Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

Sổ tay tổng hợp chia sẻ những kiến thức về nghề photographer

Sổ tay tổng hợp chia sẻ những kiến thức về nghề photographer

1. Tổng quan về ngành Photographer 1.1. Photographer là gì? Vậy photographer là gì? Một bức ảnh là một hình ảnh được tạo ra bởi ánh sáng rơi trên bề mặt nhạy sáng, thường là phim chụp ảnh hoặc cảm biến hình ảnh điện tử. Hầu hết các bức ảnh được tạo ra bằng máy ảnh, sử dụng ống kính để tập trung các bước sóng ánh sáng có thể nhìn thấy của cảnh vào một bản tái tạo những gì mắt người sẽ nhìn thấy. Quá trình này được thực hành để mục đích tạo ra những hình ảnh như vậy thì được gọi là photographer, hay dịch ra nghĩa tiếng Việt là nhiếp ảnh gia. Một cách dễ hiểu, photographer là một thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ các nhiếp ảnh gia, là các người trực tiếp thực hiện ghi lại một khoảnh khắc nào đó ngoài đời thực thông qua công cụ là máy ảnh.  1.2. Phân loại photographer  Như trong các lĩnh vực nghệ thuật khác, các định nghĩa về nghiệp dư và chuyên nghiệp không hoàn toàn được phân loại. Tuy nhiên, có thể phân loại lĩnh vực nhiếp ảnh thành hai loại: Một nhiếp ảnh gia nghiệp dư thường là người chụp ảnh nhanh để ghi nhớ các sự kiện, địa điểm hoặc bạn bè mà không có ý định thương mại hóa hình ảnh cho người khác. Mặt khác, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có khả năng chụp ảnh cho một phiên và phí mua ảnh bằng lương hoặc thông qua màn hình, bán lại hoặc sử dụng những bức ảnh đó.  Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có thể là một nhân viên, ví dụ như một phóng viên của một tờ báo, hoặc có thể ký hợp đồng để đưa tin về một sự kiện được lên kế hoạch cụ thể như đám cưới hoặc lễ tốt nghiệp, hoặc để minh họa cho một quảng cáo. Những người khác, như các nhiếp ảnh gia mỹ thuật, là những người làm việc tự do, đầu tiên tạo ra một hình ảnh và sau đó cấp phép hoặc tạo các bản sao in của nó để bán hoặc hiển thị trưng bày. Một số công nhân, chẳng hạn như các nhiếp ảnh gia hiện trường vụ án, đại lý bất động sản, nhà báo và nhà khoa học, thực hiện các bức ảnh như một phần của công việc. Các nhiếp ảnh gia sản xuất ảnh động chứ không phải ảnh tĩnh thường được gọi là nhà quay phim hoặc các nhà vận hành máy ảnh, tùy thuộc vào bối cảnh thương mại. Các nhiếp ảnh gia còn có thể được phân loại dựa trên các đối tượng họ chụp ảnh. Một số nhiếp ảnh gia khám phá các chủ đề tiêu biểu của các bức tranh như phong cảnh, tĩnh vật và chân dung. Các nhiếp ảnh gia khác chuyên về các chủ đề độc đáo cho nhiếp ảnh, bao gồm nhiếp ảnh thể thao, nhiếp ảnh đường phố, chụp ảnh tư liệu, chụp ảnh thời trang, chụp ảnh cưới, chụp ảnh chiến tranh, phóng sự ảnh, chụp ảnh hàng không và chụp ảnh thương mại. Điều đáng chú ý là loại công việc được ủy thác sẽ có giá liên quan đến việc sử dụng hình ảnh. 2. Tại sao nghề nhiếp ảnh lại thu hút các bạn trẻ đến vậy? Hiện nay, thực tế đã cho thấy rằng nhiếp ảnh là một lĩnh vực ngành nghề đang dần trở thành xu hướng theo đuổi của nhiều bạn trẻ. Vậy lý do và nguyên nhân nào khiến ngành nghề này lại hấp dẫn đến vậy? 2.1. Đam mê cái đẹp Đầu tiên, phải khẳng định rằng nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật, nó cần nhiều về sự cảm thụ, tinh thần sáng tạo và cả các kỹ thuật để cho ra một bức ảnh hoàn hảo. Xét về khía cạnh nghệ thuật, thì chắc hẳn sẽ không có một tiêu chuẩn cái đẹp nào là tuyệt đối. Tất cả đều do sự cảm thụ của mỗi người, và nhiếp ảnh gia là một trong số đó.  Một điểm chung của những cá nhân theo đuổi lĩnh vực này đó là họ đam mê cái đẹp. Và họ tất nhiên cũng muốn chia sẻ những cái đẹp đấy với mọi người xung quanh. Họ muốn ghi lại những khoảnh khắc khi họ đứng trước một phong cảnh núi rừng tráng lệ, một bờ biển dài, một thiếu nữ xinh,... Bởi vì những bức ảnh sẽ được tồn tại mãi qua một thời gian nhất định nào đó. Cái đẹp - thứ mà họ không thể bỏ lỡ. Chính vì vậy, đây cũng là một yếu tố để xác định bạn có phù hợp với nghề nhiếp ảnh hay không? Nếu cái đẹp và nghệ thuật không phải là niềm đam mê của bạn, nếu có thể bạn vẫn sẽ trở thành một nhiếp ảnh gia nếu được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, chỉ có đam mê mới là liều thuốc nuôi dưỡng sự tồn tại của bạn trong lĩnh vực này. 2.2. Thu nhập hấp dẫn Lý do khiến nghề nhiếp ảnh trở nên thu hút đối với các bạn trẻ nữa đó là xuất phát từ tính thương mại của nó. Các bức ảnh được bán với các mức giá khác nhau tùy vào lĩnh vực của người chụp ảnh. Hiện nay, có lẽ chụp ảnh nghệ thuật là một lĩnh vực ngành nghề hái ra tiền nhất. Nhu cầu ghi lại những khoảnh khắc của cuộc đời ở mỗi con người trong xã hội ngày nay đã trở thành một nhu cầu tất yếu. Từ nhu cầu chụp ảnh cưới, chụp ảnh sinh nhật cho đến ảnh Tết, ảnh kỷ yếu tốt nghiệp,... Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ chụp ảnh cộng với các dịch vụ phục vụ khác cho nhu cầu của con người ngày càng xuất hiện nhiều. Thường thu nhập của các nhân viên phụ trách bộ phận nhiếp ảnh rất cao. Mặt khác, xu hướng của các bạn trẻ là học nhiếp ảnh ra rồi làm việc tự do. Nghĩa là các bạn sẽ tự tìm kiếm nguồn khách hàng, tự chuẩn bị các tư trang, máy móc và thiết bị để “hành nghề”. Hình thức làm việc tự do này vừa có thể mang lại tự do trong phong cách làm việc cũng như thời gian làm việc, vừa có thể tự do “định mức giá” để kiếm về thu nhập. 2.3. Xu hướng đám đông Một nguyên nhân khiến cho các bạn trẻ hiện nay có xu hướng theo đuổi lĩnh vực nhiếp ảnh nữa là do ảnh hưởng từ xu hướng đám đông. Đặc biệt là các bạn trẻ đang thất nghiệp hoặc các bạn trẻ đang đứng trước sự lựa chọn ngành nghề cho bản thân. Các bạn thường có xu hướng chạy theo những người đi trước, bạn bè xung quanh. Nhìn thấy sự thành công của những người nhiếp ảnh gia, nên các bạn thường có xu hướng học theo.Việc này không phải là một việc xấu, tuy nhiên nó cũng không quá tốt khi bạn thật sự không biết mình có tiềm năng và tố chất để trở thành một nhiếp ảnh gia hay không? Bạn có đam mê hay không đam mê nghề nhiếp ảnh? Và trogn một thị trường nhiếp ảnh cạnh tranh như thế, bạn có chắc bạn sẽ đứng vững với lĩnh vực này? 3. Học photographer ở đâu? Nếu bạn nghĩ chỉ cần một chiếc máy ảnh và một vài kỹ thuật cơ bản là có thể hành nghề nhiếp ảnh thì đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai. Để trở thành những chuyên gia nhiếp ảnh chuyên nghiệp, bạn phải được đào tạo bởi hệ thống các chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn cao.  Bạn đủ các điều kiện và tố chất để có thể theo đuổi nghề photographer, tuy nhiên bạn chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức để biết mình nên học photographer ở đâu? Hiện nay, tại Việt Nam, có rất nhiều cơ sở và trung tâm đào tạo uy tín, bài bản và chuyên sâu về nghề nhiếp ảnh. Bạn có thể chuẩn bị một khoản tài chính để tham gia các khóa học photographer cũng như các khóa học về chỉnh sửa ảnh tại đó. Dưới đây là danh sách các trung tâm đào tạo nghề nhiếp ảnh uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam mà bạn có thể tham khảo: Flycam Sài Gòn, Trung tâm đào tạo Quốc tế Kent, Học viện Lavender Việt Nam, Saigon International Film School, Arena Multimedia, Dịch vụ quay phim chụp hình Trọng Kiểm,...  4. Triển vọng việc làm cho nghề photographer Bạn là một người yêu thích cái đẹp, bạn cẩn thận và tỉ mỉ? Bạn luôn muốn ghi lại những khoảnh khắc của bản thân cũng như của những người xung quanh bạn, thì nhiếp ảnh là một ngành nghề thích hợp đối với bạn. Hiện nay, triển vọng cho ngành nghề này là rất cao, bạn có thể tham khảo ở danh mục tìm việc làm theo ngành nghề tại Timviec365.vn. Chỉ cần truy cập vào website và thực hiện gõ từ khóa “Nghệ thuật - Điện ảnh” vào ô ngành nghề rồi click vào mục tìm kiếm lòa có thể cập nhật các tin tức tuyển dụng mới nhất liên quan đến nghề photographer. 4.1. Phóng viên ảnh Nếu bạn học tại các trường báo chí truyền thông và chuyên ngành của bạn là báo ảnh, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển công việc này tại các tòa soạn của các báo hay các ấn phẩm tạp chí, các hãng thông tấn,... Nhiệm vụ của bạn là thực hiện chụp lại các hình ảnh để minh họa cho các chuyên mục, tin đề của một bài báo nào đó. Tuy nhiên, đây là nghề mà tương đối khó khăn với các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm. Đòi hỏi không chỉ ở chuyên môn cao, mà còn phải có các kỹ năng mềm khác, có thể phân tích và ứng biến trong các tình huống xã hội phức tạp. 4.2. Nhiếp ảnh gia nghệ thuật Còn nếu bạn là một người đam mê nhiếp ảnh, xem nhiếp ảnh như là một công cụ có thể nuôi sống bản thân. Bạn có thể biến mình trở thành các nhiếp ảnh gia nghệ thuật. Lĩnh vực bạn chụp chủ yếu là về các phong cảnh, các địa điểm du lịch, con người hay động vật,... Các bức ảnh mà bạn chụp hoàn toàn có thể sử dụng bởi mục đích thương mại.  Hiện nay, các nhiếp ảnh gia nghệ thuật có thể làm việc tự do hoặc có thể ứng tuyển làm việc tại các phim trường, studio chuyên ảnh cưới, ảnh chân dung,... Nhu cầu tuyển nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp của các doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ về ảnh nghệ thuật là rất nhiều. Thu nhập của bạn có thể thay đổi tùy vào năng lực và cường độ làm việc của bạn. Nghề photographer không đơn thuần  chỉ là một nghề mà nó còn là một lĩnh vực nghệ thuật và là niềm đam mê của mỗi cá nhân trong nghề đó. Thông qua bài viết này, Timviec365.vn hy vọng  bạn đã tiếp thu được những kiến thức bổ ích về nghề photographer.

Coi thêm ở: Sổ tay tổng hợp chia sẻ những kiến thức về nghề photographer

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét