Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

Bí quyết giải tỏa nỗi sợ nói trước đám đông

Bí quyết giải tỏa nỗi sợ nói trước đám đông

  1. Đối mặt với sự sợ hãi Tìm hiểu nguyên ngân gây sợ hãi Chắc hẳn rất nhiều người đã từng cảm thấy run sợ khi đứng nói trước đám đông đúng không nào? Vậy, đã bao giờ bạn tìm hiểu nguyên nhân gây ra nỗi sợ đó chưa? Nói một cách ngắn gọn, chúng ta sợ vì chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra khi đứng nói trước mọi người. Nỗi sợ bị phán xét, sợ làm không tốt, sợ phạm phải sai lầm.. Tất cả những yếu tố sợ hãi đó có thể ngăn cản bạn thể hiện không tốt. Hãy nhớ rằng, khán giả ai cũng đều mong bạn sẽ thành công. Không ai mong người đang diễn thuyết sẽ có biểu hiện tồi tệ và gây buồn chán cả. Vì thế, nếu bạn nắm rất rõ nội dung, đề tài mình đang nói thì chả việc gì phải sợ cả. Hãy đẩy lùi nỗi sợ Nếu cảm thấy như đầu gối sắp “nhũn” ra vì sợ hãi thì hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất. Nỗi sợ có được là do bạn nghĩ mình sẽ phạm phải sai lầm, mình sẽ làm không tốt. Nghĩ rằng mình sẽ làm tốt, nghĩ đến những khoảnh khắc vui vẻ sẽ giúp bạn trấn tĩnh được phần nào. Đừng quên rằng chính con người bạn luôn có khả năng thuyết phục mình thoát khỏi nỗi sợ. Khi bạn biết vượt qua nỗi sợ, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác vô cùng thoải mái và mãn nguyện.   2. Chuẩn bị Chuẩn bị trước khi nói Nếu nói trước đám đông, hãy đảm bảo bạn đã nắm rõ về nội dung mình sắp trình bày. Nhiều người sợ hãi khi nói trước đám đông hay thuyết trình bởi vì họ chưa chuẩn bị kĩ và họ sợ họ sẽ quên hoặc có tình huống xấu xảy ra. Tuy nhiên, bạn có thể tự tin phát biểu trước đám đông nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.  Nếu là một bài phát biểu thì nên lập dàn ý chi tiết và chia thành những ý cơ bản cần nhớ. Ngoài ra, đưa các ý hỗ trợ nhỏ vào để làm rõ cho ý chính. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn xây dựng 1 bài phát biểu: + Trước hết, hãy liên tưởng mỗi phần của dàn ý với một phòng trong nhà bạn. Phần đầu tiên là lỗi vào nhà. Sau đó là đến các phòng như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ.. Cách liên tưởng này sẽ giúp bạn không bỏ sót phần nào trong bài của mình. + Tiếp theo, hãy liên tưởng mỗi ý nhỏ với các bức tranh trên tường. Hình dung các miêu tả sự vật gì đó giúp bạn nhớ được các ý của mình. Sự vật càng được miêu tả kì quặc thì càng gợi nhớ đến bài phát biểu. + Khi bạn phát biểu, hãy đi hết “căn nhà trong tưởng tượng” để có thể ...

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Bí quyết giải tỏa nỗi sợ nói trước đám đông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét