Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Những mẫu chuyện về bác và bài học kinh nghiệm ý nghĩa

Những mẫu chuyện về bác và bài học kinh nghiệm ý nghĩa

Câu chuyện chiếc áo ấm – Bài học về sự chăm lo của Bác Vào đêm mùa đông những năm 1951, khi gió bấc đã tràn về và mang theo cả những hạt mưa nhỏ lâm thâm, khiến cho tiết trời không khỏi đỏng đảnh và cứ giá lạnh và ẩm ướt thêm nhiều, tại thung lũng thuộc bản ty, mọi nhà đã thu mình trong giấc ngủ yên nhưng chỉ trừ có một ngôi nhà sàn nhỏ bé là phát ra ánh sáng đèn. Vâng, căn nhà nhỏ ấy chịn là nơi Bác Hồ ở. Bác vẫn còn thức và làm việc miệt mài như biết bao đêm khác. Bỗng cánh cửa khẽ mở nhẹ, bác khẽ bước chân xuống cầu thang và tiến thằng về chỗ gốc cân trước nhà, nơi có một anh lính nhỏ đang đứng gác cho sự bình yên của Bác và của cả bản làng. Bác hỏi: - Chú làm nhiệm vụ ở đây có phải không? - Thưa Bác, vâng ạ! Anh thanh niên trả lời lễ phép - Chú không có áo mưa? Dù có chút ngập ngừng nhưng anh thanh niên nọ vẫn mạnh dạn đáp lời: - Dạ thưa Bác, cháu không có ạ! Sau câu trả lời, Bác ái ngại nhìn anh thanh niên từ đầu cho tới chân rồi nói tiếp: Gác đêm, có áo mưa , không ướt , đỡ lạnh... Sau đó Bác đã từ từ đi vào nhà với dáng vẻ đầy suy nghĩ. Một tuần sau, người ta mang tới cho các anh lính gác trẻ 12 chiếc áo dạ dáng dài và nói rằng: Bác bảo phải cố gắng tìm kiếm áo mưa đưa tới cho anh em lính gác. Và không quên nhấn mạnh rằng, được nhận những chiếc áo như thế này quả thực là điều rất đáng quý thế nhưng đối với anh em đang làm nhiệm vụ, điều quý giá hơn , hạnh phúc hơn đó khi được Bác trực tiếp chăm llo và săn sóc bằng cả tấm lòng của người cha. Sáng hôm sau, anh lính trẻ nọ mặc chiếc áo mới được nhận lại nhận nhiệm vụ tới gác nơi làm việc của Bác, khi thấy anh, Bác cười và khen ngợi: - Hôm nay chú có áo mới rồi Rồi Bác dặn thêm: “Trời lạnh, chú cần giữ gìn sức khỏe và cố gắng làm tốt công tác”. Bác trở lại vào trong nhà để làm việc để lại trong tim anh thanh niên biết bao xúc động bởi khi bác dành cho những người lính trẻ những chiếc áo ấm thì lúc ấy trên người Bác cũng chỉ mặc một chiếc áo bỏng mạnh đã cũ sờn. Bác đã lo nghĩ cho anh em làm nhiệm vụ nhiều quá. Cũng chính vì tình cảm này mà anh thanh niên cùng những người được nhận áo càng trân trọng và gìn giữ chiếc áo giống như giữ cho mình hơi ấm của Người vậy. Nhờ hơi ấm đó, các anh như được truyền thêm cho sức mạnh trên mỗi chặng đường dài để làm nhiệm vụ. Thông qua câu chuyện này, chúng ta thấm nhuần bài học kinh nghiệm sâu sắc. Câu chuyện đã miêu tả lại tình yêu thương hết sức ân cần của vị cha già dành cho những cán bộ đang làm nhiệm vụ. Dù Người có bận trăm công ngàn việc đi chăng nữa nhưng chỉ cần nhìn thấy người đồng đội, người cháu con của mình đang phải chịu ướt và lạnh thì khi đó, Bác đã đau đáu trong lòng, đã đôn đốc quân nhu cần mau chóng tìm được những chiếc áo ấm cho các anh. Chỉ với một chiếc áo thế nhưng cũng đủ để gửi gắm tình yêu thương bao la của Bác đến với các anh, giúp các anh lính trẻ không chỉ ấm cơ thể mà còn rất ấm lòng. Bài học này mang tới cảm giác ấm áp tới hàng triệu triệu con tim người dân Việt. Câu chuyện chiếc đồng hồ và bài học về sự đoàn kết Vào thời điểm giữa mùa thu năm 1954, Bác Hồ tới thăm Hội Nghị về việc rút kinh nghiệm trong vấn đề cải cách ruộng đất tại Hà Bắc. Trong Hội nghị, khi Bác được biết đã có lệnh từ Trung ương yêu cầu rút bớt một vài cán bộ để đi học tiếp quản thủ đô. Trước thông tin này ai ai cũng háo hức mong muốn mình được chọn, nhất là những ai quê tại Hà Nội bởi vì họ có cơ hội được trở lại quê hương thỏa nỗi nhớ thủ đô da diết sau bao năm làm nhiệm vụ xa nhà.  Do đó tư tưởng của những người cán bộ tham dự Hội nghị có phần nào đó phân tán, khiến cho ban lãnh đạo rơi vào thế khó xử. Khi ấy, Bác bước lên diễn đàn, dù thời tiết đã bước vào giữ thu ấy thế nhưng tiết trời còn rất nóng, mồ hôi khiến đôi vai áo nâu của Bác ướt đầm nhưng Bác vẫn hiền từ đưa cặp mắt nhìn khắp cả hội trường rộng lớn và gửi tới các cán bộ những thông tin, câu chuyện về tình hình chiến sự. Khi nói đến nhiệm vụ mà toàn Đảng toàn dân phải thực hiện trong tình thế hiện tại, Bác đã rút ra trong chiếc túi áo của mình một chiếc đồng hồ quả quýt, hỏi những người đồng chí cán bộ dưới khán đài những câu hỏi liên quan tới chức năng của từng bộ phận chiếc đồng hồ. Đương nhiên những câu hỏi đó không làm khó được các cán bộ Đảng ưu tú cho nên ai cũng trả lời đúng. Chỉ cho tới câu: “Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng? Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?” Mọi người chỉ trả lời được câu sau: “Thưa không được ạ”. Bác liền giơ cao chiếc đồng hồ lên và kết luận rằng: những bộ phận của chiếc đồng hồ cũng giống như các cơ quan cảu một Nhà nước, giống như nhiệm vụ của cách mạng. Một khi đã là nhiệm vụ của cách mạng thì ắt đều là quan trọng và cần phải làm. Trong một chiếc đồng hồ mà kim đòi là chữ số, máy lại đòi ra phía ngoài làm mặt đồng hồ và cứ tranh nhau các chỗ đứng như vậy, liệu đồng hồ có còn là chiếc đồng hồ được không. Những lời răn dạy như vậy đã khiến cho mọi người đều thấm thía và gạt bỏ ngay những suy nghĩ riêng tư của bản thân mình. Cũng là chiếc đồng hồ đó, vào một dịp cuối năm ấy khi Bác tới thăm đơn vị pháo binh đóng tại Bạch Mai gặp lúc các chiến sĩ đang luyện tập để chuẩn bị cho đợt duyện binh mừng chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác đã đi thăm nơi ăn chốn ở của mọi người tại đây sau đó dành thời gian khá dài để nói chuyện cùng với những người anh em đồng chí. Bác đã lấy trong túi chiếc đồng hồ quả quýt nọ và âu yếm nhìn mọi người. Bác chỉ vào từng chiếc kim, chữ số và không ngừng hỏi anh em đồng chí về tác dụng của từng bộ phận một, Tất cả câu trả lời đều đúng nhưng không ai có thể hiểu được vì sao Bác lại hỏi chuyện đó. Lời giải thích của Bác vô cùng thấm thía rằng nếu như các bộ phận hoán đổi vị trí cho nhau thì chiếc đồng hồ sẽ không còn là chiếc đồng hồ nữa. Sau câu chuyện này, mọi người đều hiểu ý Bác dạy: việc mà cách mạnh đã phân công thì phải yên tâm mà hoàn thành. Bác đã mượn hình ảnh của chiếc đồng hồ là ví dụ để giáo dục và động viên những người kỹ sư trẻ công tác tại trường Đại học Nông Lâm – Hà Nội trong một lần đến thăm. Thông qua những lời răn dạy, những người kỹ trẻ hiểu ý Bác rằng trong xã hội mỗi người sẽ có một nhiệm vụ, một chức năng làm việc riêng. Có thể những người nhìn từ bên ngoài sẽ không thể thấy được. Cũng giống vậy, sau khi tốt nghiệp ra trường, mỗi người sẽ phục vụ trong các ngành nghề như nhau, chẳng ai cao sang hơn ai, do đóm mọi người cần phải cố gắng mà yên tâm học tập cho thật giỏi phục vụ cho công cuộc xây dựng nước nhà Từ câu chuyện về chiếc đồng hồ chúng ta có thể rút ra cho mình bài học quý giá. Ngay trong đơn vị của mỗi chúng ta, giống như một chiếc đồng hồ vậy, mỗi một cá nhân và mỗi phòng ban sẽ là một bộ phận không thể thiếu được. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng của mình dù cho nhiệm vụ lớn hay nhỏ thì cũng sẽ là một phần quan trọng ở trong tập thể, tổ chức. Mỗi người đảm nhận một nhiệm vụ nào đó sẽ như một chiếc mắt xích giúp cả hệ thống kết nối lại với nhau. Để có thể tạo được mối nối vững chắc thì mỗi người phải thực sự có tinh thần đoàn kết, phải thật nỗ lực và không ngừng cố gắng phát huy hết khả năng của bản thân mình, để hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ. Chuyện so bì, tính toán thiệt hơn về trách nhiệm, quyền lời, những tư tưởng tránh nặng tìm nhẹ thì ắt sẽ khiến cho tập thể mất đoàn kết, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tập thể và kết quả công việc. Thông qua chiếc đồng hồ, thực chất Bác đã gợi lên nhận thức trong mỗi người bài học vô cùng sâu sắc, có giá trị. Chiếc đồng hồ không chỉ là một hiện vật vô giá thể hiện cho sự kết đoàn ở mỗi đơn vị, mỗi một quốc gia và rộng hơn nữa là tình quốc tế. Đoàn kết để có thể ổn định, đoàn kết để sáng tạo và đổi mới và vì thế, con người sẽ làm nên tất cả. Bài học về sự tiết kiệm Trước kia khi Thông tấn xã Việt Nam đều đưa bản tin lên cho Bác xem đều đặn mỗi ngày. Vì lúc đầu Thông tấn xã in một mặt cho nên Bác đã phê bình như vậy làm lãng phó giấy. Sau đó, Thông tấn đã cho in hai mặt bằng rô – nê – ô khiến bản tin bị nhòe mực khó đọc hơn. Nhưng, Bác của chúng ta vẫn đọc. Bước sang năm 1969 khi sức khỏe của Người đã suy yếu, mắt mờ đi, Thông tấn xã lo Bác không đọc rõ bản tin nên đã in một mặt để Bác đọc cho rõ. Nhưng khi xem xong, Bác đã giữ lại những thông tin cần thiết, còn lại Người đã chuyển bản tin cho bên Văn phòng của Phủ Chủ tích cắt đem làm phong bì nhằm tiết kiệm giấy hoặc là sử dụng để làm giấy viết dần. Vào ngày 10/05/1969, Người đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu của Bản Di chúc bằng nét mực xanh ở phía sau của tờ Tham khảo xuất bản trước đó 7 ngày ( 3/5/1969 ). Giữa năm 1969, sức khỏe của Bác cũng đã yếu đi nhiều, Bộ Chính trị đã đề nghị khi bàn về những vấn đề quan trọng cảu Đảng và Nhà Nước thì Bác mới chủ trì còn lại những việc khác chỉ cần báo cáo lại sau. Điều đó đã được Bác đồng ý. Cho đến tháng 7 khi Bộ Chính trị họp đưa quyết đinh đối với vấn đề tổ chức 4 ngày lễ lớn của dân tộc trong năm, đó là ngày thành lập Đảng, Quốc Khánh 2/9, ngày sinh Lê – nin, ngày sinh của Bác/ Sau khi thông tin được đưa lên Báo Nhân dân về nghị quyết đã họp bàn thì Bác đọc xong liền mời mọi người tới góp ý. Có lẽ không cần kể tiếp chúng ta cũng biết bác muốn góp ý điều gì? Vâng, đúng như các bạn suy nghĩ, Bác Hồ kính yêu của chúng ta chỉ đồng ý 3 / 4 vấn đề của nghị quyết  và hoàn toàn không đồng ý đưa ngày sinh nhật của Bác 19/5 trở thành một ngày lễ lớn trong năm. Vì lý do, nên để chi phí đầu tư cho sự nghiệp học hành của thế hệ mầm măng của đất nước, tiền giấy mực, chi phí tuyên truyền ngày lễ này thì nên đầu tư cho việc in sách giáo khoa và mua đồ dùng học tập để phục vụ cho công việc giáo dục của các cháu thiếu niên nhi đồng để tránh khỏi lãng phí. Câu chuyện này đã nhắc nhở chúng ta cần phải biết nhìn lại bản thân để sống cho giản dị hơn, chân thật hơn và quan trọng là biết lối sống tiết kiệm. Chúng ta phải phấn đấu hết mình đẻ tu dưỡng, rèn luyện cho đạo đức và đấu tranh chống lại nạn tham ô lãng phí, Sự tiết kiệm nên được thực hiện từ những điều nhỏ nhất, không hoang phí, xa hoa, không phô trương, bừa bãi. Nên biết cách cân đối mọi thứ, chi tiêu cần đưa ra kế hoạch cụ thể , tính toán. Trong quá trình làm việc và sản xuất, sự tiết kiệm với tinh thần trên sẽ giúp giảm bớt sự hao phí đối với quy trình sản xuất. Ở trong cuộc sống hiện đại, hành động tắt đi một chiếc quạt điện không cần dùng tới, tắt đèn khi trời còn đang sáng và khóa vòi nước lại thật chắc chắn đề tránh rò rỉ nước, chúng ta tận dụng thời gian một cách hiệu quả, tiết kiệm hợp lý một tờ giấy, một cây bút cũng chính là việc chúng ta đang học tập và làm theo bài học về sự tiết kiệm của Người. Những mẩu chuyện về Bác và bài học kinh nghiệm ý nghĩa thì có vô vàn. Chúng ta hãy cố gắng tìm hiểu chúng ở bất cứ tài liệu nào nói về Bác. Thông qua những câu chuyện nhỏ, tuy ngắn ngủi nhưng lại có sức nặng về giá trị, hãy cố gắng thấm nhuần tư tưởng đạo đức mà Bác đã gửi gắm. Đó là cơ sở để mỗi người có định hướng rõ ràng hơn và bước đi vững chãi hơn trên  con đường đã lựa chọn, cả cuộc sống lẫn công việc thường ngày.    

Xem nguyên bài viết tại: Những mẫu chuyện về bác và bài học kinh nghiệm ý nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét