Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Tất tần tật những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Tất tần tật những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp

1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là loại bảo hiểm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi đứng trước nguy cơ mất việc hoặc doanh nghiệp giải thể. Khi người lao động ký hợp đồng chính thức làm việc với các doanh nghiệp sẽ tiến hành đóng các khoản bảo hiểm như sau: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Có thể nói rằng, bảo hiểm thất nghiệp chính là “cứu cánh” cho người lao động trong thời kỳ kinh tế chuyển giao, tính cạnh trạnh nghề nghiệp ngày càng gay gắt, khốc liệt 2. Đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp Theo quy định mới nhất của Luật lao động, những đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau: Song phương hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty, ngoại trừ một số trường hợp người lao động nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức hoặc người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật Có thời gian tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp và các loại bảo hiểm bắt buộc khác trong khoảng thời gian từ 12 tháng trở lên Hoàn thiện hồ sơ và nộp tại các trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định Chưa tìm được việc làm ( sau 15 ngày kể từ khi nộp hồ sơ, ngoại trừ một số trường hợp đi nghĩa vụ quân sư, đi học hoặc bị phạt cải tạo, phạt tù… 3. Mức đóng và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp 3.1. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp Hàng tháng, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải chi trả một khoản cho quỹ bảo hiểm. Trong các khoản bảo hiểm, không thể không kể tới bảo hiểm thất nghiệp- là một quyền lợi vô cùng  sát sườn của người lao động. Theo Luật việc làm ( Điềuu 57 luật việc làm 2013), tỷ lệ trích của bảo hiểm thất nghiệp là được quy định như sau : Dựa theo mức lương của người lao động đăng ký trên thang bảng lương của doanh nghiệp Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp 1 % Doanh nghiệp chịu bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động 1 % Mức lương đăng ký trên thang bảng lương thấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu vùng được quy định . Để biết thêm về mức lương tối thiểu vùng các bạn có thể tham khảo nghị định 157/ 2018/ND-CP. Đối với những người lao động đã qua đào tạo, kể cả qua đào tạo nghề, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp ít nhất phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng 7%. Trong trường hợp người lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt hoặc độc hại, mức lương đóng các khoản bảo hiểm nói chung và khoản bảo hiểm thất nghiệp nói riêng phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng là 5%. 3.2. Bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào? Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần phải hoàn thiện hồ sơ thủ tục trong vòng 3 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động ( Những thủ tục hồ sơ cần chuẩn bị tôi sẽ nhắc chi tiết hơn ở luận điểm sau) Theo quy định, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính như sau Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp = 60% x bình quân tiền lương đóng BHTN trong vòng 6 tháng Số tháng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp phụ thuộc vào số năm đóng bảo hiểm của người lao động. Người lao động sẽ được hưởng ba tháng bảo hiểm thất nghiệp nếu có thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ 12 đến 36 tháng. Cứ đóng thêm 12 tháng thì lại được hưởng thêm 1 tháng nhưng không được vượt quá ngưỡng tối đa là 12% Ví dụ : Chị A đóng bảo hiểm tại công ty B với mức lương bình quân là 7 triệu đồng trong vòng 12 tháng. Vì lý do cá nhân, chị A không thể tiếp tục đi làm nên đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty B. Khi đó, tổng mức bảo hiểm thất nghiệp chị A được hưởng sẽ là 7.000.000 x 60% x 3 = 12.600.000 Ngoài trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, người lao động còn có thể được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễ phí và hỗ trợ chi phí học nghề đối với một số đối tượng 4. Một số điều cần biết khi làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp 4.1 Hồ sơ cần thiết để hưởng bảo hiểm thất nghiệp Để  có thể hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, các bạn cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm những thứ sau: Giấy đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp Bản sao photo công chứng  hợp đồng lao động, quyết định thôi việc, quyết định sa thải, quyết định thôi việc, sổ bảo hiểm xã hội. Hồ sơ này chỉ có hiệu lực trong vòng 3 tháng, kế từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Quá 3 tháng, hồ sơ này sẽ không còn giá trị sử dụng để làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp 4.2.Thủ tục làm  bảo hiểm thất nghiệp được tiến hành như thế nào? Các bạn có thể tham khảo một vài bước dưới đây để nắm rõ hơn về những thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Bước 1: Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ( gồm tất cả những hồ sơ kể trên) tại các trung tâm dịch vụ việc làm. Lưu ý: hoàn thiện hồ sơ trong vòng 3 tháng kế từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Bước 2: Nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp từ các trung tâm Bước 3: Tới cơ quan nhận bảo hiểm thất nghiệp nhận trợ cấp  ( sau  5 ngày kể từ khi nhận được quyết định) 4.3. Hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại nơi nào? Thông thường người lao động sẽ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại nơi đăng ký bảo hiểm ban đầu. Ví dụ, khi làm thủ tục bảo hiểm tại quận Thanh Xuân, Hà Nội, các bạn sẽ hường bảo hiểm thất nghiệp tại cơ quan bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh này. Một số trường hợp muốn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu quy định. 5. Mặt trái của bảo hiểm thất nghiệp Mặc dù bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động và mang một ý nghĩa rất nhân văn nhưng vẫn tiềm ẩn rất nhiều mặt trái. Số lượng người trục lợi từ bảo hiểm thất nghiệp đã đạt tới một con số đáng báo động, đặc biệt là ở các khu vực như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… Theo quy định, người lao động sẽ buộc phải chấm dứt việc hưởng trợ cấp thất nghiệp khi tìm được công việc mới, số tháng còn lại sẽ được bảo lưu cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo. Không ít những cá nhân đã lợi dụng quy định này, không khai báo với cơ quan bảo hiểm mặc dù đã tìm được công việc mới. Điều này khiến quỹ bảo hiểm thất thoát một số tiền khá lớn. Tình trạng này cần phải được khắc phục và tiến hành truy thu để cân bằng ngân sách. Bài viết trên đây là lời giải thích cho “bảo hiểm thất nghiệp là gì” và một số những vấn đề xoay quanh thuật ngữ này. Hy vọng các bạn có thế áp dụng những kiến thức này để thực hiện thành công thủ tục bảo hiểm thất nghiệp- quyền lợi vô cùng thiết thực của người lao động khi tham gia bảo hiểm.  

Coi nguyên bài viết ở: Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Tất tần tật những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp

#timviec365.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét