1. Hình thức đầu tư BOO là gì? Nước ta đang trong giai đoạn phát triển vì vậy luôn có nhu cầu về vốn để có thể đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất lớn. Đặc biệt là ở địa phương, nơi mà cơ sở vật chất vẫn còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, khi đầu tư và những ngành này lại cần một nguồn vốn khổng lồ trong khi ngân sách nhà nước thì có hạn. Mà các nhà tài trợ thì không thể tài trợ đầy đủ nguồn vốn cho nước ta dùng vào việc xây dựng cơ sở vật chất. Do đó, hình thức đầu tư theo mô hình hợp tác công – tư là một biện pháp hữu hiệu nhất để giảm áp lực về nguồn vối đối với nhà nước, đồng thời, đây cũng là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán về ngân sách đầu tư. Ưu điểm rất lớn của mô hình này đó là nó có khả năng giúp huy động nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong nước từ nguồn vốn của tư nhân cả trong và ngoài nước. Trong các hình thức hợp tác đầu tư giữa công và tư nổi bật nhất là hình thức đầu tư BOO. Hình thức đầu tư BOO là hình thức xây dựng được ký kết bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kí kết với nhà đầu tư nhằm mục đích xây dựng công trình cũng như những kết cấu hạ tầng của công trình đó. Sau khi công trình được xây dựng thành công, trong một khoảng thời gian nhất định công trình đó sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư. Nhưng thực chất công trình đó vẫn thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước. Nhìn chung hình thức đầu tư BOO là hình thức đầu tư công – tư gần gũi nhất với hình thức tư nhân hóa. Kí kết giữa nhà đầu tư và nhà nước về hình thức đầu tư BOO sẽ được ký kế bằng hợp đồng BOO. Vậy hợp đồng BOO là gì? 2. Hợp đồng BOO là gì? BOO là chữ viết tắt của cụm từ Build – Own – Operate có nghĩa là xây dựng - sở hữu - kinh doanh. Hợp đồng BOO là bản hợp đồng được ký kết giữa nhà đầu hoặc chủ doanh nghiệp dự án và tư cơ quan nhà nước có thẩm quyền và, nhằm mục đích xây dựng các dự án, các công trình hạ tầng. Trong một khoảng thời gian nhất định, dự án đó sẽ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp đầu tư đó có sử dụng sự công trình được xây dựng đó vào mục đích của mình theo quy định của pháp luật. Ví dụ như doanh nghiệp đầu tư vốn xây đường cao tốc, doanh nghiệp đó sẽ được thu phí trên đoạn đường cao tốc đó trong một khoảng thời gian nhất định. Hợp đồng BOO được ký kết trên nhiều lĩnh vực xây dựng khác nhau từ xây dựng đường xá cầu cống, cho đến xây dựng những tòa nhà, … được sử dụng cho mục đích công. Trong xây dựng đường xá, bao gồm xây dựng đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường cao tốc, cầu vượt, … Còn xây dựng các công trình khác như bệnh viện, trường học, … Do hợp đồng BOO gần với hình thức tư nhân hóa hoàn toàn, chính vì vậy tại một số quốc gia trong đó có Việt Nam đã áp các quy định đặc biệt nhằm hạn chế khả năng tư hữu vĩnh viễn của các cơ quan thực hiện dự án công – tư này bằng cách trao quyền thực hiện dự án BOO cho cơ quan đại diện nhà nước ký kết. Chẳng hạn, khi hợp đồng BOO được ký kết tại Philippines, việc thực hiện dự án BOO trước tiên phải do Ủy Ban Hợp Tác Đầu Tư (ICC) trực thuộc Cơ Quan Phát Triển Và Kinh Tế Quốc Dân (NEDA) khuyến nghị và sau đó phải được Tổng Thống ra quyết định chấp thuận cuối cùng. Ở Việt Nam cũng vậy, hợp đồng BOO sẽ chỉ được kí kết khi có sự đồng ý của thủ tướng chính phủ. Hình thức này giúp đảm bảo rằng các dự án hạ tầng công không được giao cho phía tư nhân một cách dễ dãi. 3. Khi nào được ký kết và sử dụng hợp đồng BOO? Hợp đồng BOO chỉ được khí kết khi chính thức được thủ tướng chính phủ, người có quyền lực tối cao trong việc quyết định những chủ trương về đầu tư các dự án đầu tư liên quan đến xây dựng và những dự án về kinh doanh các ngành mang tính trụ cột của quốc gia như đầu tư xây dựng cảng hàng không, hay đầu tư xây dựng vận tải hàng không, hay cảng biển, đường quốc lộ, … nhìn chung là những ngành có liên quan đến giao thông vận tải. Người trực tiếp nắm quyền quản lý các hoạt động đầu tư theo hình thức công – tư này là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đã được phân công, cơ quan có chuyên môn về ngành nghề được đầu tư. Đồng thời chính những cơ quan này sẽ là người đại diện, là người có thẩm quyền để trực tiếp ký kết các hợp đồng xây dựng, các dự án xây dựng công – tư sau khi được thủ tướng chính phủ phê chuẩn. Những cơ quan được giao nhiệm vụ ký kết sẽ sử dụng chức năng, nhiệm vụ, và quyền hạn của mình trong việc thực hiện các quyền, và những nghĩa vụ trên cơ sở thỏa thuận đã được ký kết trong hợp đồng dự án với nhà đầu tư. Hoặc cơ quan này cũng có thể ủy quyền ký kết ấy cho cơ quan chuyên môn nhỏ hơn trực thuộc mình để đại diện ký kết và thực hiện các nhiệm vụ ghi trong hợp đồng BOO tùy vào chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, và điều kiện quản lý. 4. Đặc điểm của hình thức đầu tư BOO và hợp đồng BOO Vậy hình thức đầu tư xây dựng, sở hữu, kinh doanh này có những đặc điểm gì nổi bật? 4.1. Quyền tài sản và quyền sở hữu: Hình thức đầu tư BOO giúp trao cho tư nhân, những người trực tiếp đầu tư, xây dựng quyền phát triển và sở hữu một dự án hạ tầng trong thời hạn không xác định. Tại nhiều quốc gia, sở hữu trong thời hạn không xác định đồng nghĩa với sở hữu dự án mãi mãi. Tuy nhiên, tại Việt Nam,chủ đầu tư sẽ được trao quyền sở hữu và phát triển cơ sở hạ tầng đó trong một khoảng thời gian dài theo quy định của pháp luật. 4.2. Hợp đồng BOO Nhiều dự án BOO không được cấu trúc dựa trên văn bản được gọi là “Hợp Đồng BOO”. Thay vào đó, chính phủ chỉ đơn giản trao cho khu vực tư nhân quyền thực hiện dự án để triển khai và sở hữu dự án, và khu vực tư nhân được tự do làm bất kì điều gì họ muốn đối với dự án. Mối quan hệ pháp lý này không cần phải được quy định trong một hợp đồng BOO phức tạp. Trong bối cảnh Việt Nam, một dự án BOO điển hình có thể là phát triển một nhà máy thủy điện tư nhân. Trong những dự án này, chủ nhà máy nhận được công văn hay biên bản ghi nhớ từ các cơ quan liên quan để phát triển dự án. Dự án này không được bảo đảm bằng một hợp đồng BOO. 4.3. Xây dựng Các doanh nghiệp đầu tư và ký kết hợp đồng các dự án BOO trên thực tế sở hữu các công trình cho các mục đích riêng nên khi ký kết hợp đồng BOO hai bên thường không quy định chi tiết về việc xây dựng. Việc xây dựng phải nằm dưới sự kiểm soát và quyền định đoạt của doanh nghiệp dự án. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp công trình dự án được xây dựng đó, sẽ được dùng vào việc sử dụng cho các mục đích công như xây dựng cầu, đường, trường, trạm, ... cung cấp một dịch vụ công thì hợp đồng BOO có những quy định cụ thể các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và cả thời hạn sử dụng của doanh nghiệp đầu tư. Nhìn chung hình thức đầu tư BOO sẽ hướng đến kết quả đầu ra, là sản phẩm sau khi quá trình xây dựng được hoàn tất chứ không phải đầu vào. 4.4. Thời hạn hợp đồng Đa phần trong các hợp đồng lao động không quy định về thời hạn sở hữu , hợp đồng BOO không quy định việc tự động chuyển giao lại cho chính phủ. Tuy nhiên, hợp đồng BOO có thể quy định các điều khoản yêu cầu phải bán dự án cho chính phủ trong trường hợp doanh nghiệp dự án có vi phạm hay các trường hợp dẫn tới việc bán lại khác. 4.5. Phân bổ rủi ro Hợp đồng BOO chuyển giao gần như toàn bộ rủi ro cho khu vực tư nhân. Bởi lẽ tư nhân là những người trực tiếp rót vốn đầu tư vào công trình. Đồng thời chịu toàn bộ trách nhiệm với công tình mình đã nhận. Nhà nước gần như không can thiệp sâu vào quá trình xây dựng các công trình này. Vì vậy nếu như có bất cứ rủi ro gì xảy ra như thiếu kinh phí, phá sản, … doanh nghiệp tư nhân gần như sẽ chịu toàn bộ thiệt hại. 4.6. Nghĩa vụ giữa hai bên khi xây dựng dự án Với đặc điểm riêng biệt, đứng từ từ những góc độ làm việc khác nhau nên giữa doanh nghiệp đầu tư và nhà nước sẽ có những vai trò khác nhau đối với những dự án đầu tư trong hình thức kinh doanh BOO này. Nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư sẽ có trách nhiệm cấp vốn, nhân lực xây dựng, thiết kế công trình xây dựng và sở hữu công trình. Thứ hai là có nghĩa vụ vận hành và bảo trì công trình vĩnh viễn. Cuối cùng, chủ đầu tư sẽ được hưởng quyền lợi từ việc thu phí và lệ phí từ người sử dụng công trình để thu hồi vốn cho dự án. Nghĩa vụ, vai trò từ phía nhà nước đó là: Cấp phép và hỗ trợ trong việc đảm bảo chấp thuận việc thực hiện dự án BOO, và các điều khoản liên quan đến hình thức đầu tư BOO, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho chủ đầu tư có thể xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước có quyền lợi đó là có quyền chọn mua dịch vụ của doanh nghiệp dự án BOO. 5. Quá trình tiến hành một hợp đồng BOO Trước khi quyết định ký kết, triển khai một hợp đồng BOO, Nhà nước sẽ dựa vào những tiêu chí xem xét sau đây để quyết định có ký hợp đồng BOO với doanh nghiệp đầu tư hay không. - Chọn lọc các doanh nghiệp dự án: Nếu việc thực hiện dự án BOO nhằm mục đích cung cấp dịch vụ công, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ thiết lập các tiêu chí sơ tuyển được thiết kế phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp dự án có thể thực hiện và thực hiện tốt dự án sau khi hợp đồng được ký kết. Nhà nước sẽ tìm kiếm những doanh nghiệp dự án đã có hồ sơ năng lực được kiểm định từ trước và năng lực tài chính để thiết kế, xây dựng, cấp vốn và vận hành dự án đạt được các chỉ tiêu yêu cầu đầu ra dự kiến. - Xem xét các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ: Nếu dự án có mục đích cung cấp dịch vụ cho cộng đồng, thì khi viết hợp đồng BOO sẽ có những quy định về về đảm bảo những tiêu chuẩn xây dựng, những dịch vụ sau khi được đưa vào sử dụng, .... Những tiêu chuẩn này thường do bên tư vấn kĩ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xuất và được soạn thảo rõ ràng trong nội dung của hợp đồng BOO. Tuy nhiên, những nội dung này phải đảm bảo tính khách quan và định lượng được với các thủ tục và cơ chế đánh giá doanh nghiệp tuân thủ hay không tuân thủ tiêu chuẩn. Nếu dự án chỉ đơn thuần mang tính thương mại thì trong hợp đồng BOO sẽ không quy định nhiều về những chỉ tiêu chất lượng này. - Thanh toán: Trong trường hợp doanh nghiệp dự án BOO bán dịch vụ lại cho chính phủ, hợp đồng BOO phải quy định rõ các điều khoản của giao dịch này, cũng như phương pháp điều chỉnh phí định kỳ dựa theo lạm phát. - Vấn đề toàn quyền và độc quyền: Về bản chất việc nhượng quyền là việc cơ quan nhà nước trao cho doanh nghiệp dự án,toàn quyền hay độc quyền thực hiện dự án. Thường trong hợp đồng BOO sẽ có cam kết từ phía cơ quan nhà nước có thẩm về việc nhà nước không xây dựng những công trình bên cạnh mang tính cạnh tranh cao. 6. Hợp đồng BOO trong giao thông vận tải Ở Việt Nam, ngành được đầu tư BOO nhiều nhất có thể là ngành giao thông vận tải. Bởi lẽ, tại Việt Nam hệ thống giao thông vận tải vẫn chưa hoàn toàn được xây dựng đầy đủ, hoàn chỉnh và hiện đại. Giao thông vận tải vẫn thường xuyên được sửa chữa và đầu tư xây dựng liên tục. Trong khi chi phí xây dựng cho ngành này là không hề nhỏ vì vậy luôn cần nguồn vốn đầu tư từ tư nhân để xây dựng ngành này. Có thể thấy, mẫu hợp đồng BOO thường bị hạn chế về giá trị khi áp dụng vào Việt Nam. Đặc biệt là trong ngành giao thông vận tải. 6.1. Trong lĩnh vực đường cao tốc Doanh nghiệp được xây dựng và thu lợi nhuận từ trạm nghỉ, cửa hàng tiện ích và các trạm tiếp nhiên liệu dọc theo tuyến đường cao tốc có thu phí. Tuy nhiên, khi xây dựng đường cao tốc cũng như khi đưa đường cao tốc vào vận hành phải đảm bảo đảm bảo những nội dung sau: - Bảo đảm phạm vi các hoạt động thương mại của doanh nghiệp dự án được định nghĩa rõ ràng và khó có khả năng giải thích theo nghĩa bất thường hay có ý lạm dụng. - Đảm bảo doanh nghiệp dự án có quyền cho thuê các điểm kinh doanh trong khu vực thực hiện dự án. - Đảm bảo doanh nghiệp dự án, đối tác thuê mặt bằng và bên cung ứng không bị cản trở quyền tiếp cận các điểm kinh doanh trên tuyến đường cao tốc có thu phí, bao gồm việc miễn phí sử dụng đường bộ. - Cho phép doanh nghiệp dự án và các đối tác thuê được quảng cáo dọc theo tuyến cao tốc có thu phí cho dịch vụ họ cung cấp tại khu vực thực hiện dự án. - Cho phép doanh nghiệp dự án thay đổi đối tác thuê và sửa đổi dịch vụ tùy từng thời điểm. - Đảm bảo mối quan hệ giữa doanh nghiệp dự án BOO (đối với các hoạt động thương mại nói trên) và doanh nghiệp dự án BOT, BLT và O&M (đối với công tác vận hành đường cao tốc được hoạch định rõ ràng 6.2. Trong xây dựng cảng hàng không nhà đầu tư có quyền kiểm soát các cửa hàng bán lẻ, khách sạn, trung tâm hậu cần, kho vận liên kết, các cơ sở Bảo Trì, Sửa Chữa và Kiểm Tra (MRO) và công trình đậu xe có liên quan tới cảng hàng không, với các vấn đề chính cho các dự án loại này bao gồm: - Bảo đảm phạm vi các hoạt động thương mại của doanh nghiệp dự án được định nghĩa rõ ràng và khó có khả năng giải thích theo nghĩa bất thường hay có ý lạm dụng. Trong trường hợp sử dụng đất quanh cảng hàng không, các hoạt động kinh doanh được cấp phép, bao gồm giao dịch thuê mướn, cần được xem xét kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng bất lợi tới cảng hàng không 34 hoặc an toàn cảng hàng không. Hơn nữa, các điều khoản hợp đồng được định nghĩa sơ sài liên quan đến việc hoạch định mặt bằng đất có thể dẫn tới những hậu quả khó lường, chẳng hạn doanh nghiệp bán đất thay vì cho thuê đất (điều đã xảy ra ở các quốc gia khác). - Đảm bảo doanh nghiệp dự án có quyền cho thuê các điểm kinh doanh trên khu vực thực hiện dự án. - Bảo đảm doanh nghiệp dự án, các đối tác thuê mặt bằng và bên cung ứng không bị cản trở quyền sử dụng, bao gồm thủ tục khám xét an ninh, tới các địa điểm trong cảng hàng không và vùng đệm cảng hàng không. - Cho phép doanh nghiệp dự án và các đối tác thuê mặt bằng được quảng cáo trong và xung quanh cảng hàng không cho các dịch vụ họ cung ứng tại khu vực thực hiện dự án. - Cho phép doanh nghiệp dự án thay đổi đối tác thuê và sửa đổi dịch vụ tùy từng thời điểm - Đảm bảo mối quan hệ giữa doanh nghiệp dự án BOO (đối với các hoạt động thương mại nói trên) và doanh nghiệp dự án BOT, BLT và O&M (đối với công tác vận hành cảng hàng không) được hoạch định rõ ràng 6.3. Đối với ngành đường sắt Đối với ngành đường sắt, các cửa hàng bán lẻ, cơ sở sửa chữa và công trình đậu xe gắn liền với nhà ga, với các vấn đề chủ yếu của dự án loại này bao gồm: - Bảo đảm phạm vi các hoạt động thương mại của doanh nghiệp dự án được định nghĩa rõ ràng và khó có khả năng giải thích theo nghĩa bất thường hay có ý lạm dụng - Đảm bảo doanh nghiệp dự án có quyền cho thuê các điểm kinh doanh trong khu vực thực hiện dự án - Đảm bảo doanh nghiệp dự án, đối tác thuê mặt bằng và bên cung ứng không bị cản trở quyền tiếp cận các điểm kinh doanh trong nhà ga đường sắt, bao gồm việc miễn vé vào cổng hệ thống đường sắt. - Cho phép doanh nghiệp dự án và các đối tác thuê mặt bằng được quảng cáo trong và xung quanh nhà ga tàu hỏa cho các dịch vụ họ cung ứng tại khu vực thực hiện dự án. - Cho phép doanh nghiệp dự án thay đổi đối tác thuê và sửa đổi dịch vụ tùy từng thời điểm. - Đảm bảo mối quan hệ giữa doanh nghiệp dự án BOO (đối với các hoạt động thương mại nói trên) và doanh nghiệp dự án BOT, BLT và O&M (đối với công tác vận hành nhà ga) được hoạch định rõ ràng 6.4. Biên giới quốc gia trên biển Biên giới quốc gia trên biển được xác định bằng đường nội thuy. Các hợp đồng BOO đối với dự án này chủ yếu xoay quanh việc xây dựng các cảng nội địa. Cụ thể cảng nội địa đóng vai trò là trung tâm vận tải đa phương thức, dịch vụ chở phà và vận hành dự án thủy điện trên sông, với các vấn đề chính đã thảo luận trong 7. Ý nghĩa của hình thức đầu tư BOO Ý nghĩa lớn nhất của hình thức đầu tư BOO đó là hình thức này giúp nhà nước giảm sức ép về vấn đề vốn đầu tư vào các cơ sở vật chất. Đồng thời nó cũng cũng giúp nâng cao, phát triển hơn hệ thống cơ sở vật chất của Việt Nam. Đây là một trong những tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Không chỉ có vậy, những công trình được xây dựng này còn tạo ra công ăn việc làm cho dân cư lao động của nước ta. Bao gồm cả các công việc trong quá trình xây dựng cho đến những công việc được tạo ra sau khi công trình đó được đưa vào sử dụng. Những công trình ra đời, đứa con của hình thức đầu tư BOO đã giúp thay đổi về căn bản bộ mặt nước nhà. Đồng thời, nó giúp các doanh nghiệp trong nước có điều kiện phát triển, hơn nữa còn thu hút vốn đầu tư nước ngoài. BOO là hình thức đầu tư giữa nhà nước và tư nhân về nội dung xây dựng – sở hữu – kinh doanh. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ về hình thức đầu tư BOO là gì? Ngoài ra còn là những vấn đề liên quan đến hình thức đầu tư giữa nhà nước và tư nhân này.
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Tất cả những vấn đề liên quan đến hình thức đầu tư BOO là gì?
#timviec365.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét