kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa hay bất kỳ một thông tin về nguyên vật liệu nào bắt đầu từu điểm xuất phát đến điểu tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng đặt ra. Để có thể hoạt động được diễn ra thuận lợi, có thể cạnh tranh hiệu quả trong các lĩnh vực Logistics thì các công ty, doanh nghiệp phải luôn đề cao việc cải tiến và quan tâm đến các yếu tố liên quan đến chất lượng, số lượng, giá cả và thời gian của dịch vụ. Ngoài việc thực hiện nghiệp vụ giao – nhận, ngành Logistics còn diễn ra các hoạt động khác bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hóa, lưu trữ, kho bãi,...Việc hoạt động Logistics được diễn ra một cách thuận lợi thì các công ty, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí về vấn đề vận chuyển. Từ đó giúp cho giá thành sản phẩm cũng được giảm xuống, kéo theo lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp cũng được tăng lên. Ngành Logistics là gì? Ngành Logistics là ngành sẽ sẽ được đào tạo theo hướng chuyên môn hóa và chuyên sâu về trong lĩnh vuejc quản lý chuỗi cung ứng. Tại đây , học viên được nghiên cứu sâu về cách vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ của hàng hóa thông qua các phương thức vận tải khác nhau như đường sắt, đường biển, đường hàng không. Bên cạnh đó thì khi học ngành đến nơi tiêu thụ của hàng hóa , học viên còn được trang bị nhũng kiến thức về xây dựng – quản lý hệ thống, marketing quốc tế, quản trị chiến lược đối với các chuỗi bố trí trong kho bãi và trong các điểm kết nối kho bãi, thông qua các phương thức vận tải nhằm mục đích tối ưu, giúp cho việc cung ứng hành hóa được tiết kiệm về chi phí và thời gian. Sau khi học xon học viên có thể nắm được các kiến thức chuyên sâu về Logistics, các kiến thức liên quan đến việc quản trị nhân sự, quản trị Logistics, quản trị các cửa hàng cung ứng,  phân tích luật vận tải, nghiệp vụ tài chính, kế toasnm,... được áp dụng trong các hoạt động dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức ( nghĩa là kết hợp các phương thức vận tải với nhau như đường sắt, đường biể, đường hàng không) của các doanh nghiệp. Ngoài ra thì các hoạc viên cũng sẽ được rèn luyện những kỹ năng chuyên môn để phục vụ cho công việc sau này như khả năng phân tích luồng hàng, qui hoạch trung tâm phân phối, xác định nhu cầu của khách hàng, có khả năng quản trị qui trình phân phối từ trung tâm đến khách hàng. Có thể xây dựng kế hoạch, tổ chức các khâu như đóng gói, kho bãi, xếp dỡ, giao nhận, vận tải và công tác cung ứng cho khách hàng. Nắm chắc kỹ năng lập và phân tích việc báo cáo tài chính, thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kỹ năng quan sát và phân tích được hiệu của hoạt động logistics và vận tải đa phương thức, đưa ra những kiến nghị và những đóng góp cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh, quản trị chuỗi cung ứng,  thiết kế mạng lưới Logistics. 2. Ngành xuất nhập khẩu học trường nào? Nắm bắt được nhu cầu học tập của các bạn trẻ nên đã có nhiều trường mở dạy đào tạo chuyên ngành Logistics. Dưới đây là một số trường đào tạo về ngành Logistics hàng đầu tại nước ta: Trường đại học Giao thông vận tải TP.Hồ Chí Minh Đây là một trường được mọi người đánh giá là trường tốt nhất trong việc đào tạo chuyên ngành Logistics và trường đại học Giao thông vận tải TP.Hồ Chí Minh cũng chính là trường đa ngành lớn nhất khu vực phía Nam trong lĩnh vực Giao thông Vận tải. Những ngành và chuyên ngành liên quan đến Logistics mà trường đào tạo bao gồm: - Ngành Kinh tế vận tải. - Ngành kỹ thuật xây dựng trong công trình giao thông vận tải. - Ngành khoa học hàng hải - Ngành khai thác hàng hải. Trường đại học Giao thông vận tải Hà Nội Trường đại học Giao thông vận tải Hà Nội được xem là một trong các trường có đào tạo ngành xuất nhập khẩu và Logistics hàng đàu tại Việt Nam. Đối với khu vực phía Bắc thì trường đại học Giao thông vận tải Hà Nội được đánh giá là trường có quy mô và chất lượng đào tạo ngành Logistics lớn nhất . Chính vị vậy mà trường luôn nhận được sự quan tâm và theo học tại đây. Những ngành Logistics trường đào tạo là: - Ngành xây dựng công trình giao thông. - Ngành Quản trị trong kinh doanh. - Ngành kinh tế vận tải. - Ngành vận tải. Trường đại học Hàng hải Việt Nam Trường đại học Hàng hải Việt Nam là trường thuộc trọng điểm quốc gia với các ngành đào tạo đa dạng, các cấp bậc phong phú từ cấp bậc đại học cho đến cấp bậc tiến sĩ. Hằng năm trường cung cấp một số lượng lớn nguồn nhân lực về các ngành kinh tế – xã hội cho cả nước. Sau đây là một số ngành mà trường đại học Hàng hải Việt Nam đào tạo: - Ngành Kinh tế vận tải. - Ngành Kỹ thuật tàu thủy. - Ngành Kỹ thuật công trình biển. - Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa. - Ngành Khoa học Hàng hải. Trường đạo học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh Trường đạo học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh là trường đại học có đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật đầu tiên tại miền Nam nước ta. Là một trường có vị trí trọng điểm quốc gia của nước Việt Nam thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Trường đào tạo các ngành và chuyên ngành Logistics sau: - Ngành Quàn lý Công nghiệp - Ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp trong Logistics. Khoa kinh tế – trường đại học Bách khoa Đà Nẵng Những ngành Logistics có tại khoa kinh tế là: - Ngành Quản trị kinh doanh. - Ngành Kinh doanh thương mại. - Nành kinh doanh quốc tế. Trường đại học Quốc tế RMIT Việt Nam Nếu bạn đang có nhu cầu học tập tại một trường quốc tế tại Việt Nam thì có thể tham khảo trường đại học Quốc tế RMIT Việt Nam. Đây là trường thuộc Melbourne của Úc được đặt tại Việt Nam. Trường có nhiều chương trình giảng dạy liên quan đến lĩnh vực quản trị kỹ thuật. Những ngành đào tạo tại trường bao gồm: - Cử nhân Kinh doanh của khoa Kinh doanh Quốc tế. - Cử nhân Kinh doanh trong khoa Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics. 3. Học xuất nhập khẩu ra làm gì? Có thể thấy hiện nay các công ty xuất nhập khẩu – Logistics tại Việt Nam ta đang ngày càng nhiều, vậy nên nhu cầu tuyển dụng các vị trí công việc liên quan đến lĩnh vực Logistics cũng từ đấy mà tăng lên. Tuy nhiên thì vẫn nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ học xuất nhập khẩu ra làm gì? Đặc biệt là đối với những bạn đang có ý định theo học ngành Logistics và những bạn chuẩn bị tốt nghiệp. Sau đấy là một số vị trí dành cho những bạn có trình độ chuyên môn Logistics : 3.1. Nhân viên vận hành kho Công việc cụ thể: - Đảm nhận nhiệm vụ nhận đơn hàng  từ khách hàng, sau đó lên kế hoạch vận chuyển hàng cho khách. - Giám sát quá trình vận chuyển chuyển hàng hóa từ khâu boowsc vác, sắp xếp cho đến giao nhận hàng. - Hướng dẫn và điều hành các công tác kiểm tra số lượng cũng như chất lượng hàng hóa từ khâu xuất kho cho đến khi khách hàng nhận được hàng. - Lưu trữ và quản lý mọi hóa đơn, giấy tờ có liên qaun đến hoạt động vận hành kho. - Trong quá trình giao hàng, nếu có bất kỳ vấn đề hay sự sự cố gì phát sinh thì cần phải phối hợp với phía bên vận tải, khách hàng và  các đối tác để giải quyết. Những yếu tố nhân viên vận hành kho cần có: - Có trình độ chuyên môn liên quan đến ngành vận tải và các nghiệp vụ ngoại thương. - Có kỹ năng  phân tích, tổng hợp vấn đề. - Có khả năng xây dựng kế hoạch công việc tốt - Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng,  đặc biệt là các phần mềm trên máy tính. - Là một nhân viên vận hành kho phải có tính cẩn thận, tác phong làm việc khoa học. - Trong công việc luôn có tinh thần trách nhiệm cao. 3.2. Nhân viên kinh doanh               Công việc cụ thể: Nhân viên là người đảm nhận nhiệm vụ cung cấp các thông tin các dịch vụ của công ty, nhằm mục đích thuyết phục khách hàng. - Là người xây dựng và duy trì lượng khách hàng bằng nhiều cách thức khác nhau như liên lạc thường xuyên, cập nhập chính sách và đưa ra các ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết. - Đưa ra kế hoạch quảng bá dịch vụ, chăm sóc khách hàng nhằm mục đích mở rộng nguồn khách hàng.  - Phụ trách công việc hỗ trợ và giám sát các vấn đề phát sinh để đảm bảo chất lượng dịch vụ tới tay k’hách hàng một cách tốt nhất. Những yếu tố cần có của nhân viên kinh doanh: - Có kiến thức cơ bản về lĩnh vực bán hàng trong hàng hải,... - Có kỹ năng xử lý tình huống, giao tiếp tốt. - Có sự kiên nhẫn và tinh tế trong công việc. 3.3. Nhân viên chứng từ Công việc cụ thể - Đảm nhận công việc soạn thảo và xử lý các từ trong xuất nhập khẩu như hợp đồng, giấy báo hàng đến, vận đơn, hóa đơn,... - Chuẩn bị và thu thu thập các chứng từ hải quan, các công văn, giấy tờ cho các bên liên quan, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ,... Những yếu tố cần có của nhân viên chứng từ - Có kỹ năng ngoại ngữ tốt, thành tạo các phần mềm trong tin học văn phòng. - Có khả năng giao tiếp tốt, linh hoạt trong xử lý các tình huống. - Có tính cẩn thận, tỉ mỉ. - Là người có trách nhiệm với công việc. 3.4. Nhân viên cảng Công việc  cụ thể của nhân viên cảng: - Kiểm tra an toàn lao động trong việc chuẩn bị các công cụ để xếp dỡ trước khi làm hàng. Thường xuyên kiểm tra và bảo trì các trang thiết bị , băng tải trong quá trình vận hành. - Sắp xếp và bố trì hợp lý các hoạt động tàu ra vảo ở cảng. - Lên kế hoạch và thực hiện việc điều động các phương tiện và nhân lực bốc xếp. - Đảm nhận trách nhiệm lập biên bản, báo cáo khi có sự cố xảy ra. Yếu tố cần có của nhân viên cảng - Có kiến thức chuyên môn hoặc có liên quan trong lĩnh vực thủ tục hải quản, giao nhận hàng háo, kiến thức thực hiện các quy trình vận hành máy móc và thiết bị bốc dỡ,... - Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng và có khả năng giao tiếp tốt. - Là người có trách nhiệm với công việc. - Có tính cẩn thận, tỉ mỉ. - Linh hoạt, sáng tạo trong việc triển khai công việc một cách hiệu quả. 4. Kho vận là gì? Xu hướng dịch vụ bãi Logistics hiện nay Kho vận là một dịch vụ vận chuyển hàng hóa được diễn trong suốt quá trình từ nơi gửi hàng đến nơi khách hàng nhận hàng bằng các phương tiện khác nhau. Xu hường phát triển dịch vụ kho bãi hiện nay Với nhu cầu sử dụng hàng hóa của con người hiện nay đã kéo theo sự phát triển của dịch vụ Logistics. Theo như thống kê của ngành vận tải thì dịch vụ Logistics đang tăng trưởng khá nhanh và có sự cạnh tranh khốc liệt. Ngoài ra thì các hệ thống phương tiện di chuyển, các chính sách của nhà nước hay giá xăng cũng gop một phần không nhỏ đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics hiện nay. Hiện nay, với việc thay đổi cơ cấu cũng như các thông tin ban ngành liên quan đến các dịch vận tải hàng hóa nội địa. Đây được xem là một trong các dịch vụ vận tải hàng không và đường biển đáng được quan tâm và chú trọng. Hy vọng rằng bài viết trên đã có thể giúp ích cho bạn trong việc trả lời cho câu hỏi Logistics là gì? từ đây mọi người có thêm sự hiểu biết về các vị trí việc làm trong ngành Logistics  hiện nay để từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn của mình trong việc chọn ngành, chọn trường.

Đọc nguyên bài viết tại: Logistics là gì? Cơ hội việc làm cho ngành Logistics

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét