Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

Ngành tâm lý học ra trường làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Ngành tâm lý học ra trường làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?

1. Ngành tâm lý học và các thông tin liên quan 1.1. Ngành tâm lý học là gì? Trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu định nghĩa tâm lý học là gì, là thể hiện những hiện tượng của đời sống tinh thần của con người, những thế giới bên trong của con người và tâm lý con người gắn liền, điều hành những hành vi cũng như hành động của con người. Các bạn cũng có thể hiểu đơn giản ngành tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu tinh thần, hành vi, tư tưởng con người. Cụ thể hơn là nghiên cứu việc xử lý thông tin cũng như biểu hiện hành vi của con người ( cảm xúc, ý chí, suy nghĩ, hành động); làm rõ những bản chất thật sự bên trong của con người bằng cách đi sâu vào từng ngõ ngách đời sống xoay quanh chủ thể con người từ văn hóa, y học,triết học, giáo dục, y học đến kinh tế - chính trị… Ngành tâm lý học ra đời với tư cách giống một hình thức khoa học độc lập, được hình thành dựa trên kết quả của sự nghiên cứu tâm lý học, nghiên cứu tâm lý con người cùng với những tư tưởng triết học, từ đó những quan điểm của tâm lý học phát triển với nhiều lĩnh vực khác nhau so với thời kỳ lịch sử. Đặc biệt là tâm lý học quản trị kinh doanh và tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh hiện nay cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. 1.2. Top chuyên ngành của tâm lý học có tiềm năng phát triển ngành nghề Bên cạnh đó ngành tâm lý học cũng được chú trọng bởi nó mang sự ảnh hưởng của trạng thái tâm lý, hoạt động thể chất cùng với các yếu tố bên ngoài sẽ thể hiện bằng những hành vi và tinh thần của con người. Để hiểu rõ hơn về ngành tâm lý học ra trường làm gì thì các bạn cũng cần biết khi theo học ngành này thì các bạn sẽ được lĩnh hội những kiến thức từ cơ bản cho đến chuyên sâu, cụ thể như: Tâm lý học nhân cách, tâm lý học hoạt động tâm lý học hành vi, tâm lý học giao tiếp, tâm lý học xã hội, tâm lý học gia đình, tâm lý học giáo dục, tâm lý học đường, tâm lý học ứng dụng, tâm lý học lao động, liệu pháp nhận thức hành vi, tham vấn học đường, giải phẫu và sinh lý hệ thần kinh, tâm lý trị liệu, tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, tâm lý học quản lý, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý,… cùng với một số những chuyên đề về tệ nạn xã hội, chuyên đề về xử lý tình huống trong đời sống… Trước khi các bạn đưa ra quyết định học tâm lý học hay không thì có thể nói đây chính là nội dung các bạn cần phải biết, timviec365.vn sẽ liệt kê các chuyên ngành tâm lý học thú vị và hấp dẫn để các bạn tham khảo 1.2.1. Tâm lý học tội phạm  Các bạn đã từng bị cuốn hút vào một quyển sách hay một bộ phim điện ảnh nói về những vụ án bí ẩn, mà không hề có những dấu vết gì bị hung thủ để lại hiện trường ngoài những điểm chung chung nhỏ nhỏ mà không phải ai cũng có thể phát hiện gì chưa? Những nhà tâm lý chuyên nghiệp, tài ba sẽ dựa vào những căn cứ về đối tượng, địa điểm, hành vi phạm tội để từ đó khắc họa nên nhân vật tội phạm đầy đủ về cả giới tính, tính cách, độ tuổi, ngoại hình, tính cách và hoàn cảnh gia đình, thậm chí cả nghề nghiệp và nơi ở của hắn. Có thể nói đây là một ngành các bạn có thể giúp ích được rất nhiều trong việc hỗ trợ cảnh sát tìm ra được tội phạm, đảm bảo được an ninh cho xã hội. Khi các bạn theo học ngành này sẽ được tiếp cận với nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau tại các trường đại học, cũng có nhiều cơ sở, trung tâm đào tạo nâng cao nghiệp vụ ngành nghề thì các bạn có thể học tâm lý học online hoặc tự học hỏi nghiên cứu thông qua sách tâm lý học hành vi. 1.2.2. Tâm lý học thể thao Có thể các bạn cũng chưa từng nghe đến chuyên ngành này nếu chỉ đang dừng ở cấp độ “quan tâm” ngành tâm lý học ra trường làm gì. Thực tế thì ngành này đang có nhiều tiềm năng phát triển với đời sống thể thao hiện nay của nước ta. Và đằng sau mỗi chiến thắng kỳ tích của bất kỳ một vận động viên chuyên nghiệp nào thì cũng có bóng dáng của những  chuyên gia ngành tư vấn tâm lý học thể thao, giúp các vận động viên có tinh thần thoải mái để chiến thắng được bản thân, giành được chiến tích vẻ vang. 1.2.3. Tâm lý học lâm sàng Thực tế thì đây là ngành khá phổ biến đối với sinh viên theo học khoa tâm lý học, và cũng có thể các bạn đã thấy được khá nhiều trên báo chí, bộ phim truyền hình về các chuyên gia tâm lý chuẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tâm thần cùng với những hành vi, cảm xúc hỗn loạn. Đặc biệt ngành này cũng giúp các bạn có thể nhận biết được những dấu hiệu của bệnh tâm thần và từ đó có cách ngăn ngừa triệu chứng cho bệnh nhân. Thực tế thì các bạn sinh viên theo học ngành này dù học khoa tâm lý học ở đâu tại các cơ sở đào tạo nào trên nước ta thì cũng có cơ hội được thực tập tại viện tâm lý học địa phương để trau dồi kinh nghiệm làm việc thực tế, đồng thời cũng để các bạn có thể tiếp cận được ngành nghề sớm hơn và giúp các bạn hiểu được phần nào về học tâm lý học ra làm gì. 1.2.4. Tâm lý học kỹ thuật Khi nghe đến tên thì có lẽ các bạn cũng có thể thấy khá lạ lẫm về ngành này, nhưng ngành này này lại được cho là chìa khóa mở được cánh cửa tâm lý người mua hàng, nói một cách dễ hiểu hơn thì chuyên ngành này sẽ chuyên sâu về tâm lý học quản trị kinh doanh và tâm lý học ứng dụng. Với nhu cầu cạnh tranh cao trong ngành sản xuất và cơ khí như hiện nay thì để dành được chiến thắng giữa các đối thủ với nhau thì dù chỉ một tác động nhỏ từ tâm lý cũng là điều đáng chú ý và để tâm. Do vậy mà ngành này có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. 1.2.5. Tâm lý học công nghiệp – tâm lý học tổ chức So với một số ngành nghề tâm lý học kể trên thì có thể nói ngành này mang lại nhiều cơ hội có mức thu nhập cao, tuy nhiên không phải ai sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này cũng có thể tìm được việc làm ngay. Mà cần phải là người thực sự có năng lực, hiểu biết rõ về chuyên ngành cùng với những kỹ năng được rèn trong quá trình học tập. 2. Cùng timviec365.vn giải đáp “ngành tâm lý học ra trường làm gì?” Sau khi các bạn đã tham khảo những nội dung chia sẻ về ngành tâm lý học thì có thể các bạn cũng nhận thấy đây là ngành có nhiều cơ hội cũng như tiềm năng phát triển đối với cơ chế thị trường hiện nay. 2.1. Cố vấn việc làm Có thể nói đây là việc làm cần đến những phẩm chất của một nhà tâm lý; từ suy nghĩ, đối thoại rồi đến cách nhìn ra được ưu, nhược điểm của một cá nhân nào đó. Và công việc của vị trí này là sẽ cần đưa ra hướng dẫn, định hướng cũng như nhận xét, đánh giá để cho người yêu cầu cố vấn có thể tìm ra được công việc phù hợp với bản thân họ. Hiện nay, các trường học từ trung học đến đại học có nhu cầu sử dụng dịch vụ này, để tổ chức những buổi hội thảo, định hướng nghề nghiệp cho các em sinh viên, học sinh. 2.2. Nhà tâm lý thể thao và giáo dục Như ở trên chúng tôi cũng nhắc đến tâm lý học thể thao là một ngành có nhiều cơ hội được phát triển. Một phần nhờ vào vai trò của tâm lý học trong cuộc sống thể thao hiện nay của nước ta vô cùng quan trọng, nó thúc đẩy một lối sống lành mạnh, những suy nghĩ lạc quan, tinh thần thoải mái để các vận động viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thi đấu. Là một chuyên gia tâm lý thì cần phải là người giỏi tâm lý học hành vi, tâm lý con người để có thể nhìn nhận được những tâm lý bất thường được thể hiện thông qua hành động. Đây cũng là một trong những nghề giải thích rõ được với các bạn ngành tâm lý học ra trường làm gì. 2.3. Chuyên viên nghiên cứu thị trường Có thể các bạn chưa biết thì đối với bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng có những cái nhìn vô cùng thiện cảm đối với các ứng viên tốt nghiệp ngành tâm lý học khi tham gia ứng tuyển vị trí này. Bởi ngoài việc hiểu biết về thị trường thì cần có sự hiểu biết đủ sâu về những gì đối thủ đang nghĩ, khách hàng đang muốn từ đó sẽ đưa ra được những kế hoạch thuyết phục và lấy được thiện cảm từ người dùng. Thực tế dưới con mắt của nhà tâm lý học thì khi nghiên cứu thị trường sẽ có khả năng nhìn ra được những chiến lược, biện pháp hữu dụng để đưa ra được những bản kế hoạch nâng tầm được sự phát triển tổ chức, doanh nghiệp. 3. Những cơ hội của sinh viên ngành tâm lý học sau khi ra trường Tuy nhiên chưa dừng lại ở đó, để có thể tiếp cận thành công với công việc thực tế sau khi tốt nghiệp ngành tâm lý học thì các bạn cũng cần phải đáp ứng được những nhu cầu cũng như đòi hỏi của cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Các bạn cần phải nắm được những kiến thức về tâm lý học hành vi, tâm lý quản lý, tâm lý học con người, tâm lý học hàng động,… cùng với những kỹ năng để vận dụng vào thực tiễn khi làm việc. Tuy nhiên tất cả các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có thể yên tâm một điều rằng nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành nghề này chưa có dấu hiệu dừng lại. Thực tế các bạn có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực nhờ vào sự phát triển kinh tế  - xã hội hiện nay, ví dụ như các cơ sở đào tạo ( giảng viên tâm lý); cơ sở nghiên cứu ( chuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu); giáo viên tư vấn học đường; chuyên gia tư vấn tâm lý tại các trung tâm y tế, doanh nghiệp, … hoặc các bạn cũng có thể tìm kiếm các thông tin tuyển dụng liên quan đến ngành tâm lý tại timviec365.vn… Trên đây là những thông tin liên quan nhất để giúp các bạn tìm ra được lời giải đáp cho câu ngành tâm lý học ra trường làm gì? và chúc các bạn sẽ đưa ra quyết định phù hợp nhất với bản thân mình!

Đọc nguyên bài viết tại: Ngành tâm lý học ra trường làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét