Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

ĐẦU BẾP- NGHỆ THUẬT LÀM RA TỪ ĐÔI TAY CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHỆ SĨ

ĐẦU BẾP- NGHỆ THUẬT LÀM RA TỪ ĐÔI TAY CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHỆ SĨ

1. Khái niệm về đầu bếp Đầu bếp là người được đào tạo qua các trường lớp nấu ăn cơ bản, là người nấu ăn chuyên nghiệp trong các nhà hàng khách sạn, công việc của họ lập thực đơn cho nhà hàng, chế biến món ăn và đào tạo học viên mới. Đầu bếp là một khái niệm rất rộng, bao gồm cả người nấu ăn, nhưng tuyệt đối chúng ta không nên hiểu sai về người nấu ăn và đầu bếp là một. + Người nấu ăn chỉ đơn giản là phụ trách công việc nấu nướng trong bếp, tính chất công việc của họ không thường xuyên, liên tục, ngày hôm nay họ có thể nấu, nhưng hôm sau cũng có thể người khác nấu. Và đặc biệt người nấu ăn không được đào tạo qua một trường lớp cơ bản nào về nấu ăn, cũng không phải đào tạo học viên, họ chỉ đơn thuần là yêu thích việc bếp núc, và làm công việc nấu nướng như một trách nhiệm. Nội trợ, cũng là người cầm đầu bếp trong nhà, người nội trợ thường là các bà vợ, và được các ông chồng của mình tôn vinh lên thành “đầu bếp của gia đình”. Tuy được gọi là đầu bếp, nhưng đó chỉ là công việc mà vốn dĩ bà vợ nào cũng phải làm và không được trả lương. + Đầu bếp thì lại khác hoàn toàn, họ được đào tạo kiến thức về kĩ năng và chuyên môn, sau một thời gian học tập và làm việc thì mới được gọi là đầu bếp. tĩnh chất công việc của họ mang tính thường xuyên, liên tục, và được các nhà hàng mời về làm việc, trả lương hấp dẫn tùy thuộc vào năng lực của họ. 2. Những đặc điểm, tính chất của nghề đầu bếp Mỗi một nghề, một công việc đều có tính chất đặc thù công việc riêng, ví dụ như nghề giáo viên thì đặc thù công việc là giảng dạy cho học sinh những kiến thức, nghề bác sĩ thì khám chữa bệnh cho bệnh nhân, nghề quân nhân thì bảo vệ hòa bình của tổ quốc,… và nghề đầu bếp cũng có những tính chất đặc thù công việc riêng của nghề. 2.1. Am hiểu người đồng hành Chắc chắn các bạn sẽ rất khó hình dung được tại sao cần phảm am hiểu người đồng hành, và người đồng hành của đầu bếp là ai? Chẳng đâu xa, người đồng hành của đầu bếp chính là “công cụ nấu ăn” là dao, kéo, bếp,…Chỉ khi có hiểu biết và sử dụng thành thao các vận dụng trong nhà bếp thì người đầu bếp mới có thể nấu được những món ăn ngon, hợp khẩu vị khách hàng. Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng sáng tạo ra những vật dụng để cho quá trình lao động và làm việc của con người an nhàn hơn, tiện ích hơn. Do vậy, đầu bếp không chỉ đơn giản biết dùng dao, kéo mà họ còn cần phải biết sử dụng thuần thục các thiết bị hỗ trợ nấu ăn. Khi coi những vật dụng đó như là người đồng hành cùng chúng ta trong suốt quá trình nấu thì món ăn mới trở nên hoàn thiện. 2.2. Lựa chọn nguyên liệu Lựa chọn nguyên liệu là bước vô cùng khó trong quá trình nấu ăn của người đầu bếp. Chúng ta cứ nghĩ rằng chỉ cần nguyên liệu đủ để làm nên món ăn là được, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Đối với người đầu bếp chuyên nghiệp, việc lựa chọn nguyên liệu rất khắt khe, mà họ ví như là lựa chọn “lao động làm việc”. Tất cả những nhà tuyển dụng đều mong muốn và lựa chọn cho mình những lao động chất lượng nhất để năng suất lao động tối ưu nhất, thì người đầu bếp đóng vai trò làm nhà tuyển dụng, còn nguyên liệu là người lao động. Nguyên liệu, đúng đủ thôi chưa đủ, mà còn là nguyên liệu tươi ngon, an toàn, còn nếu là nguyên liệu khô thì phải đảm bảo được sấy khô hoặc phơi khô không bị nấm mốc. Và kèm theo đó là các gia vị đi kèm để người đầu bếp có thể kết hợp lại với nhau phục vụ nhu cầu của các thực khách. 2.3. Áp lực công việc lớn Đi sớm về muộn, thức khuya, áp lực, không còn là những cụm từ xa lạ đối với đầu bếp nữa. Nghề đầu bếp được ví như “làm dâu trăm họ” phải làm hài lòng tất cả những thực khách khó tính nhất. Áp lực công việc thật sự rất lớn, buộc đầu bếp phải tìm hiểu, nghiên cứu về các món ăn mọi miền, thậm chí phải có sự sáng tạo, không được trùng lặp với bất kì đầu bếp nào. Là người đến đầu tiên để lựa chọn nguyên liệu, cũng là người về cuối cùng khi khách hàng ra về hết. Áp lực từ chủ cho đến khách, điều này phải đỏi hỏi người đầu bếp thật sự đam mê và yêu nghề. 2.4. Làm việc trong môi trường bó hẹp Điều kiện làm việc của đầu bếp thì sẽ không được tốt như nhân viên văn phòng, cũng không rộng rãi thoáng đãng. Điều kiện làm việc của họ có phần khá khó khăn vì liên tục phải tiếp xúc với bếp và hơi nóng, người lúc nào cũng ám mùi của thức ăn. Hơn nữa trong suốt quá trình chế biến và nấu thì liên tục phải đứng và di chuyển ở một không gian hẹp. Đây là một khó khăn khá lớn của đầu bếp, buộc họ phải thích nghi với công việc một cách nhanh chóng. 3. Tại sao chúng tôi lại gọi họ là nghệ sĩ, món họ làm là nghệ thuật Một thi sĩ đã từng nói thế này “cắt cỏ cũng là một nghệ thuật, người cắt là một nghệ sĩ”. Trong bất kì một công việc nào cũng đòi hỏi sự tỉ mẩn với công việc. Một đầu bếp khi hoàn thành xong món ăn của mình là cả một quá trình lựa chọn cẩn thận từ sơ chế cho đến chế biến. Để hoàn chỉnh một món ăn, phải trải qua rất nhiều bước và công đoạn, từ lựa chọn nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, nấu và cuối cùng là trưng bày làm sao cho thật bắt mắt. Tất cả các giai đoạn phải thật khéo léo,cuối cùng khi hoàn thành xong thì không chỉ đạt yêu cầu về hương vị mà còn về màu sắc và sự sáng tạo. Tất cả những công đoạn đó, thì chỉ có một người nghệ sĩ đam mê với công việc thì mới có thể làm được. Mỗi một đầu bếp đều có những sáng tạo riêng cho từng món ăn, họ chăm chút cho niềm đam mê của họ bằng cách tạo ra những sản phẩm đẹp mắt và dậy mùi hương. Những sáng tạo ấy thể hiện đường nét sáng tạo, tinh tế, độc đáo ngay trong chính gian bếp của mình, họ không dùng giấy bút, mực vẽ nhưng họ dùng những nguyên liệu bình thường trong đời sống để tô vẽ cho món ăn của mình. Sản phẩm tâm huyết ấy sẽ được phục vụ cho thực khách là những chuyên gia ẩm thực trong cuộc sống. 4. Đầu bếp, nghề hót trong tương lai cho giới trẻ Học đại học không phải con đường duy nhất, cũng không phải con đường ngắn nhất đi đến thành công. Xu hướng của giới trẻ hiện nay không phải là học đại học, mà có nhiều em sẽ chọn con đường khác cho riêng mình, nếu cảm thấy nó phù hợp với bản thân, đó chính là học nghề. Tại sao các bạn nên chọn nghề “đầu bếp”, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé! 4.1. Đầu bếp, nghề hót trong tương lai Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng tìm đến cho mình những dịch vụ tốt nhất để phục vụ nhu cầu cho bản thân. Khi xã hội phát triển, kéo theo thu nhập của con người cũng tăng lên. Do vậy con người không còn là ăn no mặc ấm nữa, mà là ăn ngon mặc đẹp. Vì thế trong tương lai nghề đầu bếp nhất định sẽ rất phát triển. Khách hàng có nhu cầu rất đông, mà đầu bếp trong các nhà hàng lại không đủ số lượng để phục vụ, vì thế, các nhà hàng đang tuyển dụng rất nhiều đầu bếp có tay nghề. Trong tương lai, đầu bếp sẽ là một nghề được coi trong. Con người là “động vật cấp cao” biết hưởng thụ nhất trong đời sống, vì thế về ăn uống họ ngày càng khắt khe hơn đối với những món ăn. Điều này yêu cầu các đầu bếp phải có trình độ chuyên môn cao và có sự sáng tạo trong món ăn của mình. 4.2. Tại sao bạn nên chọn nghề đầu bếp? - Nếu bạn là một người yêu thích ẩm thực, yêu thích màu sắc của món ăn thì còn lý do gì mà bạn lại không chọn nghề đầu bếp. Đầu bếp, nghề mà không cần tốn quá nhiều giấy mực của bạn, cũng không tốn nhiều tiền của bố mẹ bạn, và đặc biệt là bạn không cần bỏ ra bốn năm ngồi trên ghế nhà trường như học đại học. Thực ra bạn không cần phải quá thông minh thì mới theo được nghề này, điều bạn cần đó chính là đam mê và yêu thích, thì tôi tin chắc bạn sẽ thành công. Có nhiều người nói với tôi rằng, “làm đầu bếp khó lắm” vậy xin hỏi có nghề nào dễ dàng không ạ? Nghề nào cũng khó nhưng nó chỉ khó khăn ban đầu, chỉ cần bạn yêu nó thì khó khăn ấy chẳng đáng là gì cả. - Hiện nay, có rất nhiều cơ sở cho bạn học đầu bếp, thậm chí trong các nhà hàng cũng nhận dạy đào tạo học viên. Thật không khó để bạn có thể tìm cho mình một cơ sở dạy đầu bếp, bạn sẽ vừa được học những kĩ năng chuyên môn, mà còn được học cả cách pha chế đồ uống. Vừa học vừa được thực tập làm việc tại trong các nhà hàng, khách sạn. Đây là một lợi thế hơn hẳn các bạn sinh viên khác, vì khi bạn học xong bạn có đủ tay nghề và kinh nghiệm. - Chi phí và thời gian lại vô cùng ít: con số mà bạn bỏ ra để học thật sự rất ít so với bạn học đại học 4 năm, chỉ giao động từ 10 triệu đồng cho đến 20 triệu đồng. Thời gian học lại ngắn, khi bạn bỏ ra 4 năm ngồi trên ghế nhà trường để học kiến thức thì với đầu bếp, bạn chỉ cần bỏ ra ¼ của thời gian 4 năm đó và có thể vừa học vừa làm. - Đảm bảo được đầu ra cho các bạn: Việc làm thực sự đang được Nhà nước quan tâm rất nhiều, nhiều sinh viên ra trường với bằng giỏi vẫn thất nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp của nước ta đang khá cao, có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp. Nhưng với nghề đầu bếp, một nghề dịch vụ thì các bạn không cần quá quan tâm đến việc làm vì hiện nay nhiều cơ sở dạy nghề đầu bếp có cam đoan với học viên là sẽ giới thiệu việc làm cho các bạn, còn nếu bạn học tại các nhà hàng khách sạn thì sau thời gian học họ sẽ nhận bạn vào chính thức. Không bấp bênh như các nghề khác, không mất thời gian đi tìm việc. Là một nghệ sĩ trong căn bếp của mình, tạo ra tác phẩm nghệ thuật bằng chính đôi tay của mình và những người bạn đồng hành “trung thanh”. Tác phẩm không phô trương hào nhoáng, không lộng lẫy kiêu sa, nhưng nó lại dậy mùi hương và đậm chất nghệ sĩ. Đó là nghề đầu bếp, hãy cùng “đầu bếp” “bật lửa” và thổi bùng đam mê trong bạn.    

Tham khảo bài gốc ở: ĐẦU BẾP- NGHỆ THUẬT LÀM RA TỪ ĐÔI TAY CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHỆ SĨ

#timviec365vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét