1. Giá trị của phần kỹ năng chuyên môn trong CVMỗi năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường rất nhiều với một số lượng có thể nói là rất lớn. Điều đó đã tạo ra sức cạnh tranh đối với thị trường việc làm trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.Tuy nhiên điều quan trọng để có được một công việc tốt cần chú ý đến rất nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố mang tính quyết định đầu tiên chính là CV xin việc. Ngoài việc để ý tới yếu tố thành tích học tập ấn tượng của ứng viên thì nhà tuyển dụng còn rất chú trọng xem xét trình độ chuyên môn. Để có thể làm cho CV xin việc của bạn trở nên nổi bật hơn các ứng viên khác thì tốt hơn hết, các bạn hãy tập trung vào việc trình bày và lựa chọn cách thức để trình bày phần kỹ năng chuyên môn thu hút nhất.Qua lời chia sẻ của một nhà văn nổi tiếng, những kỹ năng về việc làm của người ứng viên được chứng minh thông qua từ khóa mà bản thân người ứng viên đó lựa chọn để sử dụng viết vào trong CV. Ông nói: khi nhân viên có được những kỹ năng cốt lõi đối với lĩnh vực chuyên môn đang ứng tuyển , chúng cho phép người ứng viên có thể nhanh chóng vượt qua được vòng tuyển dụng.khi tìm việc, bạn cần chuẩn bị một bản CV cụ thể để phục vụ cho vị trí đang ứng tuyển. Rất dễ để biết được nhà tuyển dụng mong muốn điều gì trong CV xin việc bằng việc xem kỹ các yêu cầu được liệt kê trong tin tuyển dụng. Nếu như bạn có kỹ năng sử dụng phần mềm thì nên đưa chúng ngay vào mục kỹ năng sẽ làm tăng thêm sức hút cho nhà tuyển dụng.Giá trị của phần kỹ năng chuyên môn trong CVThế nhưng trong CV xin việc, nếu như chỉ làm nổi bật các kỹ năng chính thì sẽ không đủ để khiến cho bản CV xin việc của bạn có thể nổi bật. Vì CV còn mang giá trị là tài liệu để quảng bá chính bản thân bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn không chỉ liệt kê các yếu tố thể hiện bạn là một người sáng tạo mà còn chứng minh sự xứng đáng của mình thông qua các kinh nghiệm trong việc sử dụng kỹ năng nghề nghiệp.Việc bị sa thải trong quá khứ có lẽ là một sự ám ảnh lớn đối với một người ứng viên, nhất là khi bạn bị sa thải trong thời gian dài. Khi đó, nhiệm vụ chính mà người ứng viên cần thực hiện chính là làm nổi bật các kỹ năng có liên quan tới công việc ứng tuyển.Vậy khi thể hiện phần kỹ năng trong CV xin việc, người tìm việc cần phải hết sức chú ý tới cách thể hiện của từng mục. Với phần kỹ năng, đây là một trong các yếu tố không thể thiếu đối với CV, cũng là một yếu tố mà nhà tuyển dụng nào cũng đặc biệt chú ý tới. Vậy thì bằng cách nào để có thể trình bày phần kỹ năng chuyên môn trong CV xin việc một cách ấn tượng nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn nắm bắt toàn bộ những bí quyết hay nhất để tạo nên một bản CV xin việc thành công từ việc trau chuốt cho phần kỹ năng công việc.2. Cách trình bày kỹ năng chuyên môn trong CV xin việcTrong bất kể hoạt động nào bạn cũng có thể tích lũy được những kỹ năng cần thiết ví như trong hoạt động sinh hoạt trên trường lớp, hoạt động tình nguyện hay triển khai các dự án. Thậm chí ngay khi bạn thường xuyên chơi một bộ môn thể thao nào đó, biết đâu bạn cũng có thể tìm được cho mình một kỹ năng tương thích với công việc đang ứng tuyển.Cách trình bày kỹ năng chuyên môn trong CV xin việcKhi đưa cả những kỹ năng này vào trong CV xin việc, điều đó đồng nghĩa rằng nhà tuyển dụng sẽ có thêm căn cứ để hiểu rõ bạn hơn, từ đó đưa ra được những đánh giá chính xác hơn về bạn ở các phương diện như sở thích hay kinh nghiệm làm việc của các ứng viên.Bạn hãy đưa vào phần trình bày kỹ năng những con số cụ thể để làm dẫn chứng. Chẳng hạn như doanh thu đạt được của bạn là bao nhiêu, tỉ lệ tăng trưởng khách hàng như thế nào?...Hãy cố gắng trình bày tất cả những kỹ năng bạn cho rằng nhà tuyển dụng cần nhìn thấy nó vì mối liên quan đến công việc mà họ đang tuyển dụng. Vậy đâu là những kỹ năng cần thiết để thể hiện rõ trong CV xin việc? Hãy tiếp tục theo dõi nội dung sau đây.3. Kỹ năng giống nhau có xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau?Ví như nếu bạn đang có dự định chinh phục vị trí Marketing nhưng lại chưa có trong tay nhiều kinh nghiệm, chưa đủ tự tin để thể hiện tài năng trong lĩnh vực này thì tốt nhất, hãy vận dụng ngay phương án xem xét thật kỹ thông tin tuyển dụng để biết được họ đang nhắm tới người ứng viên có kỹ năng gì.Nên thực hiện điều này khi bạn còn đang là sinh viên, quan sát thật kỹ tin tuyển dụng tại các vị trí đang có định hướng nhắm tới. Nếu thực sự ngành nghề, vị trí bạn đang nhắm đến có kỹ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các tin tuyển dụng tại nhiều công ty khác nhau với cùng một vị trí thì đương nhiên đó sẽ là kỹ năng rất quan trọng mà bất kể nhà tuyển dụng nào cũng đòi hỏi ứng viên cần phải có để đủ đáp ứng điều kiện công việc.Ngay cả với những vị trí không có nhiều mối liên quan tới nhau thì cũng cần đến các kỹ năng tương tự nhau. Chẳng hạn như đối với những người làm trong mảng ngành Marketing và nhân viên của mảng làm Website Developers thì có một điểm giống nhau ở chỗ cần kỹ năng phân tích dữ liệu.Hoặc như dân làm web designers hay làm Content thì cần phải có kỹ năng sử dụng Wordpress. Kỹ năng giải quyết vấn đề lại là đòi hỏi chung của vị trí chăm sóc khách hàng với nhân viên làm web Developers.Kỹ năng chuyên môn trong CV xin việcCác kỹ năng mang chẳng hạn như teamwork hay Google Ads, Problem – solving skills,... thường xuất hiện ở trong nhiều vị trí việc làm khác nhau, nhất là trong ngành liên quan đến hoạt động Marketing. Có thể chúng ta chưa hề tích lũy được nhiều kinh nghiệm ở lĩnh vực đang ứng tuyển thế nhưng bù lại sự thiếu sót đó lại là một núi kỹ năng công việc vững chắc mà trải qua quá trình làm thêm hay bươn trải nhiều đã tích lũy được. Điều quan trọng nhất không phải là bạn có bao nhiêu kỹ năng mà đó là cách bạn trình bày những kỹ năng đã có đó như thế nào để thực sự có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng. Khi đã có định hướng cụ thể về ngành nghề đã theo đuổi thì bạn cần nắm chắc chắn những kỹ năng công việc cần thiết để có thể thăng tiến trong công việc đó. Vậy nên mọi thứ bạn cần làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đó là cần lên sẵn sàng một lộ trình phát triển bản thân trên con đường sự nghiệp sau khi ra trường. Trong đó cách xác định các kỹ năng quan trọng và cách thể hiện chúng như thế nào là một trong những nội dung vô cùng quan trọng mà bạn phải quan tâm.4. Một số kỹ năng chuyên môn trong CV quan trọng nhất định không thể bỏ qua4.1. Kỹ năng làm việc nhómDù bạn ứng tuyển vào vị trí nào đi chăng nữa thì điều đó cũng chưa phải là mối bận tâm lớn nhất. Đa phần, tất cả các công việc thực tế hiện nay đều cần người ứng viên phải có kỹ năng làm việc nhóm. Không những thế, chúng ta còn phải biết cách xử lý thật tốt các nhiệm vụ việc làm trong nhóm đó chẳng hạn như giải quyết các mâu thuẫn xảy ra giữa các thành viên trong nhóm, giao nhiệm vụ cho các thành viên sao cho đúng người đúng năng lực.Nếu như bạn đang hướng tới vị trí Marketing, nhưng điểm trừ của bạn đó là không có kinh nghiệm thì chắc chắn lúc này cần phải dựa vào một yếu tố khác để giúp bạn lấy lại “phong độ”. Không gì khác đó chính là kỹ năng làm việc nhóm.Với vị trí Việc làm Marketing thì kỹ năng làm việc nhóm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy đưa những dẫn chứng nào để chứng tỏ kỹ năng làm việc nhóm của bạn?Rất đơn giản, nếu là sinh viên mới ra trường, không thiếu các hoạt động có thể chứng minh cho điều đó. Bạn hãy nghĩ đến những buổi tụ họp cùng bạn bè để cùng làm đề tài nhóm, những công việc part time làm thêm hay trong các hoạt động tình nguyện. Đây đều là những công việc, những hoạt động mang đậm màu sắc hoạt động nhóm có thể tạo nên lợi thế cho chính bạn.4.2. Kỹ năng giải quyết vấn đềTrong tiếng Anh, kỹ năng này được gọi là Problem – Solving Skills. Vậy khi nào thì chúng ta cần sử dụng và trình bày kỹ năng chuyên môn này trong CV xin việc? Đó là khi bạn xin vào làm việc tại một số vị trí mà tiêu biểu như nhóm công việc phải làm việc với khách hàng thường xuyên, những người làm công việc phát triển website, ngay như một tay Design cũng phải trang bị cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề. Thế nên đối với những người làm ở vị trí marketing.Nếu chỉ nói là kỹ năng giải quyết vấn đề trong CV thì nghe có vẻ khá chung chung. Chúng ta có thể tùy thuộc vào từng công việc cụ thể để nói rõ hơn về kỹ năng giải quyết vấn đề cụ thể bằng cách chia nó thành nhiều công việc khác nhau và lựa chọn kỹ năng giải quyết vấn đề phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển. Chẳng hạn như trong bản CV ngành Marketing, bạn cần phải đưa rõ vấn đề cụ thể làm sao để có thể giải quyết được vấn đề phát triển quảng cáo. Còn với vị trí nhân viên Customer Service, kỹ năng chuyên môn giải quyết vấn đề mà bạn cần phải thể hiện đó chính là làm thế nào để cho mọi khách hàng cảm thấy hài lòng đối với dịch vụ của công ty.Chúng ta luôn phải đối diện với rất nhiều các vấn đề, do vậy mà khi đã ứng tuyển thành công vào một vị trí việc làm nào đó, và nhận được lời mời phỏng vấn thì bạn chẳng có bất kỳ lý do nào để từ chối. Để đáp lại sự ghi nhận của nhà tuyển dụng thì bạn hãy chia sẻ cùng với họ về mọi khó khăn mà bạn đã phải đối diện trong công việc và cuộc sống. Đặc biệt, đừng quên cho họ thấy rằng bạn đã đưa ra phương án giải quyết cho các vấn đề gặp phải đó như thế nào. Yếu tố này cũng sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có thêm minh chứng để xem xét kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn như thế nào.4.3. Kỹ năng sắp xếp và lập kế hoạchĐa số các công việc đều cần đến kỹ năng sắp xếp, lập kế hoạch một cách có tổ chức. Trong số đó, các công việc điển hình đòi hỏi về kỹ năng này cao hơn có thể kể tới như là việc làm quản lý dự án, chạy sự kiện. Khi có kỹ năng này có nghĩa là bạn là người có thể đảm bảo mọi thứ luôn được diễn ra một cách có trình tự và không bị đảo lộn lung tung.Một số kỹ năng chuyên môn trong CVKhi ứng tuyển vị trí việc làm marketing thì bạn càng phải đáp ứng kỹ năng này ở mức độ cao. Theo đó, nhà tuyển dụng sẽ xem xét và đánh giá khả năng của bạn dựa vào cách mà bạn lên chiến dịch marketing. Một chiến dịch hoàn hảo, chuẩn mực thì nhất định phải có mục tiêu rõ ràng và có đối tượng cụ thể, đồng thời không thể thiếu phương án làm việc chi tiết dành cho mỗi thành viên trong nhóm.Khi đi phỏng vấn, bạn thường sẽ được hỏi về kỹ năng sắp xếp, tổ chức kế hoạch. Vậy hãy thành thật chia sẻ cho nhà tuyển dụng nắm rõ về khả năng của bạn thông qua một dự án nào đó mang tính phức tạp, phải trải qua nhiều bước. Có như thế nhà tuyển dụng mới đặt nhiều kỳ vọng và niềm tin tưởng vào kỹ năng này của bạn.4.4. Kỹ năng phân tíchNhắc tới kỹ năng phân tích thường chúng ta nghĩ nhiều nhất đến chuyên ngành IT. Tuy nhiên, không phải cứ là dân IT thì mới cần tới kỹ năng này mà còn rất nhiều vị trí công việc khác cũng đòi hỏi mức độ cao khả năng phân tích được dữ liệu. Ngay đối với ngành Marketing, việc làm Customer Service chẳng hạn cũng cần phải thực hiện thật tốt kỹ năng phân tích dữ liệu về nguồn khách hàng, các dữ liệu trong hoạt động quảng cáo nhằm đánh giá một cách chuẩn xác nhất hiệu quả công việc đạt được cùng với mức độ hài lòng từ phía khách hàng.Đặc biệt kỹ năng này được thực hành khá tốt khi bạn là một người thường xuyên làm việc với những con số. Tuy vậy thì dù bạn không nắm bắt giỏi về con số nhưng vẫn có được khả năng phân tích vấn đề thì chắc chắn bạn hoàn toàn có thể phân tích các dữ liệu một cách tốt nhất.Bạn có thể nêu dẫn chứng chi tiết để chứng minh cho nhà tuyển dụng biết bạn đã thể hiện tốt kỹ năng phân tích đó như thế nào. Chẳng hạn như cách mà bạn sử dụng kỹ năng phân tích để tăng lượt xem trên trang Blog của mình. Hoặc như bạn đã thực hiện các thao tác phân tích tình hình để có thể làm tăng lượt theo dõi trên trang facebook cá nhân của mình ra sao.4.5. Kỹ năng viết báo cáoBáo cáo chúng tôi nhắc tới là hoạt động báo cáo các kết quả làm việc theo yêu cầu của sếp. Sau mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi thời điểm làm việc khác nhau thì đa số chúng ta đều được sếp lớn yêu cầu phải báo cáo cụ thể kết quả công việc đã thực hiện được. Ngoài ra, kỹ năng báo cáo này còn được áp dụng với trường hợp bạn sẽ báo cáo kết quả sau mỗi dự án đảm nhận.Như vậy, kỹ năng viết báo cáo sẽ đòi hỏi bạn cần phải biết cách thực hiện các thao tác từ thu thập cho đến tổng hợp thông tin, tiếp theo đó cần sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu để viết nên một văn bản ở dạng tóm tắt một cách hoàn chỉnh nhất để hướng đến mục đích người đọc báo cáo có thể hiểu rõ nội dung và kết quả bạn viết.Khi thực hiện kỹ năng báo cáo, bạn cần phải nắm rõ được mục đích vì sao chúng ta cần phải báo cáo? Cũng chẳng khó để hiểu, báo cáo là cách bạn giúp cho người đọc có thể nắm bắt được những công việc của bản thân mình và của các thành viên trong đội nhóm mình một cách cụ thể hơn, từ đó có thể tiết kiệm được thời gian trong quá trình mọi người kiểm tra công việc.4.6. Kỹ năng chuyên môn trong CV - Khả năng làm nghiên cứuMỗi chúng ta đều đang sử dụng công cụ tìm kiếm Google mỗi ngày nhưng chưa chắc bạn đã nắm rõ cách sử dụng công cụ này sao cho hiệu quả nhất và đồng thời có thể tìm kiếm được nhiều thông tin sát với mong muốn của bạn nhất. Do vậy mà tìm kiếm thông tin chính là một kỹ năng vô cùng quan trọng và rất cần thiết với đại đa số các đầu việc, nhất là đối với những công việc được đòi hỏi cần phải thực hiện nghiên cứu về thị trường như nghề Marketing.Kỹ năng chuyên môn trong CVCũng nhờ có kỹ năng tìm kiếm thông tin mà bạn còn có thể dễ dàng tìm kiếm được cho chính mình nhiều thông tin về các vị trí tuyển dụng để bạn có được một sự chuẩn bị chu đáo hơn, cẩn thận hơn trong quá trình viết CV xin việc tại vị trí đó.4.7. Kỹ năng quản lý dự ánTrở thành leader là mong muốn của bất cứ ai khi tham gia vào công việc. Trong khi đó dường như bất kể công việc hay bất kể vị trí nào cũng cần phải có một người quản lý/ leader đứng đầu chỉ đạo và sắp xếp công việc cho các thành viên trong nhóm, tổ.Ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, rất có thể bạn đã có điều kiện để rèn luyện kỹ năng làm leader chẳng hạn như trưởng nhóm của câu lạc bộ sinh viên tình nguyện, người nhóm trưởng trong các nhóm học tập. Như vậy ít nhiều thì kỹ năng quản lý cũng đã trở thành một phần kinh nghiệm có trong bạn, hãy thể hiện chúng một cách rõ ràng trong CV bạn nhé.Khi trình bày kỹ năng quản lý dự án, bạn cần phải hiểu rõ về kỹ năng này. Trong kỹ năng quản lý dự án bao gồm nhiều những kỹ năng nhỏ hơn. Có thể kể tới như kỹ năng thực hiện nhiều việc cùng lúc, kỹ năng làm lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng thương lượng…Nếu như có trong tay kiến thức về sử dụng các phần mềm như Google Drive, Trello, Wunderlist, Slack,.. thì sẽ càng chứng tỏ bạn là người giỏi kỹ năng quản lý dự án.4.8. Kỹ năng chuyên môn trong CV - sử dụng máy tính thành thạoCác vị trí việc làm hiện nay đều đòi hỏi kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo, đặc biệt là yêu cầu bạn phải nắm bắt cơ bản nhất về những chương trình trong máy tính bao gồm Word, Excel, một số kỹ năng tìm kiếm trên internet hay sử dụng mail, tận dụng các trang mạng xã hội,...Bạn có thể trình bày kỹ năng word và Excel tích lũy được tại khóa học thêm ở trung tâm đào tạo nào đó và có kinh nghiệm áp dụng kỹ năng này vào công việc gì. Hoặc khi trình bày kỹ năng internet chẳng hạn, có thể trình bày khả năng tận dụng mạng xã hội facebook vào trong mục đích truyền thông tại vị trí công việc gì.Như vậy, những thông tin chia sẻ ở trên đây chính là những nội dung vô cùng quan trọng mà chúng ta cần nắm kỹ. Vì chúng chính là những kỹ năng chuyên môn trong CV xin việc xuất hiện ở hầu hết các CV xin việc trong nhiều ngành nghề. Bạn chỉ cần lưu ý rằng, trước khi bắt tay vào việc viết CV thì bạn hãy cố gắng đọc thật kỹ những thông tin tuyển dụng để biết cụ thể xem nhà tuyển dụng đưa ra những đòi hỏi như thế nào để từ đó có thể ghi chính các kỹ năng phù hợp và đáp ứng đúng đủ yêu cầu.
Coi bài nguyên văn tại: Kỹ năng chuyên môn trong CV xin việc nên viết như thế nào?
#timviec365.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét