Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

Bàn về các vấn đề xoay quanh kim ngạch nhập khẩu là gì?

Bàn về các vấn đề xoay quanh kim ngạch nhập khẩu là gì?

1. Kiến thức chung cần nắm rõ về nhập khẩu Song song với phạm trù xuất khẩu thì nhập khẩu cũng đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người hiện nay. Bởi nhập khẩu là một hoạt động vô cùng quan trọng của đất nước. Trước khi đi sâu tìm hiểu rõ hơn về kim ngạch nhập khẩu là gì? Nắm bắt những kiến thức chung về nhập khẩu sau đây sẽ giúp bạn định hình rõ hơn chân dung toàn diện của lĩnh vực thương mại này. Kiến thức chung cần nắm về nhập khẩu 1.1. Khái niệm nhập khẩu “Nhập khẩu” bao gồm các giao dịch về hàng hóa và dịch vụ cho cư dân của khu vực tài phán (chẳng hạn như quốc gia) từ những người không cư trú. Có thể hiểu một cách “không chuyên” nhất về nhập khẩu như sau: là hành động mua hoặc nhập sản phẩm, dịch vụ từ một quốc gia khác hoặc thị trường khác ngoài sở hữu. Nhập khẩu rất quan trọng đối với nền kinh tế vì chúng cho phép một quốc gia cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ không tồn tại, khan hiếm, chi phí cao hoặc chất lượng thấp cho thị trường của mình với các sản phẩm từ các quốc gia khác. Bạn cũng có thể tìm hiểu những khái niệm khác liên quan đến vấn đề nhập khẩu như sau: + Nhập khẩu song song: Là một hình thức nhập khẩu không thông qua trung gian đại lý. Chính vì vậy, đây là hình thức nhập khẩu được xem là không an toàn, hàng hóa và sản phẩm được nhập không được xác định rõ ràng về nguồn gốc, có tỷ lệ cao về hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái,... + Nhập khẩu phi mậu dịch: Là một hình thức nhập khẩu không có bản chất thương mại, không kinh doanh. Những hàng hóa được nhập từ theo hình thức này thông thường là hàng viện trợ, tài trợ, hàng hóa, sản phẩm do các tổ chức, cá nhân sinh sống và làm việc tại nước ngoài, người nước ngoài gửi hoặc mang về. Hình thức nhập khẩu phi mậu dịch là hình thức để phân biệt hoàn toàn vời hình thức mậu dịch, nhập khẩu mậu dịch có bản chất thương mại rõ ràng hơn). + Nhập khẩu tiểu ngạch: Là hình thức nhập khẩu có thủ tục đơn giản hơn những hình thức khác nên rất được ưa chuộng. Hình thức này chủ yếu được các dân cư ven các vùng biên giới sử dụng, thông qua các trung gian là cửa khẩu quốc tế. + Nhập khẩu chính ngạch: Là hình thức nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm từ các quốc gia láng giềng gần với Việt Nam. Tuy nhiên so với hình thức nhập khẩu tiểu ngạch thì có quy mô lớn hơn, các thủ tục để hàng nhập về thành công phức tạp, công phu và chi phí cũng cao hơn. 1.2. Tầm quan trọng của nhập khẩu ngày nay Khi đã nắm rõ được khái niệm nhập khẩu, chúng ta cũng có thể hình dung phần nào tầm quan trọng của nó đối với tiền trình phát triển chung của nền kinh tế. Giữa bối cảnh thương mại vô cùng nhộn nhịp và sôi động, sự hội nhập giữa các quốc gia là không thể bỏ lỡ. Bên cạnh đó nhu cầu về đời sống, giá trị tiêu dùng của con người ngày càng tăng cao, thì sự cần thiết của việc nhập khẩu để đáp ứng kịp thời nhu cầu này cũng là một quy trình hiển nhiên. Nhập và xuất là hai giá trị liền kề và song hành với nhau trên cán cân thương mại. Chỉ khi cán cân này không bị chênh lệch lớn thì quốc gia đó mới phát triển bền vững được. Thông qua các chỉ số về xuất nhập khẩu, chúng ta cũng dễ dàng định danh được nội lực của nền kinh tế giữa các quốc gia hơn. Bao giờ cùng thế, quốc gia phát triển khi kim ngạch xuất khẩu lớn, quốc gia kém hơn thì kim ngạch nhập khẩu sẽ lớn hơn. Nhìn chung, có thể nhìn về vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế ngày nay như sau: + Chức năng đầu tiên có thể nhìn thấy rõ ở hoạt động nhập khẩu chính là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi người, kịp thời giải quyết được vấn đề thiếu thốn hay khan hiếm về mặt hàng hóa. Bên cạnh đó nhập khẩu giúp ổn định cán cân thương mại, góp phần giúp nền kinh tế phát triển bền vững hơn trong trường hợp quốc gia đó không thể hoặc không kịp sản xuất các loại sản phẩm, hàng hóa. + Nhập khẩu góp phần làm phong phú hơn những mặt hàng trên thị trường hiện tại, cung cấp cho người tiêu dùng nhiều hơn là một sự lựa chọn, khi hàng hóa, sản phẩm được nhập từ mọi nơi trên khắp thế giới. Xa hơn là sự nâng cấp không hề nhỏ trong chất lượng mức sống của đại đa số người tiêu dùng. + Nhập khẩu góp phần xóa bỏ tình trạng chiếm hữu và độc quyền thương hiệu, đảm bảo được những lợi ích mang lại cho người tiêu dùng. Khép lại hình thức kinh tế tự cung tự cấp, tiến tới hội nhập và hợp tác các giá trị hàng hóa, thương hiệu sản phẩm từ các quốc gia khác nhau. + Lợi ích mà nhập khẩu mang lại sâu xa hơn nữa, chính là thúc đẩy sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, công ty đang hoạt động trong nước trong bối cảnh hàng hóa sản phẩm được đưa về ngày càng nhiều. + Nhập khẩu giúp quốc gia có điều kiện học hỏi và tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật tối tân từ các quốc gia phát triển khác. Sự kế thừa này là vô cùng có ý nghĩa, nó thúc đẩy, động viên sự đi lên của các quốc gia còn kém phát triển. + Nhờ có hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu cũng được thúc đẩy và tạo động lực, nâng cao hơn nữa chất lượng, giá trị, hình ảnh, văn hóa cũng như thương hiệu cho quốc gia đó với thế giới bên ngoài. 1.3. Giới thiệu một số hình thức nhập khẩu Ngày nay, khi nhập khẩu ngày càng được chú trọng và mở rộng quy mô, thì có rất nhiều lựa chọn tối ưu để doanh nghiệp áp dụng khi tiến hành nhập khẩu. Dưới đây, tôi xin đưa ra một danh sách các hình thức nhập khẩu phổ biến hiện nay: + Nhập khẩu trực tiếp: Là một hình thức nôm na dễ hiểu rằng một doanh nghiệp trong một quốc gia trực tiếp đại diện đứng ra thỏa thuận và ký một hợp đồng nhập khẩu thương mại với một doanh nghiệp thuộc một quốc gia khác. Mọi diễn biến trong giao dịch này đều không bị ràng buộc hay tác động bởi một bên thứ ba nào khác. + Nhập khẩu ủy thác: Là hình thức nhập khẩu được diễn ra bởi một trung gian có trách nhiệm làm cầu nối giữa doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng với các đối tác cung cấp hàng ở nước ngoài. Giao dịch và hợp đồng thương mại, toàn bộ sẽ do bên trung gian này thực hiện, mọi chi phí hay phát sinh về chi phí đều do bên doanh nghiệp ủy thác (doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng) thanh toán. + Nhập khẩu buôn bán đối lưu: Là hình thức trao đổi mua bán các loại hàng hóa đồng giá như nhau. Nghĩa là thay vì doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu thanh toán chi phí bằng tiền thì đổi lại là xuất sang cho đối tác một lượng hàng có giá trị tương đương. + Tạm nhập tái xuất: Là hình thức hàng hóa tuy được nhập khẩu nhưng lại không được mang vào thị trường trong nước để tiêu thụ. Và mục đích của hình thức này chính là bán thẳng số lượng hàng đã nhập cho bên thứ ba và thu lại lợi nhuận trực tiếp. + Nhập khẩu gia công: Như chính tên gọi của nó, mọi nguyên liệu, hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu thì sẽ được gia công lại cho hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu của Nhà nước và nhu cầu của người tiêu dùng. 2. Kim ngạch nhập khẩu và những vấn đề xoay quanh Nói nhiều về những thông tin liên quan đến hoạt động nhập khẩu rồi, ngay bây giờ hãy cùng tôi tìm lời giải đáp cho vấn đề kim ngạch nhập khẩu là gì nhé! 2.1. Khái niệm kim ngạch nhập khẩu Những vấn đề liên quan đến kim ngạch nhập khẩu Song song với kim ngạch xuất khẩu, thì kim ngạch nhập khẩu cũng là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Giá trị này được xác định theo định kỳ , bao gồm định kỳ tháng, định kỳ quý và định kỳ năm. Hiểu môt cách đơn giản nhất, nó là tổng giá trị ngân sách, chi phí được bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu, có thể tính cho một hay toàn bộ hàng hóa mà doanh nghiệp nhập khẩu về, hay cũng được tính cho toàn bộ tình hình nhập khẩu được thống kê trên phạm vị cả nước. Khoản ngân sách này sẽ được quy đổi thành một loại đơn vị tài chính tiền tệ thống nhất. Trên thực tế, giá trị của kim ngạch nhập khẩu phải được quan tâm nhiều trong vấn đề làm cân bằng nó, hay duy trì cho nó không được vượt quá giá trị của kim ngạch xuất khẩu. Bởi như đã nói ngay từ đầu, thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu cũng chính là cơ sở xác định nội lực kinh tế của một quốc gia nhất định. Khi để kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, chứng minh rằng mọi ngân sách của quốc gia đó đang “làm giàu” cho các quốc gia khác, và cũng đồng nghĩa quốc gia đó có nền kinh tế kém phát triển. Mặt khác, kim ngạch nhập khẩu cao cũng phản ánh được tình trạng quốc gia đó không biết phát huy được thế mạnh của mình, để đất nước luôn trong tình trạng thiếu thốn và khan hiếm hàng hóa, vật liệu, sản phẩm,... 2.2. Khái niệm kim ngạch xuất khẩu Khi đã hiểu kim ngạch nhập khẩu là gì, chắc chắn để bạn hình dung ra kim ngạch xuất khẩu dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu như kim ngạch nhập khẩu là số tiền bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa về nước, thì số tiền thu về từ hoạt động xuất khẩu của quốc gia chính là kim ngạch xuất khẩu. Cũng giống như kim ngạch nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu cũng được thống kê và tổng hợp tính theo định kỳ tháng, quý và năm, được quy đổi ra một giá trị tiền tệ thống nhất. Nhìn chung, giá trị này cùng nền kinh tế của một quốc gia tỷ lệ thuận với nhau, khi kim ngạch xuất khẩu cao thì chứng minh nền kinh tế của quốc gia đó mạnh và ngược lại. 2.3. Khái niệm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Tất nhiên, quá đơn giản để bạn mơ hồ đoán ra được khái niệm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là gì đúng không? Khi cộng lại hai giá trị kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu với nhau thì chúng ta nhận được một giá trị gọi là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Khái niệm này thường được sử dụng trong những báo cáo thống kê của một doanh nghiệp hay của Tổng Cục Hải quan, thông qua giá trị này, cũng là để có cơ sở, căn cứ nhìn nhận lại bức tranh toàn diện cho hoạt động xuất nhập khẩu tại nước nhà. Từ đó, biết điều chỉnh sao cho phù hợp nhất, góp phần phát triển một nền kinh tế đa dạng nhưng vẫn giữ được trạng thái cân bằng và bền vững. Trong từ điển chuyên ngành Tiếng Anh xuất nhập khẩu, cụm từ Export turnover dùng để chỉ kim ngạch xuất khẩu, còn từ Import turnover được dùng để chỉ kim ngạch nhập khẩu. Vậy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong tiếng Anh là gì? Đơn giản thôi, đó chính là sự kết hợp giữa hai cụm từ này lại với nhau: Export - Import turnover. Nếu bạn là cá nhân sắp sửa tham gia vào các công việc trong ngành xuất nhập khẩu, thì tìm hiểu và nắm vững những hệ thống từ vựng tiếng Anh chuyên ngành là điều cần làm. 2.4. Khái niệm hạn ngạch nhập khẩu Một khái niệm nữa ngoài khái niệm về kim ngạch nhập khẩu là gì đó chính là hạn ngạch nhập khẩu. Trong tiếng Anh gọi là Import Quota, đây là “công cụ” và giải pháp hữu hiệu nhằm “cân bằng” kim ngạch nhập khẩu khi nó có chiều hướng quá cao, không ổn định. Nghĩa là quốc gia sở tại sẽ ban hành những quy định, quy chế về luật và thuế để giới hạn nhất định số lượng hàng nhập khẩu qua cơ quan hải quan. Hai hình thức phổ biến nhất áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đó là: hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện. 2.5. Những chỉ số mới nhất về kim ngạch xuất nhập khẩu tại Việt Nam Những chỉ số mới nhất về kim ngạch xuất nhập khẩu Cùng nhìn lại bức tranh toàn cảnh hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian đầu năm qua những chỉ số đã được Hạ Linh tổng hợp sau đây nhé: + Đối với hoạt động nhập khẩu: Trong tháng 5 năm 2019, chỉ sau 15 ngày đầu tháng (tức kỳ 1), kim ngạch nhập khẩu vào nước ta đã đạt con số 11,54 tỷ đô la Mỹ, theo số liệu thống kê chính xác của cơ quan Tổng cục Hải quan. Riêng tính từ đầu năm 2019 đến thời điểm kỳ 1 của tháng 5 năm 2019, con số cho kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là gần 90 tỷ đô là Mỹ. Đối chiếu với số liệu thống kê tương đương thời điểm này của năm 2018, đã tăng 8,86 tỷ đô la Mỹ (tương ứng với 10,9%). Trong tổng giá trị trên, thì các doanh nghiệp đang sử dụng vốn FDI chiếm một con số không hề nhỏ: 51,55 tỷ đô la Mỹ (tương đương 57,3%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Hầu hết, một số thống kê đều cho thấy các mặt hàng được nhập khẩu phổ biến nhất bao gồm: các linh kiện điện tử, các loại phụ tùng, máy móc, thiết bị, bên cạnh đó là các nguyên liệu dẻo, vải, thức ăn gia súc,... + Đối với hoạt động xuất khẩu: Theo đó, trong tháng 4 năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng 4,82 tỷ đô la Mỹ, tương ứng với 6,5% so với cùng kỳ năm 2018. Các nhóm ngành tham gia xuất khẩu chính của nước ta bao gồm: điện thoại và các loại linh kiện, hàng dệt may, máy vi tính, các sản phẩm điện tử và linh kiện, nhóm hàng nông sản, máy móc, phụ tùng, thiết bị, giày dép, gỗ, các sản phẩm chế biến từ gỗ, phương tiện vận tải, sắt thép thô các loại, máy ảnh, máy quay phim,... Từ các số liệu đã được thống kê và tổng hợp ở trên đây, chúng ta có thể nhìn ra Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu nhiều loại hàng hóa, sản phẩm, mang lại nhiều nguồn ngân sách cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu phản ánh lại rằng nước ta vẫn còn chưa thực sự tự sản xuất những mặt hàng có tính công nghệ, kỹ thuật cao. Nhưng tổng quan cho thấy, xuất khẩu vẫn cao hơn nhập khẩu, nền kinh tế nước nhà vẫn nằm trong trạng thái kiểm soát được. 3. Mở rộng: Vấn đề việc làm xuất nhập khẩu Cơ hội việc làm với ngành xuất - nhập khẩu Sự hội nhập là không thể dừng lại, trừ khi Việt Nam học theo quốc gia “Triều Tiên”. Chính vì tính phát triển mạnh mẽ, và dự báo cho nhân sự của ngành xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao, có nguy cơ “thiếu thốn” trong tương lai. Học chuyên ngành xuất nhập khẩu, các sinh viên hoàn toàn có nhiều cơ hội mở rộng khi kết thúc chương trình đào tạo, được làm việc tại các doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu, các hãng tàu, các đại lý, các cửa khẩu, cơ quan, đơn vị thuộc hải quan Việt Nam,... Vì vậy, nếu mục đích của bạn là đọc bài viết này để hiểu kim ngạch nhập khẩu là gì, cũng như tìm kiếm một cơ hội để tham gia vào lĩnh vực trên, hãy truy cập ngay vào website Timviec365.vn, tìm kiếm việc làm ngành xuất nhập khẩu để biến dự định của mình thành sự thật nhé!

Tham khảo bài gốc ở: Bàn về các vấn đề xoay quanh kim ngạch nhập khẩu là gì?

#timviec365vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét