Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm? Học gì và làm gì?

Tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm? Học gì và làm gì?

1. Tổng quan về ngành tài chính ngân hàng 1.1. Tài chính ngân hàng, học gì? Tài chính ngân hàng là ngành học khá rộng, có sự hội tụ của nhiều kiến thức khác nhau liên quan đến tất cả các lĩnh vực thuộc các ngành dịch vụ như: giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Tromg đó nó có thể chia làm nhiều ngành khác nhau như: tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, tài chính thuế hay tài chính bảo hiểm hoặc có thể hiểu cụ thế hơn thì tài chính ngân hàng chính là hình thức kinh doanh liên quan đến vấn đề về tiền tệ thông qua ngân hàng hay các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế Ngoài các lĩnh vực liên quan đến tài chính ngân hàng thì người học ngành này cũng còn được bồi dưỡng kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác từ cơ bản đến chuyên sâu, có thể kế đến một số ngành bên cạnh tài chính ngân hàng như: Tài chính doanh nghiệp, tài chính thuế, tài chính bảo hiểm, Kinh tế học tài chính c,huyên ngành Phân tích tài chính, … Bên cạnh đó thì người theo ngành học tài chính ngân hàng còn được cung cấp đầy đủ các kiến thức trong các lĩnh vực khác về tài chính như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, các hoạt động huy động vốn đầu tư, hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trên thị trường vốn. Hay để nhằm mục đích người học sau ra trường có thế đưa ra được các quyết định chính xác trong các hoạt động của quản trị tài chính hay các hoạt động phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa thì các kỹ năng chuyên môn về các hoạt động tài chính như: dự báo hay phân tích liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, tài chính cũng được các trường đào tạo ngành này hiện nay chú trọng phát triển đào tạo cung cấp thêm cho người học. Tùy vào lĩnh vực hoạt động và tính chất công việc khác nhau mà mỗi nhân viên tài chính sẽ có những nhân tố để cấu thành sự thành công khác nhau, nhưng nó sẽ đều bao gồm các yếu tố chung như sau: - Bản tính trung thực - Năng lực giao tiếp tốt - Có khả năng thích ứng công việc cao - Có sự cần cù, cẩn trong và tính tỉ mỉ cao công việc 1.2. Tài chính ngân hàng, ra trường làm gì? Sau khi hoàn thành các khoa đào tạo trong ngành tài chính ngân hàng, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc trong nhiều lĩnh vực tài chính khác nhau như: chuyên viên tín dụng ngân hàng; chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại, kế toán viên phòng thanh toán quốc tế; nhân viên kinh doanh ngoại tệ; chuyên viên kinh doanh tiền tệ; chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn; chuyên viên tài trợ thương mại; chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp; chuyên viên định giá tài sản; chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán; chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp hay đôi ngũ các giảng viên ngành tài chính ngân hàng ..... Ngoài những vị trí trên thì những người học ngành tài chính ngân hàng cũng có thể công tác tại các cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp với các vai trò vị trí như: cán bộ thuế, nhân viên bộ phận phụ trách tiền lương hoặc cũng có thể đảm nhận các công việc ở các công ty chứng khoán, bảo hiểm… Tất nhiên còn tùy thuộc vào các yếu tố như: tính chất công việc, năng lực, chuyên môn làm việc, lĩnh vực hoạt động, vị trí công việc công tác mà mỗi người làm trong ngành tài chính ngân hàng sẽ có một mức thu nhập khác nhau nhưng nhìn chung mức lương của ngành này luôn nằm trong những ngành nghề có thu nhập hấp dẫn nhất hiện nay 1.3. Tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm? Dù luôn có sự chênh lệch mức điểm xét tuyển tương đối lớn qua các năm hay sự khác nhau giữa các mức xét tuyển của từng trường nhưng mức điểm xét tuyển của ngành tài chính ngân hàng vẫn luôn thuộc các ngành học có mức điểm xét tuyển cao hiện nay, vì thế bạn cũng cần phải chú ý tham khảo kỹ về vấn đề này trước khi đưa đến quyết định lựa chọn địa chỉ một ngôi trường phù hợp năng lực của bản thân để tham gia xét tuyển ngành học này nhé. Dưới đây là mức điểm xét tuyển của ngành tài chính ngân hàng của các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2018 và dưới đây cũng là các khối tổ hợp môn nằm trong việc xét tuyển ngành tài chính ngân hàng năm 2019 mà bạn có thể tham khảo: - Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh xét tuyển ngành tài chính ngân hàng theo 4 khối tổ hợp môn là: A00, A01, D01 và D90. Trong đó mức điểm trúng tuyển của trường này năm 2018 là 18 điểm. - Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xét tuyển ngành tài chính ngân hàng theo 4 khối tổ hợp môn là: A00, A01, D01 và C01. Trong đó mức điểm trúng tuyển của trường này năm 2018 là 16 điểm. - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xét tuyển ngành tài chính ngân hàng theo 4 khối tổ hợp môn là: A00, A01, D01 và D07. Trong đó mức điểm trúng tuyển của trường này năm 2018 là 20 điểm. - Đại học Kinh tế - Tài chính xét tuyển ngành tài chính ngân hàng theo 4 khối tổ hợp môn là: A00, A01, D01, A1. Trong đó mức điểm trúng tuyển của trường này năm 2018 là 16 điểm. 2. Vai trò của ngành tài chính ngân hàng đối với xã hội Tài chính ngân hàng được coi là một trong những vấn đề huyết mạch trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta, các hoạt động của tài chính ngân hàng bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế của xã hội. Tài chính ngân hàng có thể coi là hoạt động trung gian gắn kết toàn bộ các hoạt động trong sự phát triển của nền kinh tế, mặc dù nó không trực tiếp tham gia trong các hoạt động tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế thế nhưng với các đặc điểm hoạt động riêng của mình, tài chính ngân hàng đóng một vai trò quan trọng và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế; ảnh hưởng đến môi trường. Trong đó nó được phân thành các vai trò chính như sau: - Vai trò của tài chính ngân hàng đối với các cá nhân, đơn vị và các tổ chức kinh tế. - Vai trò của tài chính ngân hàng đối với các hoạt động tái sản xuất - Vai trò của tài chính ngân hàng đối với đối với lĩnh vực lưu thông tiền tệ. - Vai trò của tài chính ngân hàng đối với đối với Nhà nước. Dù là trước đây hay hiện tại và nền kinh tế thì có trong một bối cảnh nào đi chăng nữa, tăng trưởng hay trầm lặng thì ngành tài chính ngân hàng vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong các lĩnh vực ngành nghề, phát triển kinh tế của Đất nước, không chỉ bởi vì nó liên quan mật thiết đến với các hoạt động giao dịch, dịch vụ trong luân chuyển các giá trị tiền tệ của nền kinh tế mà tài chính ngân hàng còn đóng vai trò quyết định trực tiếp trong các chiến lược, chính sách của ngành tiền tệ. 3. Có nên chọn tài chính ngân hàng làm định hướng để phát triển Với mọi các tổ chức, công ty, doanh nghiệp trên thế giới thì đều có một yếu tố chung trong thành công của họ là có phương pháp quản lý tài chính đúng đắn. Điều này cũng chứng minh, vai trò của tài chính ngân hàng là vô cùng quan trọng và cần thiết trong các hoạt động phát triển của doanh nghiệp hiện nay Ngoài ra thì đây cũng được đanh giá là một ngành nghề đa dạng, cơ hội việc làm được mở rộng với các triển vọng thăng tiến rộng mở, trong đó: - Môi trường làm việc hiện đại và năng động: Với tính chất luôn phải tiếp xúc với những vấn đề sôi động nhất của nền kinh tế, tái chính ngân hàng được ví như chiếc nhiệt kế đo sự lên xuống của nền kinh tế vậy. Bất cứ sự kiện kinh tế nào cũng đều có thể ảnh hưởng đến sự biến động của thị trường tiền tệ này và ngược lại. chính những yếu tố, tính chất này sẽ khiến cho bạn luôn cảm thấy như mình đang được xoay chuyển của nền kinh tế vậy. Các điều kiện, cơ sở vật chất trong môi trường làm việc của tài chính đều tương đối tiện nghi dễ tạo cho bạn cảm giác thoải mái và tự tin phát triển bản thân trong công việc - Cơ hội phát triển óc suy đoán và sự nhạy bén Ở một quy luật chung trong các lĩnh vực của ngành tài chính là khả năng tiên đoán và định hướng được trước tương lai. Tất nhiên khả năng này không thể bắt nguồn từ sụ vô căn cứ mà nó phải dựa vào các yếu tố số liệu, sự phân tích và kinh nghiệm Với những người làm trong ngành ngân hàng, họ luôn có sự nhạy cảm với những biến đổi của thị trường, tiền tệ - Tính cạnh tranh cao, do đó có nhiều cơ hội thăng tiến: Trong sự phát triển của ngành tài chính ngân hàng như hiện nay thì để tạo dựng được cơ hội phát triển trong ngành nghề,bạn buộc phải luôn luôn học hỏi, cập nhật thông tin, hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ để có thể sẵn sàng thích nghi được với những thử thách của nó - Mức thu nhập cao, được đãi ngộ tốt: Với một môi trường làm việc năng động, hiện đại tính cạnh tranh cao và luôn đòi hỏi tư duy sáng tạo thì cũng không có gì là quá ngạc nhiên khi đây được xem là ngành nghề có mức thu nhập hấp dẫn và mức đãi ngộ tốt cả - Nguồn nhân lực sức trẻ: Trong tài chính ngân hàng, tuổi tác hoàn toàn không có khái niệm sẽ quyết định được điều gì cả mà năng lực sẽ là yếu tố quyết định tất cả. Đây cũng là lí do vì sao tài chính ngân hàng luôn là ngành nhận được sự thu hút giới trẻ và cũng là ngành hội tụ được nhiều các nhân tài đầy tham vọng và luôn sẵn sàng cống hiến bằng hết sức trẻ của mình. 3. Các trường đại học có ngành tài chính ngân hàng Với ngành tài chính ngân hàng thì hiện nay có nhiêu các trường học đào tạo về ngành nghề này, dưới đây là một số những trường Đại học điểm trong lĩnh vực về đào tạo ngành tài chính ngân hàng mà bạn có thế tham khảo: - Đại Học Ngoại Thương - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân - Học Viện Ngân Hàng - Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội - Học Viện Tài Chính... - Đại Học Ngoại Thương (phía Nam) - Đại Học Kinh Tế TPHCM - Đại Học Công Nghiệp TPHCM - Đại Học Ngân Hàng TPHCM - Đại Học Tài Chính Marketing ... - Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế - Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng - Đại Học Cần Thơ - Đại Học Kinh Tế  & Quản Trị Kinh Doanh – Đại Học Thái Nguyên - Đại Học Đồng Tháp ... Ngoài những trường Đại học được kể trên thì cũng còn khá nhiều các trường cao đẳng, trung cấp hay trung cấp chuyên nghiệp trên cả nước có chuyên ngành đào tạo về tài chính ngân hàng mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn để phù hợp với khả năng chuyên môn của mình nhé. Trên đây là một số những kiến thức, thông tin xung quanh vấn đề về tài chính ngân hàng, hy vọng rằng với những kiến thức được chia sẻ trong bài đã có thể giúp bạn trả lời cho câu hỏi “tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm?” đồng thời đã phần nào giúp bạn có định hướng tốt hơn về ngành nghề này, từ đó có thể có cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất nhé.  

Coi thêm ở: Tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm? Học gì và làm gì?

#timviec365vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét