Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

Cùng mở rộng kiến thức tìm hiểu hoạt động tái xuất khẩu là gì?

Cùng mở rộng kiến thức tìm hiểu hoạt động tái xuất khẩu là gì?

1. Khái niệm tái xuất khẩu là gì? Tái xuất khẩu là gì? Tái xuất khẩu – một hoạt động kinh doanh đã có từ rất lâu trên thế giới chỉ là trước đây nó diễn ra theo một hình thức khác. Theo thời gian, quá trình phát triển của hoạt động này theo chiều hướng đi lên chứ không hề tụt giảm. Có thể nhận thấy từ thực tế tái xuất khẩu đã trở nên phố biến ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực khác nhau.  Không có một định nghĩa chung nào được đưa ra để giải thích về hoạt động tái xuất khẩu này mà tùy theo tập quán thương mại của từng vùng có nhiều cách hiểu, chẳng hạn như: - Theo quan điểm của các nước Tây Âu – Mỹ la Tinh: “Tái xuất khẩu là xuất khẩu những hàng hóa nước ngoài từ kho hải quan và chưa qua chế biến”. Như vậy với với khái niệm này hoạt động tái xuất chỉ bao hàm những hàng hóa chưa làm thủ tục nhập khẩu vào trong nội địa và do đó khi xuất khẩu sang nước thứ ba cũng không cần phải làm thủ tục xuất khẩu.  - Khác với quan điểm trên, theo luật của Anh – Mỹ và một số nước lân cận: “Tái xuất khẩu là việc xuất khẩu hàng hóa nước ngoài chưa qua chế biến trong nước dù hàng hóa đó qua lưu thông nội địa”. Thấy rằng khái niệm này mang nghĩa rộng hơn so với khái niệm trước vì ở đây người ta chú trọng quan tâm tới việc hàng hóa đã qua chế biến hay chưa, còn việc đã nhập vào trong nước hay chưa không quan trọng.  Từ hai khái niệm trên rút ra được một đặc điểm về hàng hóa trong tái xuất khẩu là hàng hóa chưa qua chế biến phân biệt với hàng hóa gia công và quan điểm về tái xuất khẩu đều có điểm chung là xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu và chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Còn tại Việt Nam thì sao? Khái niệm tái xuất khẩu là gì được định nghĩa ra sao? Theo luật Hải quan nước ta quy định rõ tái xuất khẩu là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. Vì thế nghiệp vụ tái xuất khẩu ở nước ta còn được gọi một cái tên khác là “tạm nhập tái xuất”. Có nghĩa rằng từ một hoạt động bản chất lại là hai hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa với mục đích thu về ngoại tệ nhiều hơn số vốn bỏ ra ban đầu.  Tham gia vào hoạt động tái xuất có sự góp mặt của 3 nước mang 3 vai trò khác nhau đó là: Nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất. Vì vậy hoạt động này còn được người trong ngành gọi là phương thức giao dịch tam giác.  Để có thể làm tái xuất, hàng hóa phải có cung cầu lớn và giá cả hàng hóa đó phải có thay đổi, không thể ấn định ở một giá. Do đó, bí quyết để thành công cho thương gia khi gia nhập phương thức kinh doanh này là liên tục cập nhật tin tức, nắm được biến động của giá cả nhanh, chớp thời cơ thuận lợi sẽ có lãi lớn, còn ngược lại nếu bạn không sở hữu khả năng nhanh nhạy thì xin chia buồn với bạn, bạn sinh ra không để đi trên con đường tái xuất khẩu.  Kinh doanh tái xuất khẩu được thực hiện trên hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng do doanh nghiệp nước tái xuất ký với doanh nghiệp nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp tái xuất ký với doanh nghiệp nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký sau hợp đồng bán hàng nếu bên doanh nghiệp tái xuất chắc chắn có hàng tái xuất hoặc đủ khả năng bồi thường khi không có hàng xuất.   2. Vai trò của hoạt động tái xuất khẩu Tái xuất khẩu thúc đẩy sự giao lưu buôn bán hàng hóa trên thế giới Có thể thấy hiện nay sự phát triển của lĩnh vực Logistics đã kéo theo nhiều loại hình kinh doanh mới cũng phát triển. Tái xuất là một trong hình thức phổ biến đó. Trên thế giới hoạt động này không còn xa lạ, ngày càng đóng vai trò quan trọng, đóng góp vào lợi nhuận xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế tại một quốc gia. Không thể phủ nhận vai trò của hoạt động tái xuất khẩu này đem lại, cụ thể: - Góp phần đa dạng hóa nền ngoại thương, tăng thu lợi nhuận từ thương mại quốc tế  - Tái xuất chuyển những thuận lợi về vị trí địa lý thành cơ hội kinh doanh để phát triển kinh tế đất nước  - Tái xuất khẩu thúc đẩy sự giao lưu buôn bán hàng hóa trên thế giới - Tái xuất khẩu tận dụng tốt lợi thế về thông tin, kinh nghiệm thị trường để tăng thu lợi nhuận cho đất nước  - Tái xuất khẩu đóng vai trò cầu nối trong thương mại quốc tế, giúp những nước không có quan hệ thương mại với nhau có cơ hội tiêu thụ hàng hóa của nhau thông qua nước thứ 3 - Tái xuất khẩu giúp kéo dài vòng đời sản phẩm.  3. Các loại hình tái xuất khẩu phổ biến ở Việt Nam  3.1. Tạm nhập tái xuất Tạm nhập tái xuất không có gì là khó định nghĩa khi chúng ta đã hiểu được bản chất của hoạt động tái xuất. Đây là một hình thức tái xuất khẩu phổ biến tại Việt Nam, được hiểu là việc các thương nhân Việt Nam mua hàng của một quốc gia rồi đem bán cho quốc gia khác, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam rồi làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.  Hàng hóa tạm nhập, tái xuất vào cửa khẩu Việt Nam được lưu trú dưới 60 ngày. Do thời gian khá dài, mà lại không có quy định cấm doanh nghiệp đưa hàng hóa ra khỏi khu vực kiểm soát hải quan. Vì thế thương nhân có thể đưa hàng hóa đi bất cứ đâu trong thời gian lưu trú nhưng phải tự chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa. Đây là một trong những lỗ hổng chưa được khắc phục tại Việt Nam, dẫn tới tình trạng doanh nghiệp lợi dụng vi phạm.  Hàng hóa được nhập khẩu vào trong nước tái xuất được lưu tại kho ngoại quan sau đó được xuất khẩu ra nước ngoài không qua chế biến. Để giảm chi phí lưu kho người ta thường đưa hàng hóa thẳng từ nước người bán sang nước người mua mà không thông qua nước tái xuất và trên đường vận chuyển người ta làm lại bộ chứng từ hàng hóa khác.    Các loại hình tái xuất khẩu phổ biến ở Việt Nam  3.2. Chuyển khẩu  Chuyển khẩu là việc thương nhân Việt Nam mua hàng hóa của một nước để bán cho một nước khác mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và cũng không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt nam. Hàng hóa đi thẳng từ nước xuất khẩu sang bên nước nhập khẩu dưới sự điều hành của nước tái xuất khẩu. Có 3 hình thức để thực hiện phương thức chuyển khẩu bao gồm: - Hàng hóa vận chuyển luôn từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu theo đường thẳng tức không qua cửa khẩu Việt nam  - Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu hay xuất khẩu hàng hóa  -  Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Nước tái xuất sẽ là nước đứng ra ký kết hai hợp đồng để thức hiện hình thức chuyển khẩu này: Hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hàng hóa được chuyển từ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu theo 3 hình thức trên. Thương nhân nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền từ nước nhập khẩu. Trên thực tế phương thức chuyển khẩu thường được thực hiện bằng hai cách: - Công khai: Các chứng từ hàng hóa từ người bán ban đầu giữ nguyên chỉ các chứng từ làm thủ tục chuyển khẩu  - Bí mật: Thay lại toàn bộ chứng từ hàng hóa kể cả tên và địa chỉ người bán.   4. Lợi thế của Việt Nam khi tham gia hoạt động tái xuất khẩu Việt Nam có cơ hội kinh doanh để phát triển kinh tế đất nước tạo nguồn lợi nhuận không nhỏ góp phần đáng kể vào nền kinh tế nước nhà  Luận về vị trí địa lý, Việt Nam là quốc gia có vị trí thuận lợi, được xem là một trọng điểm của kinh tế khu vực Đông Nam Á nói riêng và toàn Châu Á nói chung. Có lợi thể gần biển, Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng có chiều dài đường bờ biển tới hơn 3000 km, lại tiếp giáp với nhiều nước phát triển và nước đang phát triển về kinh tế trên Thế Giới.  Trong thời kỳ kinh tế hội nhập như hiện nay, với mọi thuận lợi như trên đây, Việt Nam hoàn toàn có khả năng tham gia vào hoạt động tái xuất khẩu với vai trò là nước tái xuất khẩu tiềm năng, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho Việt Nam như: - Tọa nguồn thù mới để tăng cường thực lực cho nền kinh tế quốc gia bới lấy kinh nghiệm từ thực tế khi có nhiều quốc gia trở nên lớn mạnh bằng nguồn lợi nhuận từ hoạt động này.  - Là cơ hội kinh doanh để phát triển kinh tế đất nước tạo nguồn lợi nhuận không nhỏ góp phần đáng kể vào nền kinh tế nước nhà - Việt Nam được giao lưu kinh tế với thế giới góp phần tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước có nền kinh tế phát triển mạnh, học hỏi áp dụng với nền kinh tế nước nhà.  5. Thực trạng hoạt động tái xuất khẩu ở Việt Nam  Thực trạng hoạt động tái xuất khẩu ở Việt Nam  Hoạt động tái xuất khẩu đã diễn ra từ rất lâu trên thế giới bởi vậy mà nền kinh tế của họ phát triển nổi trội hơn nhiều so với nền kinh tế Việt Nam. Nhận thấy, thiếu sót đó, Việt Nam mới đưa hoạt động tái xuất khẩu hàng hóa vào thí điểm mang lại nhiều động thái tích cực nhưng cũng không tránh khỏi nhiều thiếu sót trong khâu quản lý vì mới áp dụng nên còn non trẻ.  Kết quả đạt được thu về lợi nhuận cao tại một số Tỉnh biên giới có cửa khẩu kinh tế như Lạng sơn, Lào Cai, còn Cao Bằng và Quảng Ninh do thời gian thí điểm ngắn, cùng các yếu tố tác động từ phía Trung Quốc nên việc thực hiện chưa đạt được nhiều kết quả. Bên cạnh đó còn xuất hiện một số tình trạng chưa được khắc phục triệt để. Thực tế có nhiều lô hàng tạm nhập tái xuất vận chuyển lên biên giới bằng container rồi tiêu thụ tiểu ngạch bằng cách chia nhỏ hàng ra . Việc tiêu thụ trên gây tác động xấu đến uy tín hàng hóa Việt Nam do không đúng theo quy ước thương mại quốc tế.  Thêm đó, nhiều lo hàng được đưa ra ngoài để tiêu thụ thuộc danh mục cấm nhập khẩu tiêu thụ trong nước như nông, lâm, sản. Do là thực phẩm cấm cho nên không có trong danh mục đóng thuế, vì thế mà giá cả rẻ hơn so với trên thị trường rất nhiều. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Việt Nam về chất lượng nông, lâm sản.  Tình trạng Container vô chủ, bị bỏ hoang tại các cảng biển tại các cảng TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu được thống kê tới con số hàng nghìn. Dẫn tới nhiều hệ lụy về hàng hóa xuất xuất, gây lãng phí chi phí về kho bãi, chi phí thuê mượn,…gây khó khăn cho người quản lý. Và còn nhiều tình trạng tiêu cực vẫn đang diễn ra, cơ quan chức năng thì vẫn đang ra sức khắc phục nghiên cứu về luật pháp để có quy định xử phạt răn đe những trường hợp lách luật để đạt được lợi ích riêng mà quên đi lợi ích chung cho sự phát triển của cả quốc gia dân tộc. Tạm nhập tái xuất tuy đem lại lợi ích cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng xong vẫn còn mang đến những vấn đề bất cập cho người lao động, chủ hàng Việt Nam.  Khép lại vốn kiến thức ít ỏi về lĩnh vực này, tôi cùng Timviec365.vn mong rằng với những thông tin trên đây không nhiều nhưng cũng đủ để bạn trả lời được câu hỏi tái xuất khẩu là gì? Nếu bạn có đang dự định gia nhập ngành này hãy nhớ thực hiện hoạt động trên hình thức đúng pháp luật, đem lại lợi ích chung cho cả nước góp phần dựng xây nền kinh tế nước nhà sánh vai vững bước phát triển cùng kinh tế năm Châu.   

Tham khảo bài gốc ở: Cùng mở rộng kiến thức tìm hiểu hoạt động tái xuất khẩu là gì?

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét