Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Chia sẻ kinh nghiệm tạo CV xin việc


Chắc hẳn trong chúng ta khi mới đầu xin việc làm cũng từng tìm hiểu về cv và cách làm CV. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm vững cách trình bày một cv xin việc. Vậy cv xin việc gồm những phần nào? Làm thế nào để viết CV xin việc đúng? Bằng những kinh nghiệm có được, cùng những sự nghiên cứu, tìm tòi của Founder cv xin việc của timviec365vn – Phạm Tình và cộng sự, chúng tôi đã rút ra được những bí quyết tạo cv xin việc tốt nhất. Kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tuyển dụng, giúp chúng tôi hiểu được rõ nét hơn về những thứ ứng viên cần và những thứ ứng viên thiếu trong CV
-Những phần quan trọng trong CV:
+ Thông tin chung (Thông tin cá nhân)
+ Mục tiêu nghề nghiệp (tham vọng, mơ ước của bản thân)
+ Kỹ năng (ở đây là những kỹ năng mềm bạn tự có hoặc đã học và rèn luyện được)
+ Kinh  nghiệm  (Trình  bày  chi  tiết  những  việc  đã  làm,  nhưng  phải  khúc  chiết, nhấn mạnh được những lợi thế của bản thân và thành tích mình đạt được)
+ Học vấn (Bằng cấp, chứng chỉ)
+ Hoạt động xã hội (Có cái này sẽ giúp thêm điểm với nhà tuyển dụng)
+ Sở thích (Những sở thích, sở trường của bản thân)
+ Người chứng nhận ( Hiễu rõ về bạn để xác nhận thông tin cho bản SYLL này )

-Bí quyết để ghi những nội dung trên tốt nhất như sau:
+ Thông tin chung: Cơ bản nhất  – Tên, ngày sinh, điện thoại, địa chỉ, email, giới tính. Nếu bạn ứng  tuyển  cho  vị  trí  đòi  hỏi  sự  sáng  tạo  hoặc  quan  hệ  rộng  (vd:  thiết  kế  đồ  họa,  PR, marketing...) thì có thể ghi thêm vào đây địa chỉ blog hoặc website cá nhân cũng rất tốt
+ Mục tiêu nghề nghiệp: Sử dụng những câu từ khẳng định mạnh mẽ, miễn là đừng quá bốc đồng, viển vông là được. Ví dụ: Muốn là 1 chuyên viên tư vấn xuất sắc, trở thành nhà quản lý  giỏi,  muốn  có thành tích  tốt trong  công  việc,  cống  hiến  lâu dài  cho  công  ty...  Nói  chung, NTD thích những người có tham vọng, biết nhìn về tương lai và cam kết cộng tác dài hạn với công ty.
Bạn  cũng  có thể  chia  thành Mục tiêu ngắn hạn và Mục tiêu dài hạn nếu  muốn. Tuy  nhiên, cần lưu ý nguyên tắc rằng: Phần này không nên dài quá 5 dòng và ghi càng chi tiết càng tốt.
+ Kỹ năng: Tức là những kĩ năng mềm mà mình có. NTD ngày càng quan tâm đến yếu tố này. Những    năng  quan  trọng  nhất  là:  khả  năng  làm  việc  nhóm,  làm  việc  độc  lập,  chịu  áp  lực công việc cao, đi công tác xa, làm việc ngoài giờ, kĩ năng ngoại ngữ và tin học, trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp, xây dựng mục tiêu...
Thường trong quá trình tạp cv xin việc của timviec365vn, Đối với sinh viên mới ra trường hoặc những người trẻ tuổi, ít kinh nghiệm làm việc, nên chú trọng phân tích, liệt kê phần này thật ấn tượng để khỏa lấp những hạn chế, thiếu sót ở các phần sau.

+Kinh nghiệm: Dù bạn là mẫu người hay nhảy việc đến đâu thì cũng nhớ là đừng có liệt kê nhiều quá vào đây. Chỉ nên chọn tối đa 3, 4 công việc hay 3, 4 công ty mà mình từng làm và thành công nhất theo thứ tự từ gần đây nhất trở đi.
+Học vấn: Phần này nói rằng mình là sinh viên trường gì, chuyên ngành ra sao, chuyên môn đào  tạo,  vị  trí  (lớp  trưởng,  thủ  quỹ...), không quên  các  giải  thưởng, thành  tích nếu    (giải nhất toán sinh viên toàn quốc, giải nhì đá cầu cấp trường, giải ba giọng hát hay toàn khoa, giải khuyến khích khi làm cổ động viên cho những người khác...)
Các  chứng  chỉ,  văn  bằng  khác  (ngoại  ngữ,  tin  học,  chứng  chỉ  kế  toán,  luật...)  cũng  nêu  vào đây nhé. Đối với sinh viên mới ra trường hay những người ít kinh nghiệm thì nên viết phần này tương đối dài và chi tiết.
+Hoạt động xã hội: Bí thư đoàn phường, sinh viên tình nguyện, giúp đỡ người tàn tật, bảo vệ môi trường... tất cả những hoạt động ngoại khóa liệt kê vào đây. Mục đích chứng tỏ bạn là người tích cực, giao tiếp xã hội tốt, có tinh thần tập thể và hi sinh cho lợi ích chung. Có cái này, cv xin việc sẽ gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng..

+Sở thích: Nên viết những thứ có liên quan đến công việc mình ứng tuyển. Ví dụ nếu làm kinh doanh thì ghi  “thích đi  du lịch”, nếu làm hướng dẫn viên du lịch thì ghi “thích tìm hiểu lịch sử, văn hóa các nơi”,…
+Người chứng nhận: Nếu tự tin liệt kê ra 2,3 người ( cấp trên trực tiếp, đồng nghiệp, cấp dưới trực tiếp,… ) và thông tin về họ. Bình thường thì chỉ cần viết “Sẽ đáp ứng khi có yêu cầu” là  đủ.
Những chia sẻ trên đây, timviec365vn hi vọng phần nào đấy sẽ giúp được các bạn trong việc tạo cv xin việc. Nếu cần thêm những thông tin tư vấn khác vui lòng liên hệ địa chỉ của timviec365vn: Công ty cổ phần Thanh toán Hưng Hà. Tầng 4, B50, Lô 6, KĐT Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội. SĐT: 0963695689. Email: timviec365.vn@gmail.com.
Hoặc cần thêm những chia sẻ về cv xin việc muốn trao đổi trực tiếp, bạn có thể liên hệ với Phạm Tình - Founder cv xin việc của timviec365vn theo số điện thoại: 0972319116 hoặc email: phamtinh.timviec365.vn@gmail.com.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo bài viết những điều cần chú ý khi viết CV xin việc được Phạm Tình chia sẻ tại địa chỉ: http://phamtinh1993.blogspot.com/2018/12/nhung-ieu-can-luu-y-khi-viet-cv.html
#cvxinviec365
#cv365
#cv_xin_việc_của_timviec365vn
#timviec365vn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét