Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

Tổng hợp chia sẻ về vấn đề học tiếng anh thương mại ra làm gì?

Tổng hợp chia sẻ về vấn đề học tiếng anh thương mại ra làm gì?

1. Tổng quan về ngành tiếng Anh thương mại Bạn đã từng tìm hiểu đến chuyên ngành đào tạo này chưa? Nếu ai đó hỏi bạn về chuyên ngành này, bạn có biết câu trả lời đúng hay không? Ở phần nội dung đầu tiên này, cùng tìm hiểu những vấn đề xung quanh chuyên ngành “hot” này nhé! 1.1. Khái niệm chuyên ngành Có thể hiểu một cách đơn giản, tiếng Anh thương mại là một phần, một nhánh hay một bộ phận của ngôn ngữ Anh. Tiếng Anh thương mại được sử dụng cho các mục đích cụ thể và có thể được coi là một chuyên ngành trong học tập và giảng dạy tiếng Anh, hoặc một biến thể của tiếng Anh quốc tế.  Nhiều người nói tiếng Anh không nhất thiết là người bản ngữ nghiên cứu chủ đề này với mục tiêu kinh doanh với các quốc gia nói tiếng Anh hoặc với các công ty nằm ngoài thế giới nói tiếng Anh. Nhưng dù sao họ cũng sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ chung hoặc ngôn ngữ phổ biến. Phần lớn giao tiếp tiếng Anh diễn ra trong giới kinh doanh trên toàn thế giới xảy ra giữa những người không phải người bản xứ. Trong những trường hợp như vậy, đối tượng sử dụng tiếng Anh thương mại là giao tiếp hiệu quả và thành thạo. Các quy tắc nghiêm ngặt về ngữ pháp trong tiếng Anh chính là được nhấn mạnh trong những trường hợp như vậy, nhưng đôi khi nó bị bỏ qua. Chẳng hạn như khi mục tiêu duy nhất của một nhà đàm phán bị căng thẳng là đạt được thỏa thuận càng nhanh càng tốt. Tiếng Anh thương mại nhìn chung có những mục đích sử dụng khác nhau cho những đối tượng khác nhau. Đối với một số người, nó tập trung vào từ vựng và chủ đề được sử dụng trong thế giới kinh doanh, thương mại, tài chính và quan hệ quốc tế. Đối với những người khác, nó đề cập đến các kỹ năng giao tiếp được sử dụng tại nơi làm việc. Tập trung vào ngôn ngữ và các kỹ năng cần thiết cho giao tiếp kinh doanh điển hình như thuyết trình, đàm phán, gặp gỡ, nói chuyện nhỏ, giao tiếp xã hội, viết thư, viết báo cáo và cách tiếp cận có hệ thống. Trong cả hai trường hợp này, tiếng Anh thương mại có thể được đào tạo cho người bản ngữ nói tiếng Anh. Chẳng hạn, học sinh trung học chuẩn bị tham gia vào thị trường việc làm. Người ta cũng có thể học tiếng Anh thương mại tại một trường cao đẳng hoặc đại học, các học viện, cơ sở, trung tâm đào tạo,... Như vậy, chúng ta có thể kết luận: tiếng Anh thương mại là một chuyên ngành phụ của ngôn ngữ Anh. Nó nhằm sử dụng với hai mục đích, thứ nhất là sử dụng trong kinh doanh, quan hệ quốc tế. Thứ hai là sử dụng trong môi trường giao tiếp nước ngoài. 1.2. Các địa điểm đào tạo tiếng Anh thương mại chất lượng Tiếng Anh thương mại trong thời thế hội nhập ngày nay đã trở thành một chuyên ngành giáo dục hấp dẫn các bạn trẻ đam mê ngoại ngữ và nhận thức được học tiếng Anh là cực kỳ quan trọng. Ở tại Việt Nam, tiếng Anh đã là một  môn học bắt buộc được đưa vào chương trình đào tạo cấp Tiểu học. Có nghĩa là trẻ em đến lớp 1 đã phải học tiếng Anh rồi. Điều này cho thấy vai trò của tiếng Anh là vô cùng cần thiết trong xã hội và nhu cầu học tiếng Anh cũng cấp thiết hơn bao giờ hết. Đối với tiếng Anh thương mại,vì bản thân nó là một chuyên ngành mang tính chuyên sâu. Nên nó thường được đưa vào cơ cấu các ngành đào tạo ngôn ngữ của các trường Cao đẳng và Đại học ở Việt Nam. Nếu bạn đang có dự định theo đuổi ngành học này, bạn có thể tham khảo các địa điểm đào tạo tiếng Anh thương mại y tín như: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Cao đẳng kinh tế Đối ngoại (Trực thuộc Bộ công thương), Trường Đại học Hàng hải, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Tài chính Marketing Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngân hàng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các trường Đại học ngoại ngữ cũng tham gia đào tạo chuyên ngành này, chẳng hạn như: Đại học ngoại ngữ - Đại học Huế, Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng,... Nếu bạn chọn tiếng Anh thương mại tại các trường Đại học ở Việt Nam như đã liệt kê ở trên. Bạn sẽ được các địa điểm này đào tạo, cung cấp các kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ Anh, bao gồm cả phương diện văn hóa. Khi học chuyên ngành này, sau khi kết thúc chương trình đào tạo, bạn sẽ thành thảo trong việc sử dụng đồng thời hai ngôn ngữ, tiếng Anh và tiếng Việt. Không chỉ dừng lại ở đó, bạn còn được cung cấp các nền tảng kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực thương mại, kinh tế, tài chính,... bao gồm các kỹ năng để có thể xin việc và làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nước ngoài. Riêng về ngành ngôn ngữ Anh, có thể còn bao gồm tiếng Anh sư phạm, có nghĩa là tập trung giảng dạy ngôn ngữ Anh theo hướng tập trung bài bản vào nghiệp vụ sư phạm, để có thể dạy học tiếng Anh sau khi ra trường. Còn đối với tiếng Anh thương mại, các trường Đại học sẽ tập trung về năng lực giao tiếp thực tế hơn. Điều này đồng nghĩa với việc cử nhân tiếng Anh thương mại phải là những cá nhân giao tiếp thành thạo về tiếng Anh, trong đó nhân mạnh chuyên sâu về lĩnh vực thương mại và kinh doanh.  2. Cơ hội và triển vọng cho ngành tiếng Anh thương mại Tiếng Anh nói chung đã là một xu hướng phát triển tất yếu của thời đại, và tiếng Anh thương mại lại càng quan trọng hơn trong bối cảnh kinh doanh quốc tế đa chiều, đa lĩnh vực. Không thể phủ nhận tiếng Anh thương mại là lĩnh vực ngành nghề có nhiều cơ hội và phát triển việc làm nhất. Hãy cùng tìm hiểu xem tiếng Anh thương mại học xong có thể làm được những công việc gì nhé! 2.1. Phiên/biên dịch tiếng Anh thương mại Có thể khẳng định, đây là công việc đầu tiên mà các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh thương mại có thể tham khảo. Phải nói rằng, Việt Nam là một thị trường hội tụ đầy đủ các tiềm năng và thế mạnh để các nhà đầu tư là các tổ chức, doanh nghiệp từ nước ngoài đến đây khai thác. Trên thực tế, đã và đang có hàng loạt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động tại đây. Họ hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực, từ kinh doanh, sản xuất cho đến giáo dục, y tế,... Mục đích của họ là mở rộng phạm vi và quy mô phát triển của doanh nghiệp cũng như tạo công ăn việc làm cho lao động Việt Nam.  Điều đáng nói ở đây chính họ không phải người Việt Nam, sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ khiến hoạt động kinh doanh của họ gặp nhiều khó khăn.  Chính vì thế, nhu cầu của họ là cần những người phiên/biên dịch cho họ. Các phiên/biên dịch được xem như là cầu nối các doanh nghiệp nước ngoài với thị trường Việt Nam. Họ có vị trí vô cùng quan trọng, là công cụ để giúp doanh nghiệp nước ngoài trao đổi với các đối tác, khách hàng người Việt Nam. Chưa kể, truyền đạt và phổ biến các giá trị về văn hóa, phong tục, nếp sinh hoạt của người dân Việt Nam với các bạn bè quốc tế. Các biên/phiên dịch thương mại nhìn chung là những người có nhiệm vụ chuyển đổi  các cuộc giao dịch, các giấy tờ, văn bản, tài liệu, hợp đồng, các cuộc họp từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại. Các biên/phiên dịch trong các doanh nghiệp nước ngoài có thể làm ở nhiều bộ phận khác nhau. Tuy nhiên, điều cần có ở họ đó là khả năng sử dụng các kỹ năng tiếng Anh thành thạo. Đặc biệt là các tiếng Anh chuyên về thương mại, kinh doanh. Tiếng Anh cũng như tiếng Việt, ở mỗi bối cảnh khác nhau thì sẽ phải sử dụng từ ngữ khác nhau. Chính vì thế, các biên/phiên dịch tiếng Anh thương mại phải chăm chỉ trau dồi từ vựng chuyên môn hàng ngày, cùng như rèn luyện ngữ điệu, diễn đạt văn phong trong tiếng Anh sao cho phù hợp với bối cảnh thương mại nhất. 2.2. Giảng viên tiếng Anh thương mại Nếu học tiếng Anh thương mại, ra trường bạn cũng có thể có cơ hội trở thành giảng viên giảng dạy tiếng Anh thương mại tại các trường cao đẳng hay đại học ở Việt Nam. Nhu cầu học tiếng Anh nói chung ngày càng phổ biến và đông đảo. Chính vì thế, hệ thống các địa điểm đào tạo cũng cần những người xuất sắc trong lĩnh vực này tham gia giảng dạy cho họ. Tuy nhiên, công việc giảng viên tiếng Anh không phải ai học ngành này cũng có thể làm được. Mà đòi hỏi cá nhân đó phải là những cá nhân có thành tích xuất sắc nhất trong lĩnh vực chuyên ngành này. Chưa kể đến, nghiệp vụ sư phạm cũng là một yếu tố cần để các nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đáp ứng. Nếu giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học chính quy, vị trí việc làm này lại càng khó khăn hơn.  Để được giảng dạy, bạn cần phải học chương trình cao học, ít nhất là học lên Thạc sỹ tiếng Anh thương mại điện tử. Có điểm số cao, bên cạnh đó bạn cũng cần có lý lịch cá nhân “sạch sẽ” thì mới đủ điều kiện để ứng tuyển việc làm này. Giảng viên tiếng Anh thương mại có thể làm việc ở các trường đại học, cao đẳng khối ngành kinh tế, thương mại. Ngoài giảng dạy tiếng Anh, họ còn phải truyền đạt các kiến thức về kinh doanh, bán hàng, phát triển thị trường, đầu tư tài chính, chiến lược marketing,... Tiếng Anh thương mại ra làm gì? Vấn đề này đã có thể được giải đáp qua bài viết ở trên. Ngành này thật sự rất hấp dẫn và có tính tồn tại bền vững theo thời đại. Nếu chuyên môn của bạn là lĩnh vực này. Bạn có thể tham khảo các thông tin việc làm mới nhất, chất lượng nhất trên website Timviec365.vn của chúng tôi nhé!

Đọc nguyên bài viết tại: Tổng hợp chia sẻ về vấn đề học tiếng anh thương mại ra làm gì?

#timviec365vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét