Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

Những khám phá thú vị với câu hỏi “Quản lý công là gì?”

Những khám phá thú vị với câu hỏi “Quản lý công là gì?”

1. Bạn biết khái niệm quản lý công là gì chưa? Quản lý công là một chuyên ngành được tào đạo thành một nghề thuộc quản lý nhà nước Để hiểu về quản lý công, hiện nay chưa có một định nghĩa chính xác mà chỉ được hiểu chung chung theo khái niệm đưa ra của một số đơn vị đào tạo chuyên ngành. Theo đó, quản lý công là một chuyên ngành được tào đạo thành một nghề thuộc quản lý nhà nước, ra trường  nhân có thể đảm nhận công việc trong các lĩnh vực về hành chính, quản lý hành chính nhà nước và những công việc liên quan đến việc quản trị trong khu vực nhà nước.  Đi kèm với ngành quản lý công còn xuất hiện một anh bạn nữa là ngành kinh tế được gọi chung là ngành kinh tế và quản lý công. Ngành này được chia thành ngành kinh tế: chuyên đào tạo về kỹ năng phân tích kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Còn với quản lý công bạn sẽ được đào tạo trở thành lãnh đạo, quản lý trong hệ thống cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội hay trong đơn vị nhà nước về việc triển khai, đánh giá hoạch định, tổ chức các kế hoạch nhằm phát triển về kinh tế và xã hội.   Hay theo một cách hiểu chung quy lại ngành kinh tế và quản lý công là ngành hoạt động trong các tổ chức cơ quan thuộc khu vực công đảm nhân các công việc liên quan đến phân tích kinh tế, lên kế hoạch dự án và hoạch định chiến lược kinh tế - xã hội bởi những con người có kiến thức về kinh tế và quản lý công 2. Học gì và làm gì khi theo ngành kinh tế và quản lý công 2.1. Kiến thức đào tạo trong ngành quản lý công Kiến thức đào tạo trong ngành quản lý công Khi tham gia theo học ngành này cử nhân quản lý công sẽ được tiếp xúc với chương trình đào tạo nhằm tạo ra những cử nhân có trình độ và năng lực cũng như các kỹ năng để có thể hoàn thành tốt các công việc sau khi tốt nghiệp. Một số kiến thức chung sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ về mục tiêu, đối tượng, phương pháp có phạm vi ảnh hưởng của khoa học quản lý công nghiệp. Bên cạnh đó còn được mở rộng kiến thức chuyên sâu về: - Công tác lãnh đạo, quản lý  - Có kiến thức, kỹ năng phân tích, đánh giá, hoạch định và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khi thực hiện công tác lãnh đạo, quản lý trong hệ thống cơ quan nhà nước  - Sản xuất kinh doanh và dịch vụ công - Khả năng nghiên cứu và học tập ở cấp bậc cao hơn Ngay từ trên ghế nhà trường công tác đào tạo chuyên ngành luôn được các cơ sở đào tạo chú trọng gắn liền với công tác đổi mới bắt kịp xu thế ngành. Theo đó, sinh viên sẽ được lĩnh hội các kiến thức chung về phương pháp, mục tiêu, đối tượng, nội dung, phạm vi của ngành quản lý công. Đồng thời trang bị cho bản thân kiến thức chuyên sâu về công tác lãnh đạo, quản lý đặc biệt áp dụng trong hệ thống cơ quan nhà nước với kiến thức và kỹ năng phân tích, đánh giá, hoạch định và tổ chức thực hiện các chương trình, lên kế hoạch có dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các nơi có nền kinh tế trọng điểm như vùng đô thị, các khu khu vực và các vùng trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp, sản xuất kinh doanh và dịch vụ công.  Ngoài khối lượng kiến thức chuyên môn nhân được trong quá trình học tập, nhà trường trong chương trình giảng dạy sẽ kết hợp áp dụng một số kiến thức từ thực tế để học viên có cơ hội được lĩnh hội những kỹ năng cơ bản cần thiết phục vụ cho công việc mai sau.  - Tổ chức các đợt kiến tập để sinh viên có thể tham gia làm việc trong các cơ quan nhà nước. Tìm hiểu công việc, tích lũy kinh nghiệm tương lai có khả năng trở thành một cấp quản lý điều hành hoạt động tại các cơ quan Nhà nước. - Có kỹ năng tư duy, giải quyết mọi vấn đề phát sinh, tìm ra nguyên nhân tham mưu cho các cấp lãnh đạo  - Phát triển mạnh về kỹ năng giao tiếp  - Có phân tích, tổng hợp dự kiến thông tin phục vụ cho hoạt động của các cấp lãnh đạo tổ chức.  2.2. Công việc nào doanh cho cử nhân học quản lý công  Công việc nào doanh cho cử nhân học quản lý công  Theo kiến thức đào tạo của chuyên ngành cũng như công việc từ thực tế, cử nhân ra trường sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo với tấm bằng chuyên ngành quản lý công có cơ hội góp sức làm việc tại các đơn vị, cơ quan, tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội. Trong đó, những đơn vị thuộc quản lý của Nhà nước ở Trung ương và địa phương các tổ chức, đoàn thể xã hội, các  trường Đại học, Viện nghiên cứu có chuyên ngành đào tạo quản lý công, các tổ chức tư vấn về các vấn đề kinh tế - xã hội, làm việc tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội, làm việc trong các doanh nghiệp, các công ty, các tổ chức tài chính – tín dụng.  Bên cạnh đó, cơ hội thăng tiến trong công việc sẽ không còn là niềm mơ ước xa xôi. Khi theo học quản lý công, sinh viên sau này có cơ hội thành đạt trong công việc, phát triển kỹ năng mềm, năng lực tư duy cũng như tài năng lãnh đạo và quản lý. Sau khi kết thúc chương trình cử nhân, bạn cảm thấy không bằng lòng với lượng kiến thức ấy và muốn phát triển sự nghiệp hơn nữa, cơ hội được học bậc sau đại học với cùng chuyên ngành ở trong và ngoài nước sẽ là điều kiện để bạn củng cố vị thế mai sau.    3. Cơ hội việc làm ngành kinh tế quản lý công hiện nay  Cơ hội việc làm ngành kinh tế quản lý công hiện nay  Trong thời buổi kinh tế phát triển, việc làm cho lao động không thiếu nhưng tỷ lệ lao động làm đúng chuyên môn, đúng ngành đúng nghề là bao nhiêu. Một trong những trăn trở của tuổi trẻ là không biết định hướng nghề nghiệp, không biết cái gì là hợp, hay không hợp với bản thân nhưng vẫn muốn tiếp tục theo học văn bằng cử nhân. Lúc này tiêu chí chọn ngành được đưa ra là cơ hội việc làm. Đi qua nhiều thông tin tìm hiểu được biết ngành kinh tế và quản lý công đang là một nghề cần nhân lực, cần số lượng sinh viên dự tuyển để tham gia đào tạo đáp ứng nhu cầu tuyển dụng hiện nay. Vì sao vậy? Vì nhu cầu tuyển dụng ngành này khá cao, nhất là trong một nền kinh tế thị trường hội nhập nền kinh tế quốc tế như hiện nay. Đây được xem là cơ hội lớn đối với những sinh viên đang và có dự định học ngành kinh tế và quản lý công. Sau khi ra trường, hãy tự tin với kiến thức chuyên sâu đã được lĩnh hội, nộp hồ sơ xin việc tại các công ty, doanh nghiệp, cơ quan thuộc  khu vực công và các thành phần kinh tế: Các tổ chức đoàn thể, kinh tế - xã hội, các đơn vị hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ công, các viện nghiên cứu, tổ chức, tư vấn và phát triển các dự án kinh tế - xã hội.  Ngoài ra, nếu học quản lý công nhưng bạn lại có năng khiếu về sư phạm, sau khi tốt nghiệp ra trường có thể ở lại trường làm giảng viên. Nhà trường sẽ luôn chào đón bạn nếu bạn có mong muốn cũng như chăm chỉ học thêm về kiến thức chuyên ngành.  4. Gợi ý một đơn vị đào tạo ngành kinh tế quản lý công  Học viện Báo chí và Tuyên truyền - ngôi trường có nền tảng tri thức lâu đời Ngành quản lý công hiện nay còn khá mới với nhiều bạn trẻ, cũng một phần do không có nhiều cơ sở đào tạo mở chuyên ngành. Dù vẫn thuộc ngành kinh tế quản lý công nhưng dường như các trường đại học chuyên về kinh tế như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương Mại,… lại không mở đào tạo chuyên ngành này.  Hiện có một số trường đào tạo quản lý công như Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học kinh tế - luật,… Ngoài ra còn có một trường Trung cấp cũng đào tạo quản lý công là Trường Trung cấp Phương Nam. Vậy đâu mới là địa chỉ tin cậy cho bạn lựa chọn học tập với chuyên ngành này? Học viện Hành chính Quốc gia thì sao? Cái tên co cho bạn biết điều gì? Một trong những trung tâm đào tạo cán bộ công nhân viên chức hàng đầu Việt Nam, là nơi ươm mầm nhiều nhân tài cống hiến cho đất nước với kiến thức, kỹ năng về hành chính. Khi theo học ở trường nguồn kiến thức bạn tiếp cận được là những hiểu biết sâu sắc về chuyên ngành, được tiếp cận với phương pháp đào tạo tiên tiến, lấy người học làm trung tâm nhằm huy động tối đa sự tham gia của học viên vào mỗi nội dung học tập như thuyết trình, thảo luận nhóm, bài tập nhóm,… nâng cao kiến thức thực tế, áp dụng trong quá trình làm việc sau này.  Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền – một đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, ngôi trường có nền tảng tri thức lâu đời là nơi nuôi dưỡng biết bao nhân tài nghề báo. Khi theo học tại trường với văn bằng cử nhân quản lý công học viên sẽ được tiếp thu kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn Quản lý của Việt Nam và thế giới. Được học các kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính công, quản lý nhân sự, dịch vụ công, quản lý tài chính công xung đột,… Bên cạnh đó với yêu cầu trình độ đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, sinh viên sẽ có đủ trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu việc làm và học tập ở bậc sau đại học trong lĩnh vực Quản lý công.  Với trường Trung cấp Phương Nam, tuy không phải là một trường có chất lượng đào tạo cử nhân nhưng đây cũng là cái nôi đào tạo nhiều bậc cán bộ nước ta, đồng thời là trung tâm bồi dưỡng năng lực, kiến thức về kỹ năng hành chính, quản lý cho những cán bộ công chức và viên chức. Nhà trường có phương pháp đào tạo tiên tiến và tích cực lấy người học làm trung tâm để trang bị cho học viên các kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu công việc.  Đó là một số gợi ý về chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo chuyên ngành quản lý công để bạn có thêm thông tin lực chọn. Ngoài ra, những cơ sở đào tạo khác tuy không được giới thiệu nhưng cũng là những đơn vị đào tạo chất lượng mà bạn cần xem xét để đưa ra quyết định tham gia theo học nơi đâu. Tuy nhiên cũng nên tìm hiểu về yêu cầu xét tuyển để lựa chọn nộp hồ sơ phù hợp với năng lực. Vậy là trên đây, Timviec365.vn đã bổ sung cho các bạn một số thông tin vừa để giải đáp thắc mắc “quản lý công là gì?” vừa để cung cấp thêm hiểu biết vào kho tàng kiến thức của mỗi đọc giả. Mọi người nhớ thường xuyên truy cập vào website Timviec365.vn mỗi ngày để không quên cập nhật nhiều nguồn kiến thức mới mẻ nhé!

Coi thêm tại: Những khám phá thú vị với câu hỏi “Quản lý công là gì?”

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét