1. Tìm hiểu nghề hướng dẫn viên du lịch Tìm hiểu nghề hướng dẫn viên du lịch 1.1. Hướng dẫn viên du lịch là gì? Hướng dẫn viên du lịch là những người sử dụng ngôn ngữ đã được lựa chọn sẵn từ trước để giới thiệu và giải thích cho du khách về di sản văn hóa, di sản thiên nhiên tại một địa phương cụ thể đã được cơ quan liên quan công nhận. Hiểu đơn giản hơn, hướng dẫn viên du lịch là những người thực hiện hợp đồng với các điều khoản được kí kết về cung ứng dịch vụ lữ hành, giúp doanh nghiệp du lịch, lữ hành thu về lợi nhuận và giúp cho các du khách có thêm hiểu biết về điểm thăm quan nhờ chuyến đi và bài thuyết mình do chính các hướng dẫn viên du lịch xây dựng. 1.2. Điều kiện để trở thành hướng dẫn viên du lịch Để có thể hành nghề hướng dẫn viên du lịch, bạn cần đáp ứng được một số điều kiện như sau: - Tốt nghiệp chuyên ngành du lịch tại các cơ sở giáo dục đại học - Có thẻ hành nghề theo quy định của Luật Du lịch 2017, bao gồm thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Bạn đừng nghĩ là có thể mượn thẻ hành nghề của ai đó để dùng tạm vì luật pháp đã quy định, nếu hướng dẫn viên không có thẻ hành nghề, hoặc không mang hay mượn thẻ thì sẽ bị xử phạt rất nặng về mặt hành chính, thậm chí có khả năng bị thu hồi thẻ hành nghề. - Hiểu biết sâu rộng về nơi mình sẽ tiến hành dẫn tour: Là một hướng dẫn viên du lịch, bạn cần hiểu rõ về địa điểm mình sẽ làm việc thì mới có thể giới thiệu, thuyết minh một cách trôi chảy và đầy tự tin về địa điểm đó khi đứng trước các du khách. - Bên cạnh đó, bạn cần trang bị cho mình nền tảng kiến thức thật vững chắc về văn hóa, ngoại ngữ và có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng để sẵn sàng đương đầu với mọi vấn đề phát sinh trong quá trình dẫn tour. 1.3. Một số nguyên tắc dành cho hướng dẫn viên du lịch Bên cạnh các điều kiện kể trên, một hướng dẫn viên du lịch cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau: - Không được cung cấp những thông tin sai lệch, vi phạm về mặt chính trị: Nếu phạm phải nguyên tắc này, bạn có thể bị quy tội bạo động chính trị, gây rối trật tự ổn định xã hội vì dù sao chính trị cũng là một trong những vấn đề rất nhạy cảm. - Không được trễ giờ hay sai giờ hẹn với du khách: Việc đến điểm hẹn đúng giờ sẽ tạo ấn tượng tốt đối với các du khách về sự chuyên nghiệp cũng như tác phong làm việc nhanh nhẹn, nghiêm túc trong công việc của bạn. - Không được say xe, say sóng: Bạn sẽ phải di chuyển đến nhiều địa điểm trên các phương tiện như tàu hỏa, xe khách, thậm chí là phải di chuyển trên các phương tiện giao thông đường thủy trong một khoảng thời gian dài nên nếu bị say xe, say sóng, bạn sẽ không thể đảm bảo sức khỏe để - Hiểu biết về luật pháp, đặc biệt là Luật Du lịch để hướng dẫn du khách quốc tế tuân thủ và thực hiện đúng luật pháp tại địa phương họ đến du lịch - Không được lợi dụng lòng tin và sự bỡ ngỡ của du khách để thực hiện những hành vi trục lợi cho bản thân, vì nếu làm như vậy tức là vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm mất uy tín, danh dự của chính hướng dẫn viên du lịch. Ngoài ra, những hành vi như vậy còn làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp du lịch, lữ hành; của ngành du lịch tại địa phương và đất nước nơi du khách ghé thăm. 2. Những “cái được” của nghề hướng dẫn viên du lịch Những “cái được” của nghề hướng dẫn viên du lịch Hướng dẫn viên du lịch hiện đang là một vị trí thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng ở Việt Nam. Theo thống kê từ Tổng cục du lịch, nước ta cần bổ sung 40 ngàn lao động ngành du lịch trong khi số sinh viên tốt nghiệp mỗi năm mới là 15 ngàn người. Có thể thấy, cơ hội việc làm của nghề hướng dẫn viên du lịch là rất lớn, những sinh viên đang theo học ngành du lịch không cần quá lo lắng về nguy cơ thất nghiệp. Khi trở thành một hướng dẫn viên du lịch, bạn sẽ được đi khắp nơi mà không cần tự bỏ tiền ra, mỗi một chuyến đi như vậy sẽ giúp bạn mở mang tầm hiểu biết và được khám phá rất nhiều tuyệt vời trên dải đất hình chữ S thân thương, tiếp xúc với nhiều nền văn minh khác trên thế giới, được chiêm ngưỡng và ngắm nhìn vẻ đẹp ở khắp mọi nơi. Hướng dẫn viên du lịch càng đi tour nhiều sẽ càng được rèn luyện và củng cố được sự tự tin, khéo léo trong giao tiếp và khả năng ứng biến, xử lý tình huống. Mức thu nhập của một hướng dẫn viên du lịch khá là cao. Nếu là hướng dẫn viên du lịch nội địa, mức lương cứng là từ 3,5 triệu đồng đến 6 triệu đồng/tháng, còn hướng dẫn viên du lịch quốc tế sẽ là từ 5 triệu đồng đến 9 triệu đồng/tháng. Tổng thu nhập của một hướng dẫn viên du lịch mỗi tháng dao động trong khoảng từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng bao gồm lương cứng cùng các khoản tiền thưởng, tiền “hoa hồng”, tiền tip trực tiếp từ du khách. Khoản thu nhập này sẽ còn phụ thuộc vào một số yếu tố như quy mô công ty, hiệu suất công việc của từng hướng dẫn viên du lịch, mức độ đáp ứng khách hàng, thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp, trách nhiệm trong công việc, tính chất và quy mô của tour du lịch, đối tượng khách du lịch,… 3. Nghề hướng dẫn viên du lịch – muôn vàn khó khăn bủa vây Nghề hướng dẫn viên du lịch – muôn vàn khó khăn bủa vây Theo những phân tích ở trên, nếu chúng ta chỉ đứng ở bên ngoài nhìn vào sẽ chỉ thấy được những hào quang mà không thể thấy được những khó khăn bủa vây những hướng dẫn viên du lịch. Trong thời gian dẫn tour, hướng dẫn viên du lịch bên cạnh việc được đi đây đi đó, ngắm nhìn cảnh đẹp thì họ cũng phải căng mình vận động liên tục để có thể truyền đạt những hiểu biết của mình về những địa danh sao cho thật sống động, linh hoạt, hấp dẫn, làm hài lòng khách du lịch, giữ cho bầu không khí luôn sôi nổi, không bị nhàm chán. Chính vì vậy, hướng dẫn viên du lịch chính là người mệt mỏi và chịu nhiều áp lực nhất trong đoàn khi luôn phải ở trong trạng thái cười nói liên tục và phải đi bộ suốt một ngày mà không được biểu lộ sự mệt mỏi ra ngoài. Mặc dù mệt mỏi như thế nhưng hướng dẫn viên du lịch không được phép buông xuôi hay nghỉ ngơi mà vẫn phải tiếp tục công việc của mình. Khi chuyến du lịch đang dần đi đến thời điểm kết thúc cũng là lúc du khách đang đang dần đuối sức thì hướng dẫn viên du lịch càng phải cố gắng hết sức để giữ cho bầu không khí vẫn phải tràn đầy sự vui vẻ, hào hứng. Khi kết thúc chuyến thăm quan, hướng dẫn viên du lịch cũng chưa được nghỉ ngơi mà phải sắp xếp chỗ nghỉ chân cho cả đoàn, sau khi hoàn thành công việc này thì mới thực sự nghỉ ngơi. Chưa kể, nơi ăn chốn ngủ của một hướng dẫn viên du lịch còn phụ thuộc vào kinh phí của từng tour vì thường thì những khách sạn cao cấp chỉ dành cho du khách. Bên cạnh những khó khăn kể trên, hướng dẫn viên du lịch còn phải luôn sẵn sàng đối mặt với những tình huống phát sinh như ách tắc giao thông, tàu xe gặp sự cố, đường hỏng, thời tiết thay đổi theo diễn biến xấu làm lộ trình bị xáo trộn. Trong những tình huống như vậy, hướng dẫn viên du lịch buộc lòng phải tự mình ứng phó một cách nhanh nhạy và quyết đoán. 4. Danh sách các trường đào tạo ngành du lịch tốt nhất ở Việt Nam Dù hướng dẫn viên du lịch còn có rất nhiều khó khăn nhưng những gì bạn nhận lại sẽ vô cùng xứng đáng. Nếu như bạn muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp trong tương lai hoặc muốn trở thành nhân sự của lĩnh vực du lịch nói chung, trước hết, bạn cần phải có trình độ chuyên môn và có nền tảng học vấn thật vững chắc. Muốn làm được điều này thì bạn cần lựa chọn cho mình một ngôi trường có đào tạo chuyên ngành du lịch uy tín. Sau đây sẽ là danh sách các trường đào tạo ngành du lịch tốt nhất ở Việt Nam. Hy vọng danh sách dưới đây sẽ giúp trả lời được câu hỏi hướng dẫn viên du lịch học trường nào và ngành du lịch học trường nào. 4.1. Khoa Du lịch học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập vào năm 1995, là đơn vị độc lập nằm trong Đại học Quốc gia Hà Nội, là một trong những cơ sở đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn có uy tín nhất hiện nay, trong đó có ngành Du lịch học. Khoa Du lịch học được thành lập vào ngày 21 tháng 10 năm 1995, tại thời điểm đó, khoa mới chỉ có hai bộ môn là Văn hóa và Địa lý du lịch cùng với Kinh tế và Nghiệp vụ du lịch. Hiện nay, khoa Du lịch học có hai chuyên ngành là Quản trị khách sạn và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và đang là cơ sở trọng điểm đào tạo về du lịch. Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, khoa Du lịch học đã đạt được nhiều kết quả tốt không chỉ trong lĩnh vực đào tạo, giảng dạy mà còn đạt được các thành tích ấn tượng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Khi trở thành sinh viên khoa Du lịch học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bạn có thể yên tâm với chương trình đào tạo được thiết kế chuyên sâu gồm các môn học thuộc lĩnh vực du lịch và môn học bổ trợ, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để rèn luyện kĩ năng giúp sinh viên có thể hòa nhập với môi trường làm việc của ngành du lịch. Bạn sẽ được trang bị những kiến thức và kĩ năng cần thiết để có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp hoặc cũng có thể làm việc với những vai trò khác nhau trong ngành du lịch. Nếu bạn là sinh viên có thành tích cao trong học tập thì sau mỗi học kì, bạn sẽ được nhận học bổng trong ngân sách của nhà trường và hoàn toàn có khả năng tham gia tuyển chọn và giành được học bổng ngoài ngân sách như Học bổng Chung Soo, Học bổng Pony Chung, học bổng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV,…Ngoài ra, đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thuộc gia đình chính sách cũng sẽ được nhận hỗ trợ tài chính từ phía Nhà trường, khoa Du lịch học cùng một số đơn vị liên kết khác (Học bổng Vietralvel). Có thể thấy, tại khoa Du lịch học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), bạn sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi trong học tập và rèn luyện để trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Bởi vì là một cơ sở đào tạo có uy tín và chất lượng nên điểm chuẩn của khoa Du lịch học cũng tương đối cao nên trước khi quyết định lựa chọn, bạn cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng về học lực của mình. Các môn thi/bài tổ hợp xét tuyển và điểm chuẩn vào khoa Du lịch học bao gồm: - D01: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh (Điểm chuẩn khoảng từ 21,5 đến 21,75 điểm) - D03: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Pháp (Điểm chuẩn khoảng từ 17,75 đến 19,5 điểm) - D04: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Trung (Điểm chuẩn khoảng từ 17 đến 21,5 điểm) - D78: Ngữ văn, bài thi tổ hợp khoa học xã hội, Tiếng Anh (Điểm chuẩn khoảng từ 22 đến trên 24 điểm) - D82: Ngữ văn, bài thi tổ hợp khoa học xã hội, Tiếng Pháp (Điểm chuẩn khoảng từ 18 đến 19,25 điểm) - D83: Ngữ văn, bài thi tổ hợp khoa học xã hội, Tiếng Trung (Điểm chuẩn khoảng từ 17 đến 20 điểm) 4.2. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – Trường Đại học Hà Nội Trường Đại học Hà Nội Trường Đại học Hà Nội cũng là một trong những địa chỉ đào tạo uy tín của ngành du lịch. Chương trình đào tạo của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Đại học Hà Nội được thiết để đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành du lịch Việt Nam trong đó có các hướng dẫn viên du lịch. Đối với ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Trường Đại học Hà Nội đã đưa ra hai khung chương trình đào tạo bao gồm: - Chương trình đào tạo đại học chính quy: Đây là chương trình đào tạo xét tuyển dựa trên kết quả của thí sinh khi tham dự kì thi Trung học phổ thông Quốc gia. - Chương trình đào tạo quốc tế: Đây là chương trình đào tạo liên kết với Trường Đại học IMC của Áo, xét tuyển dựa trên kết quả học tập trong học bạ cấp ba. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Đại học Hà Nội sử dụng tổ hợp xét tuyển D01, với mức điểm chuẩn từ 29,68 đến hơn 32 điểm (mức điểm sau khi nhân hệ số 2 điểm môn tiếng Anh). Đây là mức điểm rất cao do chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Đại học Hà Nội khá ít (60 chỉ tiêu). Với mức điểm như vậy, bạn cũng cần cân nhắc trước khi đặt bút ghi nguyện vọng vào hồ sơ đăng kí thi. 4.3. Khoa Du lịch – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Khoa Du lịch – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được thành lập từ năm 1993. Trải qua hơn 25 năm thực hiện đào tạo nhân lực cho ngành du lịch, nơi đây đã trở thành cơ sở đào tạo chất lượng và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành du lịch và cũng là nơi đào tạo những hướng dẫn viên du lịch có năng lực vào phẩm chất tốt. Hiện nay, khoa Du lịch của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội gồm ba chuyên ngành là: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Du lịch – Văn hóa du lịch; Du lịch – Lữ hành, hướng dẫn du lịch và Du lịch – Hướng dẫn du lịch quốc tế. Khi trở thành sinh viên khoa Du lịch – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, bạn sẽ được học tập và rèn luyện với các hoạt động ngoại khóa và thực hành chuyên ngành trong môi trường sôi nổi và năng động. Ngay từ năm thứ nhất, sinh viên của khoa đã có thể tham gia dẫn tour hoặc phụ tour. Sau khi ra trường, bạn hoàn toàn có đủ khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý hoạt động du lịch hay tại các doanh nghiệp du lịch, lữ hành với tư cách là một hướng dẫn viên du lịch. Các tổ hợp xét tuyển vào khoa Du lịch – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội bao gồm - C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý; mức điểm chuẩn là khoảng 23,5 điểm đến 24,75 điểm - D01: Toán, Văn, Anhmức điểm chuẩn khoảng 19,25 điểm đến 20,75 điểm - D78: Văn, bài thi Khoa học xã hội, tiếng Anh mức điểm chuẩn khoảng 19 điểm đến 21,75 điểm - D96: Toán, Khoa học xã hội, Anh; mức điểm chuẩn khoảng 19 điểm 4.4. Khoa Du lịch và Khách sạn - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Du lịch và Khách sạn - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những cơ sở giáo dục đại học đầu tiên thực hiện đào tạo Quản lý kinh tế và kinh doanh du lịch ở Việt Nam. Tổng cục Du lịch đã ủy quyền cho khoa đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Khi trở thành sinh viên Khoa Du lịch và Khách sạn - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bạn sẽ được trang bị nền tảng kiến thức vững chắc và sâu rộng về quản trị kinh doanh du lịch lữ hành và hướng dẫn du lịch. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có đủ khả năng tự lập nghiệp hoặc làm việc tại các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, doanh nghiệp du lịch quốc tế,…Mức điểm chuẩn của khoa dao động từ 22,75 đến 24,85 điểm. Các tổ hợp xét tuyển vào Khoa Du lịch và Khách sạn bao gồm: - A00: Toán, Lý, Hóa - A01: Toán, Lý, tiếng Anh - D01: Toán, Văn, tiếng Anh - D07: Toán, Hóa, tiếng Anh Bài viết trên đây đã giúp cho bạn hiểu hơn về nghề hướng dẫn viên du lịch. Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đã trả lời được câu hỏi hướng dẫn viên du lịch học ngành nào và ngành du lịch học ngành nào. Mong là bạn sẽ thành công với tư cách là một hướng dẫn viên du lịch có thể tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp của mình.
Đọc nguyên bài viết tại: Muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch học trường nào?
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét