Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Distribution là gì? Bạn biết gì về Distribution trong Marketing?

Distribution là gì? Bạn biết gì về Distribution trong Marketing?

1. Distribution là gì? Distribution là một từ tiếng Anh có thể tạm dịch ra tiếng Việt có nghĩa là sự phân bổ, sự phân bố, sự phân phát. Trong Marketing, Distribution là một trong bốn yếu tố của mô hình marketing – tức mô hình 4P. Distribution chính là cách gọi khác của yếu tố P – Place (nơi chốn) trong mô hình 4P – hay còn được gọi là kênh phân phối. Ba yếu tố còn lại của mô hình 4P này là Product – sản phẩm, Price – giá cả và Promotion – khuyến mãi. Phân phối là một quá trình đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay người tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng thông qua các khâu trung gian. Còn các kênh phân phối – Distribution channels là tập hợp các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào việc đưa sản phẩm đến với người tiêu dụng Tóm lại, chúng ta có thể hiểu Distribution là đại diện cho các địa điểm mà người tiêu dùng có thể mua sản phẩm. Địa điểm này có thể là các cửa hàng mà chúng ta có thể bắt gặp trên đường phố, một gian hàng tại trung tâm thương mại hoặc là các trang web bán hàng trên Internet. 2. Bạn biết gì về Distribution trong Marketing? 2.1. Có bao nhiêu loại kênh phân phối trong tiếp thị? Câu trả lời ở đây là có 4 loại kênh phân phối, trong đó có 3 loại kênh phân phối đã rất quen thuộc và được sử dụng trong một thời gian dài, đó là: Kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp, kênh phân phối bán buôn/bán lẻ. Loại kênh phân phối còn lại thì được ra đời do sự phát triển và tiến bộ của khoa học công nghệ cùng xu hướng toàn cầu hóa trong kinh tế và thương mại đó là kênh phân phối điện tử, thông qua các trang thương mại điện tử, người tiêu dùng hoàn toàn có thể đặt mua các sản phẩm mình đang có nhu cầu ở bất cứ thời gian, địa điểm nào. Sự ra đời của kênh phân phối điện tử thực sự đã làm thay đổi cuộc chơi phân phối hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng giữa các doanh nghiệp. - Loại hình kênh phân phối đầu tiên cần kể đến và cũng là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp đó là kênh phân phối trực tiếp (Direct sales). Đây là một kênh phân phối rất tiện lợi để bán các sản phẩm có mức giá trung bình. Khi các nhà sản xuất đã lựa chọn loại kênh phân phối này thì cũng có nghĩa là họ phải tìm cách giao tiếp, tương tác, liên hệ với khách hàng trực tiếp mà không cần sử dụng bất kì khâu trung gian nào trong hoạt động mua bán cũng như giao hàng. Các sản phẩm được bán thông qua loại kênh phân phối này thường phải sử dụng thường xuyên như: văn phòng phẩm, máy lọc không khí, trang sức,… - Loại hình kênh phân phối thứ hai là kênh phân phối gián tiếp. Đây là loại hình mà nhà sản xuất sẽ sử dụng khâu trung gian để phân phối hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Nhà phân phối trung gian có thể là tổ chức, cá nhân đứng ở giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, là cầu nối của hai bên mua và bán. Khi các nhà sản xuất sử dụng loại kênh phân phối này cũng tức là họ đã từ bỏ một số quyền kiểm soát đối với cách thức sản phẩm được bán và đối tượng khách hàng. Loại kênh phân phối gián tiếp giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí trong quá trình phân phối vì đây là quá trình tiêu hao khá nhiều tiền bạc và nhân lực. Ngoài ra, việc sử dụng loại kênh phân phối gián tiếp giúp hàng hóa, dịch vụ được đưa đi nhiều nơi, đến đúng thị trường mục tiêu, có thể mở rộng thêm thị trường, giúp tăng lợi nhuận thu về. - Loại hình kênh phân phối thứ ba là kênh phân phối bán buôn/bán lẻ. Đối với loại kênh phân phối này, nhà sản xuất sẽ liên kết các nhà bán buôn và bán lẻ thành một chuỗi liên kết. Đây là loại kênh phân phối được các doanh nghiệp khá là ưa thích. Tuy nhiên, đôi khi các nhà bán buôn, bán lẻ sẽ phải chịu rủi ro nếu sản phẩm họ nhận được khó bán hoặc không thể bán được. Để hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp cần phải có một số cách thức để duy trì quan hệ thật lâu bền với các nhà bán buôn, bán lẻ: + Cho phép những nhà bán buôn trở thành đại lý cho doanh nghiệp, khiến họ trở thành một phần của doanh nghiệp. + Đảm bảo lợi nhuận cho cả hai bên, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra trong quá trình phân phối hàng hóa, dịch vụ. + Cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp cho các nhà bán buôn, bán lẻ để họ hiểu hơn về sản phẩm và có thể cung cấp những thông tin đó đến với người tiêu dùng. + Luôn lắng nghe ý kiến, phản hồi của các nhà bán buôn, bán lẻ để cải thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ - Loại kênh phân phối thứ tư chúng ta cần đề cập đến là kênh phân phối điện tử. Loại kênh phân phối này khiến một doanh nghiệp vừa có thể sản xuất, vừa có thể phân phối, vừa có thể quảng có hàng hóa, dịch vụ mà không cần qua trung gian phân phối hay phải cộng tác quá nhiều như trước kia nữa. Doanh nghiệp sẽ trực tiếp đưa sản phẩm đến với khách hàng. Có thể nói, đây cũng là loại kênh phân phối trực tiếp nhưng loại kênh phân phối này không bị giới hạn về không gian hay thời gian cho hoạt động mua bán. Doanh nghiệp có thể kết nối, tương tác trực tiếp với khách hàng, quảng bá sản phầm rộng rãi nhờ sức lan tỏa mạnh mẽ của Internet. Việc đầu tư cho loại hình kênh phân phối này đang được nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư. Có thể nói, loại hình kênh phân phối điện tử đang dần thay đổi thói quen mua sắm và chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. 2.2. Chiến lược phân phối (Distribution strategies) Chiếc lược phân phối được định nghĩa như sau: - Theo Philip Kotler, chiến lược phân phối là tập hợp các nguyên tắc mà nhờ đó các doanh nghiệp có thể thực hiện được các mục tiêu tại thị trường mục tiêu - Theo quan điểm mục đích, chiến lược phân phối là quá trình xem xét để lựa chọn phương án phân phối tốt nhất, giảm tối đa chi phí phân phối trong điều kiện cụ thể của chiến lược marketing hỗn hợp và trong sự tác động của 2 môi trường vĩ mô và vi mô nhằm đảm bảo các chỉ tiêu mức độ thỏa mãn nhu cầu trên một thị trường mục tiêu đã xác định. Có thể thấy, việc xác lập và ấn định bất cứ chiến lược phân phối cần phải được đặt trong quan hệ với mục tiêu của các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một vị thế, mục đích, khả năng không giống nhau nên chiến lược phân phối họ đặt ra sẽ khác nhau. - Đối với các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, họ có vị thế hàng đầu trên thị trường, nguồn lực tài chính cũng như con người mạnh mẽ, khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ cao, chiếm được thị trường rộng lớn. Chính vì vậy họ sẽ đặt mục tiêu phải tiếp tục giữ vững thị phần, tăng thị phần và tăng cả tổng nhu cầu thị trường để duy trì và tăng khả năng phục vụ thị trường, nhằm duy trì vị thế hàng đầu. - Đối với các doanh nghiệp thách thức thị trường, họ có khả năng vươn lên dẫn đầu nên các doanh nghiệp như vậy vừa phải duy trì vị thế, vừa phải tăng tốc để tiến đến vị trí số 1 trên thị trường. - Đối với các doanh nghiệp đi theo sau, họ là những doanh nghiệp ở vị trí thấp, quy mô nhỏ lẻ, họ sẽ có xu hướng ăn theo, làm theo các các sản phẩm của các doanh nghiệp đứng trên hạng của họ. - Đối với các doanh nghiệp nép góc, họ là những doanh nghiệp lép vế hoàn toàn so với các doanh nghiệp đang dẫn đầu hay thách thức thị trường nên họ không lựa chọn đối đầu một cách mạo hiểm và liều lĩnh, thay vào đó, họ sẽ tìm và phát triển ở những thị trường nhỏ lẻ, phù hợp với quy mô doanh nghiệp để tránh những cạnh tranh không đáng có. 2.3. Hình thức phân phối và kế hoạch tiếp thị (Distribution Methods and Marketing Plans) Hình thức phân phối ở đây có thể bị nhầm lẫn với các loại kênh phân phối. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm khác nhau. Hình thức phân phối ở đây được hiểu là cách thức khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ. Dựa vào các loại kênh phân phối, ta có thể có những hình thức phân phối như sau: - Mua sản phẩm trực tiếp tại nơi sản xuất, hoặc gián tiếp thông qua các đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ: Hình thức phân phối này giúp người mua có được ngay sản phẩm mình cần tuy nhiên, họ sẽ mất thời gian cho việc đi lại và việc chọn lựa có thể diễn ra khá lâu, cần phải sắp xếp thời gian hợp lý để chọn lựa và mua được mặt hàng cần thiết. - Mua sản phẩm trực tiếp trên các trang thương mại điện tử: Hình thức này tuy xuất hiện sau hình thức trên nhưng lại ngày càng được ưa chuộng nhờ sự tiện lợi của nó. Khách hàng không cần mất thời gian đi lại và lựa chọn các sản phẩm mà có thể xem thông tin về chúng và đặt mua, giao dịch sẽ được hoàn tất ngay tức thì. Khách hàng có thể lựa chọn phương thức thanh toán thông qua tài khoản ngân hàng hoặc thanh toán trực tiếp và sẽ chỉ mất một chút thời gian để chờ đợi mà thôi. 3. Vai trò của Distribution channels - kênh phân phối Kênh phân phối có vai trò kết nối nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nhờ có các kênh phân phối mà hàng hóa và dịch vụ mới đến tay người tiêu dùng đúng thời gian, địa điểm, đúng thị trường mục tiêu. Các kênh phân phối – Distribution còn giúp điều tiết số lượng, chủng loại của dịch vụ, hàng hóa để phù hợp sự đa dạng trong nhu cầu (giá cả, mẫu mã, thương hiệu,…) của khách hàng. Ngoài ra, kênh phân phối còn giúp tích lũy một lượng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường ở những nước kém phát triển, thường thì các mặt hàng như nông sản, nhu yếu phẩm sẽ được tích lũy. Kênh phân phối giúp chia nhỏ lượng hàng hóa khổng lồ trước khi nó tiến vào thị trường và đến tay người tiêu dùng. Không phải tất cả mọi người đều muốn mang hàng tạ, hàng tấn hàng hóa về chất trong nhà mà họ chỉ mua lượng nhỏ đủ dùng mà thôi. Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về Distribution là gì và vai trò của nó đối với chiến lược marketing của các doanh nghiệp và đối với người tiêu dùng. Hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng thể về Distribution và hiểu rõ hơn về khái niệm này.  

Xem nguyên bài viết tại: Distribution là gì? Bạn biết gì về Distribution trong Marketing?

#timviec365vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét