1. Trả lời cho câu hỏi bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? Bảo hiểm xã hội bắt buộc chính là số tiền phải nộp cho cơ quan bảo hiểm cùng với các khoản : Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Các tổ chức thuê lao động sẽ có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động có hợp đồng lao động chính thức với doanh nghiệp. Thông thường thời hạn thử việc tối đa đối với những người lao động có qua đào tạo ( tốt nghiệp cao đẳng đại học) là 60 ngày. Quỹ bảo hiểm này có thể được coi là một quỹ “đề phòng rủi ro” đồng thời cũng là thu nhập cơ bản của người lao động khi đã quá tuổi lao động. Khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, người lao động cần phải đọc kỹ các điều khoản về hợp đồng để tránh trường hợp bị mất quyền lợi. Khi doanh nghiệp có những hạn chế về bảo hiểm, các bạn nên cân nhắc lại về việc ký kết hợp đồng. Những doanh nghiệp” trốn” đóng bảo hiểm cho người lao động là vi phạm luật lao động và sẽ bị truy thu số tiền “trốn” nếu như có cơ quan bảo hiểm vào thanh tra.Theo đúng quy định người lao động khi làm việc tại bất cứ doanh nghiệp nào, từ các tổ chức nhà nước đến các tổ chức theo mô hinh tư nhân, tập đoàn đều có quyền được tham gia bảo hiểm 2. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc Khi có lao động mới ký kết hợp đồng chính thức với doanh nghiệp, bộ phận phụ trách về mảng bảo hiểm cuả công ty là kế toán hoặc hành chính nhân sự sẽ tiến hành làm hồ sơ báo tăng bảo hiểm trên phần mềm trực tuyến và thực hiện trích nộp bảo hiểm cho người lao động. Tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay là 22.5% ( doanh nghiệp đóng 17,5%, người lao động đóng 8%). Ngoài khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động có quyền được tham gia các khoản bảo hiểm khác nhu bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp . Tỷ lệ trích của các khoản bảo hiểm này như sau · Đối với bảo hiểm y tế: doanh nghiệp đóng 3%, người lao động đóng 1.5 % · Đối với bảo hiểm thất nghiệp: doanh nghiệp đóng 1%, người lao động đóng 1% Ngoài ra, doanh nghiệp có đủ điều kiện để thành lập công đoàn cơ sở sẽ phải đóng 2% kinh phí công đoàn cho liên đoàn lao động của quận, huyện trên địa bàn. Tổng kết lại, hàng tháng, doanh nghiệp sẽ phải đóng tất cả các khoản bảo hiểm cho người lao động bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 21.5%, người lao động sẽ phải chịu 10.5%. Mức lương đóng bảo hiểm sẽ được đăng ký trên thang bảo lương nộp cho các cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm, và khai báo trên phần mềm khai báo trực tuyến. Mức lương này cũng sẽ được đề cập rõ ràng trên hợp đồng lao động. Người lao động cần phải nắm được mức lương nộp bảo hiểm của mình là bao nhiêu để đảm bảo quyền lợi khi hưởng một số chế độ bảo hiểm: thai sản, hưu trí, tử tuất,… Ở luận điểm tiếp theo tôi sẽ trình bày rõ hơn về mức lương đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. 4. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định Mức lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ phụ thuộc vào hình thức trả lương cho người lao động. Hiện tại, có hai hình thức trả lương cơ bản: Trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm ( hay còn gọi là lương khoán).. Ngoài ra mức lương đóng bảo hiểm xã hội còn phụ thuộc vào mức lương tối thiểu vùng theo quy định. Nếu doanh nghiệp đóng trên địa bàn vùng I, mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là 4.180.000 Nếu doanh nghiệp đóng trên địa bàn vùng II, mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là 3.710.000. Nếu doanh nghiệp đóng trên địa bàn vùng III, mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 3.250.000 Nếu doanh nghiệp đóng trên địa bàn vùng IV, mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 2.920.000. Ngoài ra, mức đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ được giới hạn không được vượt ngưỡng 20 tháng lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, trừ những người lãnh đạo doanh nghiệp sẽ được áp dụng mức đóng bảo hiểm cao nhất, có rất ít người lao động có đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm ở mức này Để biết hơn về các vùng lương tối thiểu, các bạn có thể tham khảo.Theo quy định mức lương đóng bảo hiểm của nhân viên sẽ không được phép cao hơn so với người đứng đầu doanh nghiệp.Đối với những nhân viên đã qua đào tạo, mức lương đóng bảo hiểm tối thiểu sẽ phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng 7%. Tại nghị định 141/ 2017/ NĐ-CP, các khu vực lương tối thiểu vùng được quy định rất rõ. Các bạn có thể tham khảo thêm để biết thêm chi tiết về những hạn mức này. Mức lương này rất quan trọng đối với quyền lợi của bảo hiểm xã hội. Tôi xin ví dụ như sau: Chị A đã qua đào tạo đại học chính quy và đang làm việc cho công ty B trên địa bàn vùng I. Khi đó mức lương tối thiểu mà chị A được tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và các khoản bảo hiểm khác sẽ là: (4.180.000+ 7% x 4.180.000) = 4.472.600 Cụ thể các mức đóng sẽ được tính như sau Bảo hiểm xã hội bắt buộc Chị A phải chịu : 4.472.600 x 8% = 357.808 Doanh nghiệp chịu : 4.472.600 x 18% =805.068 Bảo hiểm y tế Chị A phải chịu : 4.472.600 x 3% = 134.178 Doanh nghiệp chịu 4.472.600 x 1.5% = 67.089 Bảo hiểm thất nghiệp Chị A phải chịu: 4.472.600 x 1% = 44.726 Doanh nghiệp chịu : 4.472.600 x 1% = 44.726 Khi chị A bắt đầu làm việc chính thức cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm báo tăng lao động đồng thời làm các thủ tục bảo hiểm và tiến hành nộp bảo hiểm cho chị A . Mức bảo hiểm trên là mức thấp nhất theo quy định. Đối với những trường hợp chị A được tăng lương, mức bảo hiểm cũng sẽ tăng tỷ lệ thuận với mức lương đó. 5. Những lợi ích của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nói riêng và các khoản bảo hiểm khác nói chung, người lao động sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi. Đặc biệt, đối với những trường hợp rủi ro như : ốm đau, mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, tham gia bảo hiểm sẽ chi trả cho các bạn một số chi phí để giảm bớt khó khăn. Đối với người lao động là nữ giới, việc tham gia đóng bảo hiểm là vô cùng cần thiết. Khi lao động nữ mang thai, sinh con hoặc có một số vấn đề rủi ro trong thai kỳ, họ sẽ được nghỉ hưởng lương đồng thời được chi trả toàn bộ hoặc một phần viện phí. Số tiền bảo hiểm thai sản mà phụ nữ nhận được khá cao. Sau khi đóng bảo hiểm liên tục từ đủ 6 tháng trở lên trong khoảng 12 tháng trước khi sinh con, lao động nữ sẽ được hưởng bảo hiểm thai sản theo quy định. Mức trợ cấp thai sản sẽ tỷ lệ thuận với mức lương người lao động tham gia bảo hiểm. Đối với những người đóng bảo hiểm ở mức cao, số tiền trợ cấp thai sản có thể lên tới hàng chục triệu đồng. Khoản tiền này sẽ giúp ích rất nhiều cho các bà mẹ trong 6 tháng nghỉ chăm con và giảm bớt áp lực kinh tế cho rất nhiều gia đình. 6 . Một số mặt trái của các doanh nghiệp khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc Hiện nay, khi cơ quan thuế và cơ quan bảo hiểm đã có sự liên kết, vấn đề “trốn” bảo hiểm đã được giảm so với trước đây. Tuy nhiên, đâu đó, hiện tượng này vẫn còn tồn tại khiến quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Không ít các doanh nghiệp vẫn không đăng ký bảo hiểm cho người lao động. Điều này đồng nghĩa với việc, người lao động sẽ không có bất kỳ một quyền lợi nào khi ốm đau hoặc có những rủi ro trong nghề nghiệp. Hơn nữa, về lâu dài, khi không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động muốn có trợ cấp lương hưu phải tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và phải chịu hoàn toàn chi phí. Trong khi đó, mức lương nhận được sau này lại thấp hơn rất nhiều so với việc tham gia đóng các khoản bảo hiểm tại các tổ chức. Những trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thường xuyên bị ngắt quãng cũng sẽ bị ảnh hưởng quyền lợi. Vì vậy, khi kế toán bên doanh nghiệp cũ người lao động làm việc đã tiến hành báo giảm bảo hiểm trên hệ thống, cần phải tiến hành xử lý thủ tục bảo hiểm một cách nhanh chóng để người lao động được tiếp tục tham gia ở đơn vị mới. Một số doanh nghiệp không muốn mất chi phí đóng bảo hiểm cho người lao động, nhưng vẫn muốn chi phí nhân công là chi phí hợp lý, thường ép người lao động phải ký kết vào những bản hợp đồng không đúng với sự thực. Việc thanh kiểm tra bảo hiểm thường xuyên, tiến hành truy thu bảo hiểm đã giảm bớt phần nào hiện tượng này. Tuy nhiên, không ít những ông chủ của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ không thực hiện theo đúng luật lao động và đảm bảo quyền lợi cho nhân viên. Số người lao động đang làm việc tại các công ty mà không được tham gia bảo hiểm vẫn là một con số khá lớn. Đóng bảo hiểm là nghĩa vụ và quyền lợi thiết thực của mỗi người. Vì vậy, trước khi ký kết hợp đồng lao động hãy đảm bảo rằng bản thân các bạn được bảo vệ bởi cơ quan bảo hiểm khi có những vấn đề rủi ro, khi sinh nở hoặc khi không còn khả năng lao động. Bài viết trên đây là toàn bộ những chia sẻ về khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hy vọng có thể đem lại những thông tin hữu ích cho các bạn đang muốn tìm hiểu về khái niệm này nói riêng và các khoản bảo hiểm xã hội nói chung.
Xem bài nguyên mẫu tại: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội bắt buộc
#timviec365.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét