Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Ngành kỹ thuật và những điều cần biết về ngành này

Ngành kỹ thuật và những điều cần biết về ngành này

1. Tổng quan về ngành kỹ thuật 1.1. Ngành kỹ thuật - Ngành kỹ thuật là ngành có khả năng ứng dụng cao vào các lĩnh vực kỹ thuật , xây dựng, máy móc , thiết bị vật liệu, vật tư xây dựng, duy trì các cấu trúc... nó là ngành vô cùng rộng, nó bao gồm một loạt các lĩnh vực kỹ thuật đặc thù hơn, mỗi lĩnh vực nhấn mạnh đến những lĩnh vực công nghệ và những kiểu ứng dụng riêng cho từng lĩnh  vực. Các ngành kỹ thuật bao gồm nhóm ngành đặc trưng có rất nhiều các chuyên ngành như: kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điện, điện tử, kĩ thuật công trình xây dựng, kiến trúc, điện tử viễn thông, xây dựng cầu đường, kĩ thuật hàng không, dầu mỏ, tự động hóa, kĩ thuật tàu thủy, kĩ thuật hạt nhân, kĩ thuật môi trường,... 1.2. Ngành khóa học kỹ thuật - Khoa học kỹ thuật có thể hiểu là các ngành khoa học liên quan tới việc phát triển kỹ thuật và thiết kế các sản phẩm trong đó có ứng dụng các kiến thức khoa học tự nhiên các kiến thức kỹ thuật khoa học . Các ngành khoa học kỹ thuật cổ điển bao gồm khoa học kỹ thuật xây dựng (bao gồm cả khoa học trắc địa), khoa học chế tạo máy và khoa học điện tử. Các ngành khoa học kỹ thuật mới bao gồm kỹ thuật an toàn, kỹ thuật công trình nhà, hóa kỹ thuật và vi kỹ thuật. 1.3. Ngành kỹ thuật công nghệ - kỹ thuật công nghệ là ngành sử dụng các kỹ thuật và công nghệ sản xuất để làm cho quá trình sản xuất nhanh hơn, đơn giản hơn và hiệu quả hơn Nó triển khai thực hiện theo lý thuyết tối ưu hóa, nhân sự, hành vi tổ chức, quy trình công nghiệp, hoạch định, ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin.Lập kế hoạch và thiết kế quy trình sản xuất là phần chính trong công việc của kỹ sư kỹ thuật công nghiệp.Kỹ thuật công nghiệp thường đảm nhiệm các vị trí quản lý, vận hành cho các hệ thống hoạt động phức tạp Từ những định nghĩa phân biết ở trên các bạn đã phần nào đã có cái nhìn tổng quan về ngành kỹ thuật và có thể nói học ngành này xong các bạn sẽ không lo thất nghiệp vì nhu cầu tuyển dụng công nhân lao động tay nghề cứng cho ngành này luôn luôn cao. 2. Ngành kỹ thuật học xong không lo thất nghiệp Cơ hội việc làm cho ngành kỹ thuật là luôn rộng mở vậy theo học ngành nào của ngành kỹ thuật là một câu hỏi của rất nhiều bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường và những phụ huynh đang định hướng nghề nghiệp cho con, dưới đây là một vài gợi ý cho các bạn để có thể đưa ra những quyết định nghề nghiệp cho bản thân. Theo các bạn đã biết, thống kê về lượng hồ sơ đăng ký thi tuyển vào các trường kỹ thuật thì lượng hồ sơ này tăng hàng năm, ngành kỹ thuật là một trong những ngành trọng điểm của nước ta, đa phần sẽ là lựa chọn hàng đầu của các bạn nam sinh vậy khối ngành kỹ thuật vì khối ngành này có khá rộng và cơ hội việc làm thì luôn rộng mở, học ngành ngày các bạn có thể làm ra làm kiến trúc, kĩ thuật công trình xây dựng, dầu mỏ, tự động hóa, kĩ thuật tàu thủy, kĩ thuật hạt nhân... và nhiều công việc khác. Thứ hai ngành kỹ thuật nếu bạn được đào tạo chuyên môn và có kiến thức tay nghề cao bạn có thể tự mình mở công ty, doanh nghiệp cho riêng mình, vì những người theo học ngành kỹ thuật là những người có tố chất, trí thông minh nên chắc chăn dù là công việc gì học cũng hoàn thành tốt. Vậy theo học ở đâu để sau khi ra trường có thể làm được việc và hoàn thành tốt công việc của mình cũng là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh, dưới đây là danh sách một số trường tốt đầu trong việc đào tạo những người kỹ thuật tương lai cho đất nước có tay nghề cao. 3. Học kỹ thuật ở đâu Dưới đây là gợi ý mười trường đại học tốp đầu về đào tạo các ngành kỹ thuật các bạn cùng tham khảo. Đầu tiên là trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Ngôi trường đại học có thể nói đứng đầu về cả nước về đào tạo các ngành kỹ thuật, sinh viên theo học trường này phải thực sự giỏi vì môi trường đào tạo của trường thực sự nghiêm túc đúng thực lực sinh viên, nếu bạn không chăm chỉ, sáng tạo trong học tập thì việc thi vào trường được nhưng ra trường không có bằng là chuyện bình thường. Mức điểm sản đầu vào của trường cũng khá cao, tùy từng khoa sẽ có sự chênh lệch về điểm nhưng nhìn chung khá cao. Các bạn có thể xem chi tiết từng ngành và từng khoa trong trường. Trường đại học công nghiệp cũng là một trong những trường đào tạo về kỹ thuật tốt của nước ta. Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông vận tải, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an Nhân dân, Học viện Kỹ thuật Mật mã... Trên là những trường top đầu của nước ta lại 4. Ngành kỹ thuật có mức lương khủng Các kỹ năng cần được đào tạo và rèn luyện để đáp ứng làm việc cho ngành kỹ thuật công nghiệp - Để đảm bảo tối ưu hóa được quy trình sản xuất, ngành kỹ thuật công nghiệp đòi hỏi phải có một lượng kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực cơ khí và chế tạo máy. - Kỹ năng tư duy hệ thống trong chuyên môn ngành thông qua việc thực hiện xây dựng kế hoạch quản trị và kiểm soát chất lượng. - Khối lượng kiến thức chuyên môn khá nặng là một thách thức với những người theo học ngành này. Vì sao khối ngành Kỹ thuật luôn có mức lương cao? Theo trang web adzuna.com.au (một trong những trang web lớn và uy tín về việc làm tại Úc) thì Kỹ thuật luôn nằm trong top 5 ngành có thu nhập cao nhất. Ngoài ra, theo thống kê mới nhất, ngành Kỹ thuật có mức thu nhập trung bình 1 năm là 129,786 đô la Úc (hơn 2 tỉ Việt Nam đồng). công việc lương cao Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn phát triển, công nghiệp hóa nên ngày càng cần nhiều đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư... Ở một khía cạnh khác thì các kỹ sư sau một thời gian làm việc thường có thể tích lũy kinh nghiệm hoặc học thêm về quản lý kinh tế để đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp. Về thu nhập, tùy thuộc vào năng lực cá nhân (vị trí công tác) có khác biệt khá lớn về mức khởi điểm của người kỹ sư trong doanh nghiệp nhỏ (cơ quan nhà nước) và trong các tập đoàn đa quốc gia. Nhận xét chung thì các kỹ năng mềm (kỹ năng sống và làm việc), đặc biệt là tiếng Anh, có tầm quyết định quan trọng tới thu nhập của sinh viên tốt nghiệp (bên cạnh khả năng chuyên môn).Ngoài ra các bạn đừng nghĩ một chiều về khả năng "đi làm công" mà hãy nghĩ xa hơn tới việc tạo ra công việc cho người khác - Lập doanh nghiệp của mình! Lúc đó thu nhập sẽ do các bạn tự quyết, chủ động. Thí sinh có nhu cầu đăng ký tư vấn chọn ngành, tư vấn chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân có thể để lại thông tin tại đây! AUM Việt Nam sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn được trường đại học phù hợp với sở thích và điểm số của mình. Cơ hội nghề nghiệp của ngành kỹ thuật công nghiệp Kỹ sư kỹ thuật công nghiệp có sự thích ứng đa dạng vào các vị trí công việc tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Và còn có thể phát huy với chuyên môn ngành khi được bố trí đảm nhiệm các vị trí quản lý sản xuất, lập kế hoạch sản xuất... Vì vậy,cơ hội việc làm ngành kỹ thuật công nghiệp khá lớn. Cơ hội việc làm và thách thức đối với khối ngành Kỹ thuật Hiện nay khối ngành Kỹ thuật những ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực và dần khẳng định vị thế số 1 của mình trong đời sống kinh tế xã hội. Đối với các Doanh nghiệp cơ khí Việt hiện nay mới đáp ứng 1/3 nhu cầu trong nước. Thông tin này được đưa ra tại hội thảo: “Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và cơ khí chế tạo (CKCT)" do Đoàn Giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 10/8/2016 tại T.HCM. Dù được xem là có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo, song hiện nay số doanh nghiệp (DN) hỗ trợ chỉ chiếm 0,03% trong tổng số DN đang hoạt động trên cả nước và năng lực ngành cơ khí mới chỉ đáp ứng được 32,12% nhu cầu trong nước. Trong thời gian tới, nhà nước đang đẩy mạnh hỗ trợ tăng trưởng phát triển ngành Cơ khí, để đạt mục tiêu đáp ứng được 90% nhu cầu trong nước. Hiện nay cả nước có khoảng 1.383 DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT),  ngành cơ khí chế tạo (CKCT) có khoảng 3.100 DN, với 53.000 cơ sở sản xuất, nhưng năng lực trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, theo định hướng của nhà nước thì trong 5-10 năm tới số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phải tăng lên số lượng gần 8000 DN . Đi đôi với việc phát triển quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Cơ khí chế tạo và Công nghiệp, cần đáp ứng đủ cả về chất lượng và số lượng của nguồn nhân lực ngành Kỹ thuật để thích nghi với việc tăng trưởng. Dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam, đặc biệt là vào ngành cơ khí, được dự đoán sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Đây là nhận định của các Hiệp hội, doanh nghiệp nước ngoài tại cuộc gặp gỡ báo chí bên lề Triển lãm MTA 2016 (Triển lãm chuyên ngành cơ khí chính xác, máy công cụ và gia công kim loại), tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh, ngày 5/7/2016. Đây vừa là cơ hội phát triển cho ngành Kỹ thuật, nhưng cũng là thách thức lớn đối với nguồn nhân lực ngành này. Yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài đối với nhân lực ngành Kỹ thuật chắc chắn sẽ khắt khe hơn. Nếu đội ngũ nhân lực ngành Kỹ thuật trong nước không đáp ứng đủ chất lượng, khả năng dịch chuyển lao động chất lượng cao từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam là rất lớn. Tóm lại ngành Kỹ thuật sẽ là ngành HOT, cơ hội việc làm rộng mở nhưng cũng có những thách thức nhất định. Với những bạn đang quan tâm khối ngành Kỹ thuật cần phải có đam mê và nhiệt huyết thực sự với công việc này, khi đó cơ hội phát triển sẽ rất lớn.

Coi nguyên bài viết ở: Ngành kỹ thuật và những điều cần biết về ngành này

#timviec365vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét