Kinh nghiêm là một mục vô cùng quan trọng trong cv xin việc. Nhiều khi nó quyết định trực tiếp đến việc bạn có được gọi đi phỏng vấn hay không. Vậy nên viết kinh nghiệm trong cv xin việc bạn cần chú ý những điều gì? 1. Kinh nghiệm trong CV xin việcKinh nghiệm trong cv xin việc là một phần rất quan trọng. Kinh nghiệm là tất cả những gì bạn đã học tập, thu nạp được trong những công việc trước đây. Kinh nghiệm làm việc có thể là kinh nghiệm làm việc trong công ty cũ của bạn, nhưng cũng có thể là kinh nghiệm làm việc mà bạn thu thập được sau quá trình thực tập, nghiên cứu hoặc làm những công việc có liên quan.Ngày nay, rất nhiều những doanh nghiệp, công ty, nhà tuyển dụng họ cho rằng kinh nghiệm làm việc trong thực tế quan trọng hơn bằng cấp và lý thuyết mà bạn học được khi còn ngồi trên ghế nhà trường.Đặc biệt, trong thực tế có một số ngành nghề quả nhiên kinh nghiệm làm việc luôn quan trọng hơn nhiều so với lý thuyết được học ở trên lớp. Chính vì vậy nhiều công ty, doanh nghiệp thường dành những ưu tiên nhiều hơn đối với những người có kinh nghiệm làm việc.Chính vì vậy khi bạn sở hữu một loạt những kinh nghiệm làm việc sẽ là một điểm cộng rất lươn cho cv của bạn khi nó nằm trước mặt nhà tuyển dụng. Bởi lẽ khi bạn đã có kinh nghiệm làm việc nghĩa là bạn đã có được những trải nghiệm thực tế, những gì bạn học được khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã được đem ra kiểm chứng trong một khoảng thời gian dài.Không chỉ có vậy, khi bạn đã làm tại một công ty, một doanh nghiệp nào đó thì chắc chắn rằng bạn đã gặp những biến cố trong công việc, những khó khăn trong công việc. Và bạn đã rút ra được nhiều những bài học kinh nghiệm cho mình. Vậy nên nếu có gặp những biến cố ấy trong công ty của họ thì bạn cũng dễ dàng xử lý chúng, và đôi khi là xử lý một cách hoàn hảo, giải quyết được vấn đề mà công ty đang gặp phải.Hơn nữa, khi bạn đã có kinh nghiệm, người ta sẽ không phải bỏ nhiều thời gian để hướng dẫn cũng như chỉ bảo cho bạn từng ly từng tí giống như đối với một sinh viên mới ra trường.Hơn nữa những gì bạn đã học được ở công ty cũng sẽ rất giúp ích cho họ trong việc xây dựng và phát triển công ty, doanh nghiệp. Bạn sẽ biết được những bài học mà đôi khi ở công ty của họ những nhân viên khác không nghề biết đến.Một người có kinh nghiệm làm việc cũng là một người có tâm lý vững vàng, họ đã trải qua nhiều biến cố của cuộc đời cũng như những biến cố trong nghề nghiệp. Vậy nên khi đến với công việc mới họ sẽ hành sử chắc chắn và thông minh, biết tính toán trước sau cứ không có những suy nghĩ bốc đồng như hồi còn trẻ.Tuyển một người có kinh nghiệm làm việc vào công ty, người đó có thể sẽ chính là người chỉ bảo cho những đối tượng mới xin việc sau này. Doanh nghiệp họ không mất khâu đào tạo những người đã có kinh nghiệm mà còn chọn được những người có thể đào tạo những đối tượng mới theo mẫu “tuổi trẻ tài cao”Từ tất cả những điều trên, ta thấy một sự thật hiển nhiên rằng những người có kinh nghiêm bao giờ cũng được ưu ái hơn so với những người chưa có kinh nghiệm. Hơn nữa, khi bạn đã có kinh nghiệm, bạn đi xin việc, bạn cũng sẽ có cơ hội được tuyển vào vị trí cao trong công ty.Mục kinh nghiệm làm việc thường nằm ở giữa bản cv xin việc. Đây cũng là mục nhà tuyển dụng chú ý nhất khi cầm đọc cv xin việc của bạn. Khi nhà tuyển dụng tuyển một số lượng lớn nhân sự, hàng nghìn cv xin việc sẽ được gửi về công ty. Họ đọc qua, chủ yếu là đọc phần kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm làm việc của bạn. Sau đó chọn ra những cv xin việc nổi bật nhất, để học đọc và lọc kỹ khi có thời gian.Vì vậy bạn có thể chọn mục kinh nghiệm trong cv xin việc để giúp cho bức cv của bạn nổi bật hơn cả, tạo ấn tượng sâu sắc hơn cả đối với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên cũng không vì thế mà bạn viết mục kinh nghiệm của mình tràn lan đại hải, không rõ ràng, và liệt kê những công việc không liên quan đến ngành nghề của mình. Vì như vậy sẽ gây cảm giác nhàm chán, không làm nổi bật công việc mà tuyển dụng muốn đọc được.Vậy làm sao để viết mục kinh nghiệm trong cv xin việc hoàn hảo và nổi bật nhất?2. Cách viết mục kinh nghiệm cho Cv xin việcKinh nghiệm làm việc cùng với những kỹ năng bạn đạt được sẽ tác động gần như trực tiếp đến việc bạn có được gọi đến phỏng vấn hay không. Chính vì vậy bạn không nên bỏ qua mục này, trừ phi bạn chưa có chút kinh nghiệm làm việc nào.Khi viết về mục kinh nghiệm làm việc trong cv xin việc bạn chú ý những điểm cơ bản sau:Hãy viết những kinh nghiệm về công việc của bạn hoặc ít nhiều có liên quan đến công việc mà bạn đang làm. Không nên viết những việc chung như pha trà, rót nước, hay dọn dẹp, …Ví dụ khi viết kinh nghiệm làm việc khi xin vào công ty thương mại điện tử bạn có thể viết như sau:Công ty Cổ phần Trách nhiệm Hữu Hạn ABCVị trí: Trưởng phòng kinh doanhQuản lý chung các hệ thống siêu thị thị điện máy của công ty.Tạo các chương trình quảng cáo, thu hút người mua hàng đến với công ty.Thiết kế những kế hoạch hoạt động chung cho nhân viên cơ sở quản lý.Gặp gỡ đối tác, đàm phán và kí kết các hợp đồng.Hoặc khi viết kinh nghiệm làm việc để ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng bạn có thể viết mẫu cv xin việc cho người có kinh nghiệm như sau:Cửa hàng điện thoại ACBVị trí: Quản lý cửa hàngKiểm kê và chốt số lượng hàng hóa bán ra hằng ngàyNhận chỉ tiêu doanh số bán hàngLập những kế hoạch, chiến lược bán hàngĐẩy những sản phẩm tồn đến những chi nhánh khác để giải quyết hàng tồn kho.Công ty giải pháp CV 365Vị trí: Nhân viên bán hàngHỗ trợ quảng cáo sản phẩmGiới thiệu và tư vấn sản phẩm tại các cửa hàng, đồng thời giải đáp những thắc mắc những thắc mắc của khách hàng trong quá trình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng.Nhân và bảo hành sản phẩm khi gặp lỗi.Cửa hàng quần áo trẻ em ConyeuVị trí: Nhân viên trực fanpage, và nhân viên bán hàngViết content quảng cáo cho sản phẩm quần quá trẻ em của cửa hàng và đăng bài trên các diễn đàn quảng bá.Chốt hóa đơn online của khách hàng cuối ngày.Thăm dò ý kiến và phải hồi của khách hàng.Tiếp theo, bạn hãy viết những kinh nghiệm có được hay những công việc trước đây của bạn một cách có hệ thống. Liệt kê lịch sử làm việc với vị trí và những việc gì bạn đã làm được trong khi vẫn đang giữ chức vụ đó trong cv xin việc. Không nên chỉ liệt kê mối tên công ty và vị trí công việc của mình bởi vì như vậy nó sẽ không nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.Bản mô tả tất cả nhưng kinh nghiệm làm mà bạn đã có được phải rất rõ ràng. Ngoài ra kinh nghiệm làm việc cũng phải chính xác, đúng sự thật, đúng vị trí vai trò và phải thật mạch lạc. Sau khi đọc cv xin việc của bạn, đặc biệt là thông qua mục kinh nghiệm mà bạn vừa viết trong cv xin việc của minh, nhà tuyển dụng sẽ từ đó đọc và hiểu chính xác công việc mà bạn đã làm trước đây, vị trí mà bạn đã giữ khi cong làm công việc đó là gì? Thông qua đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được kỹ năng bạn thu được, bạn học hỏi được sau khi làm công việc đó là gì? Từ những thành tự đạt được trong cv xin việc, nhà tuyển dụng có thể cân nhắc để sếp bạn vào chức quản lý của công ty hay không.Khi viết mục kinh nghiệm xin việc, bạn không chỉ phải liệt kê theo danh sách mà bạn còn phải chú ý điểm sau. Đầu tiên khi liệt kê bạn bên bắt đầu bằng tên vị trí công việc mà bạn đã từ làm, sau đó đến tên công ty, tiếp tục là địa điểm của công ty đó và cuối cùng là thời gian bạn đã làm việc. Tuy nhiên đôi khi bạn cũng có thể sắp xếp tên công ty lên trước vị trí công việc mà bạn đã từng làm cũng không sao. Nhưng nên nhớ hãy sắp xếp các công việc bạn đã làm theo thứ tự lần lượt từ những công việc có thời gian gần đây nhất cho đến những công việc về trước nữa mà bạn đã làm.Hãy mô tả những công việc bạn đã làm thông qua đó gián tiếp bộc lộ trách nhiệm của bạn trong công việc trước đây của bạn bằng cách sử dụng những câu văn rõ ràng, mạch lạc, ngữ nghĩa dễ hiểu. Để viêt những câu văn như vậy không hề khó khăn, bạn chỉ cần sử dụng những động từ, tính từ hoặc danh từ thể hiện gián tiếp được trách nhiệm và tài năng của mình. Ví dụ như các từ: phát triển, quản lý, tổ chức, tạo, sáng lập, .... trong mục kinh nghiệm cv xin việc của bạn. Hãy nhớ rằng bạn nên tập trung vào những kỹ năng, bên cạnh những kỹ năng ấy là những thế mạnh mà bạn có được trong quá trình làm việc tại công ti cũ. Từ đó gián tiếp thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được rằng những kỹ năng mà bạn có được có thể nó sẽ giúp ích gì đấy cho công ty nếu như họ nhận bạn vào làm việc, hoặc gần nhất là giúp ích cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển.Tuy nhiên, liệt kê kinh nghiệm nhiều là tốt, nhưng không có nghĩa là bạn viết nhưng kinh nghiệm ấy một cách trải dài, mà không có điểm nhấn. Viêt như vậy thì dù bạn có dày dặn kinh nghiệm bao nhiêu đi chăng nữa thì nó vẫn sẽ trôi đi như một cơn gió trong đầu nhà tuyển dụng. Vì vậy một chú ý nữa khi viết mục này đó là bạn hãy tạo một điểm nhấn trong mục kinh nghiệm của bạn. Nhằm làm cho mục kinh nghiệm làm việc ấy thêm phong phú kinh nhưng vẫn để lại những cô đọng trong lòng người đọc. Nếu không, dù bạn có viết dài đi chăng nữa, bạn có nhiều kinh nghiệm đi chăng nữa, nhiều tài năng đi chăng nữa thì với nhà tuyển dụng, tất cả chúng đề không có gì khác biệt.Hãy sử dụng những từ khóa cho mỗi công việc cụ thể. Đôi khi bạn sẽ nghi ngờ rằng liệu những từ khóa mà bạn sử dụng liệu có chính xác. Vậy nên hãy đọc lại chắc chắn cv xin việc của mình, đôi khi là những cv mẫu về ngành nghề của mình để tham khảo.Sử dụng những con số cụ thể sẽ là minh chứng tốt nhất cho những thành tự mà bạn đã đạt được khi còn làm việc tại công ty cũ.Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý răng chỉ nên mô tả kinh nghiệm làm việc của minh trong khoảng từ 3 đến 5 dòng cho mỗi công việc mà bạn đã từng làm. Hơn nữa hãy sử dụng những gạch đầu dòng để tạo điểm nhấn, tạo mỹ quan và gây ấn tượng cho người đọc.Đó là các viết mục kinh nghiệm trong cv xin việc bằng tiếng việt, vậy khi viết cv xin việc bằng tiếng anh thì ở mục kinh nghiệm ta cần chú ý điều gì?3. Cách viết mục kinh nghiệm cho Cv xin việc bằng tiếng anhNhư chúng ta đã biết, tiếng anh chưa bao giờ là lợi thế đối với người Việt Nam. Trong đó khó hơn cả có lẽ là viết cv xin việc bằng tiếng anh. Chính vì vậy khi viết cv xin việc bằng tiếng anh bạn nên chú ý điều sauHãy chọn những từ ngữ chuyên ngành, những thuật ngữ để viết trong cv xin việc. Như vậy sẽ vẫn diễn tả được nội dung mà bạn muốn nói, hơn nữa tránh được những lỗi đặt câu bạn có thể gặp phải.Hạn chế đặt những câu dài, những câu có ngữ nghĩa không rõ ràng, dễ gây hiểu làm khi nhà tuyển dụng đọc chúng. Hơn nữa, nếu không nắm vững ngữ pháp tiếng anh bạn sẽ rất dễ bị sai cấu trúc ngữ pháp. Nó có thể tạo một nghĩa hoàn toàn ngược lại, và sẽ là mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.Viết kinh nghiệm trong cv xin việc bằng tiếng anh cũng nên tuân thủ những quy tắc khi viết cv xin việc như khi viết bằng tiếng việt mà chúng tôi đã giới thiệu phái trên.4. Ý nghĩa mục kinh nghiệm trong CV xin việcMô tả kinh nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng khi bạn nộp cv xin việc, sau đó là trong buổi phỏng vấn.Nhiều khi, mô tả kinh nghiệm sẽ quyết trực tiếp đến việc bạn có được chọn lựa để gọi đến cuộc phỏng vấn của công ty hay không. Viết kinh nghiệm một cách rõ ràng, mạch lạc sẽ thể hiện được rằng bạn là người có đầu óc khoa học, tư duy rõ ràng, khoa học.Những gì bạn viết trong cv xin việc sẽ chứng tỏ rằng bạn khác biệt và nổi bật hơn so với những ứng viên khác. Đó là một câu trả lời rõ ràng nhất đối với nhà tuyển dụng trước câu hỏi tại sao chúng tôi nên chọn bạn.Đặc biệt đối với những công ty yêu cầu cao về kinh nghiệm thì những kinh nghiệm bạn có được, bạn liệt kê trong cv xin việc gần như sẽ là con đường ngắn nhất đưa bạn đến vị trí công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển.Kinh nghiệm trong cv xin việc là rất quan trọng. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn có được những cái nhìn tổng quát nhất về các viết mục kinh nghiệm trong cv xin việc cũng như các viết thông tin trong mục này.
Coi thêm ở: Cách viết cv cho người có kinh nghiệm bạn nên biết!
#timviec365.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét