Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Nữ hộ sinh là gì? Các thông tin liên quan nhất về nữ hộ sinh

Nữ hộ sinh là gì? Các thông tin liên quan nhất về nữ hộ sinh

1. Khái niệm nữ hộ sinh là gì? Khoảng năm 1900 – 1550 thời Ai Cập cổ đại thì hộ sinh có nguồn gốc dưới dạng Anh ngữ là Midwifed, là nói về những nữ hộ sinh làm việc trong lĩnh vực Y tế, trực tiếp thực hiện các công việc như chăm sóc sức khỏe cho phụ khoa và sản khoa. Cũng có nhiều người cho rằng nữ hộ sinh là “bà đỡ”, ngoài nhiệm vụ chính là đỡ đẻ thì cũng chịu trách nhiệm tư vấn sức khỏe sinh sản (cách phòng ngừa các bệnh phụ khoa, dụng cụ tránh thai…). Tóm lại đây là vị trí có vai trò vô cùng quan trọng đối với các sản phụ trong quá trình thực hiện kế hoạch chăm sóc sản phụ chuyển dạ, vượt cạn thành công và mang lại những thông tin liên quan đến vấn đề sức khỏe sinh sản, phụ khoa, chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi, … 2. Ngành hộ sinh – nơi ra đời của các Chuyên gia nữ hộ sinh Trước khi đi tìm hiểu sâu hơn về nữ hộ sinh thì các bạn cũng cần phải biết sơ qua một vài thông tin về ngành này, những người theo học đều được đào tạo một cách bài bản về những kiến thức chuyên môn liên quan đến quá trình sinh nở cũng như việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Đồng thời cũng được truyền đạt những phương pháp xác định tâm, sinh lý cùng với cách mạng an toàn tuyệt của mẹ và bé sơ sinh trong thời khắc chuyển dạ. Hiện nay, với mỗi cơ sở cũng như hệ đào tạo khác nhau thì sẽ có những hình thức tuyển sinh khác nhau và điển hình có xét tuyển và thi tuyển. Trong trường hợp các bạn muốn học ngành Hộ sinh tại các trường đại học Y dược nổi tiếng thì cần phải chăm chỉ học tập để có thể đạt được những thang điểm trung bình dao động từ 19 đến 20 điểm, với khối khi là A ( toán, lý, hóa) hoặc B (toán, hóa, sinh). Tuy nhiên đó cũng không phải là cánh cửa duy nhất của những bạn đam mê ngành Hộ sinh, các bạn vẫn có thể tuyển sinh dưới hình thức xét tuyển tại các trường cao đẳng Y dược Sài Gòn với phương thức vô cùng đơn giản. Thực tế thì trước kia trường cũng xét tuyển bằng điểm chuẩn nhưng không thực sự hiệu quả nên nhà trường đã chuyển qua hình thức này, các bạn trẻ chỉ cần có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, tức là chỉ cần đáp ứng được yêu cầu là tốt nghiệp cấp 3 là đã có cơ hội được theo học ngành này. Mặc dù hệ học có thể khác nhau nhưng trong quá trình theo học các bạn vẫn sẽ được lĩnh hội những kiến thức về nữ hộ sinh là gì cũng như kỹ năng thực tế của chuyên ngành giống như một chuyên gia nữ hộ sinh. 3. Tổng quan về việc làm nữ hộ sinh 3.1. Cơ hội ngành nữ hộ sinh Có thể nói nước ta là một đất nước có nền kinh tế phát triển tương đối là ổn định và theo như phân tích của chuyên gia giới kinh tế thì nước ta đang ví như rồng ngủ quên chưa thức tỉnh. Cộng thêm với sự phát triển về ngành công nghệ ứng dụng hiện đại được áp dụng vào Y tế thì vấn đề liên quan đến sinh sản cũng trở nên thuận lợi cũng như dễ dàng hơn khá nhiều. Tuy nhiên những thiết bị, máy móc tiên tiến đó vẫn không thể thay thế được vai trò của hộ sinh. Dựa vào sự chăm chỉ học tập cùng với những chương trình đào tạo khi các bạn sinh viên còn trên ghế nhà trường  thì đã có thể đảm nhận được việc chăm sóc sản phụ cả trước và sau sinh. Đây cũng chính là yếu tố mang lại cơ hội có việc làm. Bóng dáng của hộ sinh không thể thiếu đối với sự hiện diện của những “thiên thần bé bỏng”, do vậy mà hiện nay các trung tâm Y tế cũng như bệnh viện đều có như cầu về nguồn nhân lực vị trí này cùng với những đòi hỏi khá cao về chất lượng để có thể đáp ứng được nhiệm vụ công việc. Chính nhờ điều này cũng tạo nhiều động lực thúc đẩy các bạn sinh viên ngành hộ sinh ý học tập chăm chỉ và cố gắng tích lũy kỹ năng chuyên ngành để không gặp nhiều lo ngại sau khi tốt nghiệp. 3.2. Công việc chính của Nữ hộ sinh là gì? Chỉ với những nội dung được chia sẻ ở trên có lẽ các bạn cũng phần nào thấy được những nhiệm vụ chủ yếu của việc làm này rồi. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả, ngoài việc chịu trách nhiệm đỡ đẻ từ khâu chuẩn bị các công đoạn đỡ đẻ, dụng cụ hỗ trợ, theo dõi sản phụ chuyển dạ. Thì nữ hô sinh còn phải tư vấn sinh lý; tư vấn trước khi sinh, đồng thời cũng cung cấp các thông tin cơ bản và liên quan nhất cho các sản phụ trước khi đón nhận sự ra đời của các thiên thần. Ngoài ra hộ sinh cũng có thể sẽ trực tiếp thực hiện các công việc như: đặt dụng cụ tránh thai, khám – điều trị các bệnh phụ khoa, hút điều hòa kinh nguyệt,… Đặc biệt các nữ hộ sinh cũng có thể lên kế hoạch chăm sóc sản phụ chuyển dạ, đồng thời theo dõi tình trạng của sản phụ và bé sơ sinh, trong trường hợp có dấu hiệu bất thường thì có thể kịp thời thông báo với bác sỹ cũng như xử lý kịp thời. Trong quá trình làm việc thì các nữ hộ sinh cũng có tham gia vào những buổi hội thảo cũng nghiên cứu các vấn đề về khoa học sức khỏe để không ngừng nâng cao được tay nghề. Thêm vào đó cũng tham gia vào các buổi tuyên truyền, giáo dục giới tính cho các bạn học sinh. 3.3. Yếu tố quyết định thành công của nữ hộ sinh là gì? Dựa vào cơ chế thị trường đề cao năng lực làm việc hơn về giá trị tấm bằng thì các bạn sinh viên cũng phần nào yên tâm hơn dù là theo học hệ nào. Tuy nhiên thì khi bước vào nghề cũng cần phải đảm bảo được những yếu tố nhất định thì mới có cơ hội được phát triển cũng như gắn bó lâu dài. Là một hộ sinh chuyên nghiệp thì ngoài việc trang bị những kiến thức chuyên môn thì cũng cần phải đảm bảo được cả yếu tố đạo đức nghề nghiệp cùng với những kỹ năng khác là điều không thể thiếu được. Cụ thể như sau. 3.3.1. Kiến thức Người ta luôn cho rằng việc học phải gắn liền với thực tiễn, khả năng thực hành được dựa trên lý thuyết làm cơ sở nhưng không phải là tất cả, cần phải thực sự áp dụng nhuần nhuyễn. Đó chính là lý do vì sao các cơ sở, trường học hiện nay thường xuyên có những chương trình thực tập, cho các bạn sinh viên được tiếp cận thực tế với công việc. Ngoài ra các bạn ngành hộ sinh nên cố gắng từ khi còn trên ghế nhà trường hãy nắm rõ được các cấu trúc, chức năng của các cơ thể con người, bệnh lý và cả hệ thống sinh sản trạng thái bình thường… để có nền tảng nghề nghiệp. 3.3.2. Trách nhiệm Ngoài việc hiểu rõ tính chất nhiệm vụ cũng như vai trò của nữ hộ sinh là gì, thì các bạn cũng cần phải là người làm việc một cách hết mình, luôn có thái độ hành xử tôn trọng bệnh nhân, biết cách phối hợp với đồng nghiệp khác trong quá trình làm việc. Đồng thời phải luôn quan tâm đến sức khỏe của sản phụ và bé sơ sinh. Luôn có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, đảm bảo được là thực hiện các nhiệm vụ một cách tận tâm nhất, mang lại sự tin tưởng và an tâm của sản phụ. 3.3.3. Kỹ năng Ngoài những kiến thức cơ bản thì kỹ năng cũng chính là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ một ngành nghề nào, đặc biệt là đối với ngành hộ sinh. Cần phải có kỹ năng giao tiếp để mỗi lần tư vấn sinh lý, sức khỏe cho sản phụ thì cũng phải có cách truyền đạt để họ hiểu và thực hiện được dễ dàng nhất. Ngoài ra cũng cần phải có kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc sản phụ chuyển dạ để có thể mang lại được sự an toàn tuyệt đối của bé sơ sinh và sản phụ. Đồng thời cũng cần phải đánh giá được đúng kết quả chăm sóc sức khỏe bằng kỹ năng tiếp cận thông tin và xử lý vấn đề. 3.3.4. Thái độ Thực tế hiện nay thì vấn đề thái độ của vị trí việc làm này còn nhiều hạn chế, minh chứng là các hình ảnh cũng như đoạn video được tuyên truyền trên mạng về cách ứng xử của các hộ sinh đối với người nhà sản phụ, điều này cũng làm ảnh hưởng không ít đối với ngành Y tế. Tuy nhiên thì đây chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”, không thể đánh đồng tất cả. Nhưng các nữ hộ sinh cũng nên tự tạo thói quen đối xử hòa nhã, nhẹ nhàng với mọi người hơn dù là công việc có nhiều khó khăn, căng thẳng. Hãy luôn mang lại những ấn tượng tốt cho các sản phụ và người nhà của họ, như vậy cũng giúp ích được nhiều đối với sự nghiệp của bạn. Thêm vào đó thì là một hộ sinh thì cũng cần phải có tinh thần tôn trọng, hợp tác đối với đồng nghiệp để có thể hỗ trợ nhau hoàn thành tốt được công việc. 3.4. Nữ hộ sinh tìm việc làm như thế nào ? Sau khi các bạn tốt nghiệp ngành hộ sinh thì các bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện hoặc các trạm y tế… và các cơ sở tư nhân cung cấp dịch vụ khám chữa các vấn đề liên quan đến phụ khoa. Mặc dù nguồn việc làm có thể nói là dồi dào nhưng không phải ai cũng có thể tìm được công việc phù hợp với bản thân. Và việc làm này cũng không thể sử dụng các phương pháp truyền thống là chờ vào các tin tuyển dụng trên các trang báo chí hay là truyền hình. Vậy xu hướng tìm việc làm hộ sinh là gì hiện nay? Theo như nghiên cứu thì chúng tôi thấy có hai hình thức tìm việc làm điển hình và hiệu quả, chúng tôi sẽ gợi ý để các bạn tham khảo. 3.4.1. Vận dụng các mối quan hệ Như các bạn đã biết thì không có ít ngành nghề cần đến “quen biết” và việc làm này cũng vậy. Các bạn hãy hỏi han người thân, bạn bè xem ai có thông tin gì về tuyển dụng việc làm này để có thêm cơ hội. Với cách này khả năng thành công tương đối cao nếu bạn là người có mối quan hệ rộng. Tuy nhiên thì với cách này sẽ làm cho các bạn trở nên thụ động và không thể tự chủ được việc làm của bản thân. Chưa kể khoảng thời gian để chờ đợi có thông tin tuyển dụng cũng không thể xác định được. 3.4.2. Truy cập vào các website việc làm Với sự phát triển cổng thông tin điện tử và mạng lưới internet thì các bạn ứng viên cũng có thể tiếp cận được nhiều nguồn tin tuyển dụng hơn so với trước kia. Các bạn chỉ cần truy cập vào địa chỉ timviec365.vn, thao tác chọn ngành nghề “ Y tế - dược” và tại đây có đến 63 tỉnh thành để các bạn lựa chọn nơi muốn được làm việc. Chỉ sau 1 giây thực hiện thao tác này thì màn hình lúc này sẽ hiện lên một danh sách việc làm và các bạn lọc ra nữ hộ sinh là có thể thấy được các thông tin tuyển dụng việc làm bạn đang quan tâm. Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng tính năng “tra cứu lương” hoặc “so sánh lương” để có thêm động lực quyết định lựa chọn vị trí phù hợp với bản thân nhất. Tóm lại, các bạn sinh viên hãy cố gắng học tập, rèn luyện kiến thức chuyên môn cùng với sự trau dồi kinh nghiệm thực tế để lấy được chìa khóa mở cánh cửa sự nghiệp. Mong rằng những thông tin chia sẻ về nữ hộ sinh là gì đã mang lại hữu ích đối với các bạn!

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Nữ hộ sinh là gì? Các thông tin liên quan nhất về nữ hộ sinh

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét