Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

Quản trị chất lượng là gì? Tuyệt chiêu quản trị chất lượng dịch vụ bạn chưa biết

Quản trị chất lượng là gì? Tuyệt chiêu quản trị chất lượng dịch vụ bạn chưa biết

1. Quản trị chất lượng là gì? Quản trị chất lượng được hiểu là tổng hợp các hoạt động quản trị nhằm xác định các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, nội dung, phương pháp và trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đã xác định bằng các phương tiện phù hợp nằm đảm bảo và cải tiến chất lượng theo khuôn khổ, mức chuẩn đã đề ra trước đó. Quản trị được Mary Parker Foolett, chuyên gia quản lý về lĩnh vực quản lý và chính trị người Mỹ đã xác định hoạt động quản trị là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Chất lượng là nhân tố hàng đầu để đánh giá sự hiệu quả của hoạt động quản lý, tính hiểu quả của công việc trong một đơn vị tổ chức. Với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, quản trị chất lượng đóng vai trò quan trọng song song với quản lý nguồn nhân lực và sản phẩm nói chung. Chất lượng luôn được những nhà quản lý để đặt ra cao hơn, những hoạt động quản lý cũng được đa dạng hóa, khái niệm quản lý chất lượng ngày càng được hoàn thiện. Chính sách chất lượng là ý đồ và định hướng chung về chất lượng của một tổ chức do lãnh đạo cao cấp nhất của nhà nước đề ra. Như vậy, cụ thể chúng ta có thể hiểu quản trị chất lượng với nghĩa đơn giản là xác định mục tiêu,nhiệm vụ con đường để đạt hiệu quả cao nhất. 2. Mục tiêu của quản trị chất lượng trong doanh nghiệp Doanh nghiệp đặc biệt những doanh nghiệp lớn khâu quản trị chất lượng cần được quan tâm một cách đặc biệt để đảm bảo được sự đồng bộ giữa các phòng ban và thống nhất mục của doanh nghiệp để ra. Mục tiêu của quản trị chất lượng trong doanh nghiệp là đảm bảo chất lượng phù hợp với những yêu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất. Do đó, khâu quản trị chất lương phải được kết hợp bởi sự nâng cấp những điều kiện kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm đồng thời tránh sự lãng phí và tích cực khai thác các tiềm năng để mở rộng thị trường. Thực hiện tốt những thao tác của quản trị chất lượng chính là “ngọn đuối chỉ đường” giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh với nhu cầu của thị trường và hạn chế tối đa những chi phí trong sản xuất kinh doanh. Thế nhưng, chúng ta không nên bó hẹp cách nghĩ quản trị chất lượng chỉ nhắc đến yếu tố chất lượng của sản phẩm, thực tế, trong phạm vi của quản lý chất lượng. Chất lượng của nguồn nhân lực trong tổ chức được chú ý hơn cả. Bạn đi làm trong công ty phải tuân thủ những quy định về giờ giấc, những nội quy nội bộ để đảm bảo hiệu quả công việc đề ra. Đấy là giải pháp thường xuyên nhằm đảm bảo rằng chất lượng làm việc của nhân viên. Nên nhớ rằng, bạn bắt buộc phải thực hiện những chính sách của công ty như đi đúng, làm ra được nhiều sản phẩm. Song nó chưa đủ cơ sở để đánh giá rằng công việc quản trị thời gian của bạn thực sự hiệu quả hay không. Bởi vì, yếu tố này phụ thuộc vào cảm nhận của người dùng sản phẩm đó. Đặc biết, đối với những ngành liên quan đến sự sáng tạo, được kiểm duyệt kỹ càng mặt nội dung, format như các ấn phẩm quảng cáo, các bài viết, kế hoạch truyền thông…mức độ hài lòng của khách hàng là tiêu chí đánh giá sự hiệu quả trong công tác quản trị của bạn. Để tránh để lệch mục tiêu hay thực hiện công việc theo hướng “tự biên, tự diễn” các công ty đều không bao giờ thiếu kế hoạch vạch rõ những công việc cụ thể đồng cho nhân viên kết hợp những chế độ lương thưởng hợp lý để kích thích hiểu quả trong quản lý nhân sự. Đối với sản phẩm, hoạt động quản trị chất lượng không chỉ chung quá trình vạch ra những mục tiêu, hoạch định những chính sách để nâng cao giá trị sản phẩm ma còn kiểm trả, kiểm soát từ các khâu triển khai đến khi ra đời sản phẩm, quá trình mua sắm nguyên liệu, vận chuyển đến các dịch vụ bán hàng. Những khâu này không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy  việc hình thành lợi nhuận của công ty một cách hiệu quả. 3. Chức năng của quản trị chất lượng là gì? Trong quản lý doanh nghiệp, quản trị chất như nhấn mạnh trên tất cả các khâu bao gồm các giai đoạn hình thành và lưu thông sản phẩm bao gồm: Từ nghiên cứu – thiết kế - chế tạo – bán hàng - Trong suốt quá trình đó, có thể xem quản trị chất lượng có những chức năng cơ bản sau : Hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến, hoàn thiện chất lượng. Thứ nhất, khâu đầu tiên trong top những chức năng quan trọng của quản trị là hoạch định chất lượng là hoạt động tập trung vào việc lập mục tiêu chất lượng và quy định các quá trình tác nghiệp cần thiết và các nguồn lực có liên quan để thực hiện các mục tiêu chất lượng. Một ví dụ cụ thể trong các cơ sở việc thiết lập những quy chuẩn, quy định thực hiện ở phương án tối ưu tính chuyên nghiệp cho nhân viên như quy định thời gian làm việc, nghỉ ngơi và tiêu chuẩn của công việc cụ thể để áp theo như trong khi viết báo, các quy định về số lượng từ, cách đặt tít, phông chữ được quy định để đảm bảo nhân viên thực hiện đồng bộ. Thứ hai, quản trị chất lượng là chúng ta quan tâm đến mức chuẩn để khẳng định được hiểu quả của công việc nhằm tạo ra văn hóa mới, độc đáo phù hợp những môi trường làm việc nhất định. Một ví dụ để minh chứng cho khâu này được thể hiện rõ trong ngành công nghiệp sản xuất các ấn phẩm như phục vụ cho các website. Nội dung bài viết đạt chất lương tốt là không có lỗi chính tả, đảm bảo các tiêu chí về tít, cách đặt thẻ, tỷ lệ trung lặp. Tuy nhiên, không điều gì có thể tối đa đa được 100%. Điều này, buộc các doanh nghiệp phải đặt ra những sai số có thể chấp nhận để nhân viên thực hiện. Trong quản trị chất lượng, gọi là hoạch định chất lượng cho phép. Thứ ba, để khâu quản trị chất lượng được hiệu quả thì nhà quản lý không thể bỏ qua khâu kiểm tra chất lượng. Thực tế, đây là bước điều khiển các hoạt động tác nghiệp nhờ vào những công cụ kỹ thuật, phương tiện, phương pháp và hoạt động của nhân sự và sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng những yêu cầu đặt ra. Bước cuối cùng để tung sản phẩm ra thị trường không phải là là khâu đóng gói mà là khâu so sánh các quy chuẩn mà công ty đề ra và sử dụng những công cụ để kiểm tra “độ chuẩn” của sản phẩm. Dù đã hoàn thành trong khẩu sản xuất, nhưng một khi sản phẩm chưa đảm bảo được yêu cầu như quy định thì không thể được xuất ra thị trường. Mặc dù khâu này được đánh giá là khâu vô cùng quan trọng, tuy nhiên không ít người, thậm chí doanh nghiệp không dành cho nó một vị trí đặc biệt. Quá trình tung sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường một cách vội vàng không qua kiểm tra hay chưa kiểm tra theo chuẩn công ty đã đề ra khiến nhiếu nhiều doanh nghiệp phải trả giá đắt. Chất lượng kém vì nồng độ chì vượt quá cho phép của Bộ Y tế trong sản phẩm đồ uống trà xanh C2 đã khiến doanh nghiệp Tân Hiệp Phát phải trả giá vì mất đi sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Hiện tại, dù C2 đã được kiểm tra và quay lại thị trường song chất lượng của sản phẩm trước kia vấn “ám ảnh” người tiêu dùng và tạo ra “điểm đen” cho C2 bằng số lượng tiêu thụ bị sụt giảm trầm trọng. Qua đây, thấy rõ vai trò của chất lượng trong mắt người tiêu dùng, ta càng phải đánh giá cao vai trò của khâu kiểm tra chất lượng và quản trị chất lượng trong doanh nghiệp. Chức năng cơ bản thứ tư của quản trị chất lượng là liên tục cải tiến và hoàn thiện chất lượng. Những quy chuẩn đã được xác lập để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình doanh nghiệp hoạt động thì nếu chỉ chuẩn thôi thì chưa đủ. Hãy liên tưởng sự tiến tới, phát triển của doanh nghiệp như một con người để thấy rõ hơn điều này. Một đứa trẻ không thể trưởng thành nếu chỉ dựa theo những chuẩn mực của nhà trường hay gia đình. Không một ai có thể làm nó có bước phát triển trong suy nghĩ hơn là chính bản thân nó. Đó là quá trình học, học qua bước rút kinh nghiệm từ những lỗi của của mình và người khác, từ phản hồi của người khác. Doanh nghiệp cũng vậy, trong thời buổi kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển được, phải cạnh tranh với hàng nghìn đối thủ với những đặc trưng, ưu việt khác nhau. Nếu “sản phẩm” của doanh nghiệp chỉ “giậm chân tại chỗ” với những mẫu mã và sản phẩm ban đầu sẽ gây một sự nhàm chán “không hề nhẹ” cho người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm cũng phải được nâng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Quá trình lấy ý kiến của nhân viên, từ người tiêu dùng để hoàn thiện sản phẩm hơn là gợi ý để làm cho quá trình quản trị chất lượng có hiệu quả đồng thời nâng cao vị thế của công ty, doanh nghiệp trên thị trường cũng như trong lòng người tiêu dùng. Nhưng một quản trị viên chất lượng tốt không phải chỉ dừng lại ở khâu chất lượng sản phẩm thì chưa đủ. Nguồn nhân lực là yếu tố trong yếu góp phần trọng yếu để tạo ra sản phẩm, do đó cải tiến, nâng cao hiệu quả chất lượng nguồn nhân lực là việc làm không thể không thiếu. Bên cạnh những quy tắc lập ra đảm bảo nhân viên thực hiện theo “khuôn mẫu”, người quản lý phải thực sự linh hoạt trong việc quan tâm đến những nguyện vọng, giá trị vật chất, tinh thần để khuyến khích nhân viên của mình làm việc có trách nhiệm, hết mình. 4. Tuyệt chiêu để quản trị chất lượng dịch vụ hiệu quả Thực tế, sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều cơ hội để nền kinh tế thế giới có những bước nhảy vọt trên tất cả các lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực đang cực kỳ thu hút nguồn lao động cũng như tạo ra những lợi nhuận “khủng”, đó là dịch vụ. Nhắc đến quản trị chất lượng và một số vấn đề liên quan, và xu hướng đẩy nhanh dịch vụ và các ấn phẩm liên quan đến dịch vụ trong chính sách của nhà nước và xu hướng mới đã thu hút người quan tâm. Những cách thức để đảm bao khâu chất lượng dịch được nhiều nhà quản lý đánh giá cao hơn bao giờ hết. Quản trị chất lượng dịch vụ là công tác quản lý, kiểm soát quy trình cung cấp các dịch vụ để bảo đảm chuẩn chất lượng để ra và thõa mãn được nhu cầu ngay càng cao của khách hàng. Điểm đáng chú ý là, đấy là yêu tố quan trọng đối với tất cả các doan nghiệp kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không phải chỉ dành riêng cho những công ty doanh nghiệp chuyên về dịch vụ vì đối tượng hướng đến và khái thác của tất cả các công ty là khách hàng. Lợi nhuận của công ty chỉ sinh ra được khi thu hút được khách hàng mua sản phẩm, tin dùng sản phẩm thậm chí kêu gọi những người khác mau sản phẩm thì công ty đó phải đảm bảo được các điều kiện về dịch vụ tốt, đáng tin cậy. Các dịch này được hiểu là quá trình doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, chăm sóc những khách hàng tiềm năng, tạo ra những khuyến mãi và kích cầu để tăng sự hấp dẫn của sản phẩm cũng như uy tín của công ty. Để làm được điều đó, hiệu quả, doanh nghiệp có thể tham khảo một số tip sau đây để xây dựng được chiến lược quản trị chất lương dịch vụ một cách hiệu quả. 4.1. Thứ nhất, xác định mong muốn, nguyện vọng của khách hàng Rõ ràng rồi, để có thể quảng bá được sản phẩm, muốn cải tiến được sản phẩm theo hướng tối ưu hóa, doanh nghiệp phải biết được khách hàng đang cần gì trước đã. Một khi công ty tổ chức đã xác định được nhu cầu của người mua và cho họ được trải nghiệm được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất dĩ nhiên sẽ mang lại hiệu quả cao, đặc biệt trong các thị trường tiềm năng. 4.2. Thứ hai, thiết lập chuẩn chất lượng dịch vụ Các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sau bước, điều tra về thj trường nên cân nhắc những mong đợi của khách hàng để lập ra những chuẩn chất lượng dịch vụ cho đơn vị mình. Tiêu chuẩn được thiết lập phải được so sánh với những doanh trong cùng lĩnh vực hoạt đông và bước tối thiểu và phải đảm bảo được bằng hoặc cao hơn mong đợi của khách hàng cũng như các doanh nghiệp khác. Cụ thể hóa nhiệm vụ của từng vị trí trong công ty để cung cấp các dịch vụ mới ra thị trường. Trong kinh doanh nhà hàng- khách sạn, điều này cực kỳ quan trọng. Việc món ăn ngon nhưng phải đi kèm với các dịch vụ ở, không gian thoáng mát, đảm bảo vệ sinh, có view đẹp và thái độ phụ vụ chuyên nghiệp.Kết hợp những yếu tố này mới có thể nâng cao của uy tín của nhà hàng với người mua được. 4.3. Thứ ba, đảm bảo cung ứng dịch vụ đề ra Tiêu chuẩn quản trị chất lượng dịch vụ được xác định một phần vào những tiêu chuẩn được doanh nghiệp đề ra từ trước và thực hiện. Tuy nhiên, những dịch vụ này phải đảm bảo lâu dài và thực hiện có hiệu quả ở mọi trường và điều kiện. Hãy vào vai một khách hàng lần đầu tiên đến công ty để tìm hiểu về sản phẩm và mua sản phẩm với khối lượng lớn thì nhận được sự tiếp đón hết sức nồng nhiệt hồ hởi. Còn lần thứ hai, đến để khiến nại về chất lượng sản phẩm thì lại bị hẹn lịch sai hoặc phải mất rất nhiều thời gian và thái độ của nhân viên tỏ ra khó chịu, khác hẳn với lần đầu tiên thì dĩ nhiên ấn tượng của bạn vào công ty đã thực sự bị giảm đi rất nhiều rồi. 4.4. Thứ tư, thực hiện quản trị các cam kết Lời cam kết của các công ty trên quảng cáo hoặc các sự kiện trong các chiến dịch truyền thông có ảnh hưởng đến dịch vụ và tâm lý đặc biệt lớn. Tuy nhiên, nếu các dịch vụ được cung ứng thực tế không như những gì cam kết sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của công ty và lợi nhuận trực tiếp được mang lại từ quá trình bán sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp cần đảm bảo độ chính xác trên các ấn phẩm truyền thông và cố gắng làm tốt nhất có thể trong vai trò là người bạn đồng hành cùng khách hàng: trung thực, uy tín. 4.5. Thứ năm, đánh giá sự hài lòng của khách hàng Sự bão hòa các sản phẩm trên thị trường đã gây không ít cho những doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn. Do đó, khâu quản trị chất lượng dịch vụ lại được đánh giá cáo hơn bao giờ hết. Một xu hướng mới mà các công ty dịch vụ nói riêng và nhiều doanh nghiệp đang sử dụng là cho chính khách hàng đánh giá dịch vụ của doanh nghiệp thông qua hệ thống “đánh giá sao” để theo dõi được phản hồi và kịp thời đưa giải pháp để thúc đẩy kinh doanh phát triển. Sau khi đọc những thông tin thú vị từ timviec365.vn trên đây, chắc bạn đã giải đáp được cho mình câu hỏi quản trị chất lượng là gì và những tuyệt chiêu để quản trị chất lượng chất lượng dịch vụ hiệu quả rồi chứ. Chúc bạn luôn thành công!

Coi thêm tại: Quản trị chất lượng là gì? Tuyệt chiêu quản trị chất lượng dịch vụ bạn chưa biết

#timviec365vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét