Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Sinh viên học ngành ngoại ngữ ra trường làm công việc gì?

Sinh viên học ngành ngoại ngữ ra trường làm công việc gì?

1. Giải đáp học ngoại ngữ ra làm gì? Cơ hội việc làm của sinh viên ngoại ngữ 1.1. Học ngoại ngữ là gì? 1.1.1. Khái niệm chuyên ngành ngoại ngữ Giải đáp học ngoại ngữ ra làm gì? Cơ hội việc làm của sinh viên ngoại ngữ Chuyên ngành ngoại ngữ là một trong những ngành học được sinh viên ưa chuộng và lựa chọn đông đảo trong nền giáo dục hiện nay. Đây là ngành học nghiên cứu về ngôn ngữ và ứng dụng nó vào trong đời sống hằng ngày ở tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội,… Vậy, học ngoại ngữ ra làm gì? Một số chuyên ngành ngoại ngữ phổ biến ở nhiều trường đại học, cao đẳng như: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Ý, … trong đó, ngôn ngữ Anh là chuyên ngành được săn đón và lấy điểm cao nhất ở tất cả các trường đại học, cao đẳng. Những lĩnh vực mà các bạn có thể ứng dụng ngôn ngữ tiếng Anh điển hình như là tài chính ngân hàng, nhà hàng khách sạn, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế, kinh tế,… 1.1.2. Các trường đào tạo ngoại ngữ chất lượng nhất hiện nay Dựa trên nhu cầu của thị trường hiện nay với sự hội nhập quốc tế toàn cầu thì ngoại ngữ rất cần thiết, đặc biệt là tiếng Anh, từ đó, các trường đại học chất lượng đã đưa ngôn ngữ vào trong chương trình giáo dục và giảng dạy của mình. Một số ngôi trường chất lượng hàng đầu có đào tạo về ngành ngôn ngữ phải kể tới như: Đại học Ngoại Thương Đại học Kinh tế quốc dân Đại học Hà Nội Đại học Ngoại ngữ Đại học Mở Đại học Thăng Long Đại học Thương mại … Trong đó, một số ngôi trường chuyên về kinh tế như Ngoại thương hay Kinh tế quốc dân thì đi chuyên sâu vào ngôn ngữ liên quan tới lĩnh vực kinh tế nhằm bổ trợ và giúp đỡ cho các hoạt động nghiệp vụ kinh tế. Còn những ngôi trường lâu năm và nổi tiếng về các loại ngoại ngữ như Đại học Hà Nội hay Đại học Ngoại ngữ thì lại tập trung vào học tiếng, nhằm hỗ trợ cho tất cả các hoạt động liên quan tới ngoại ngữ như: biên dịch, phiên dịch, dịch thuật,… Câu hỏi nhận được sự quan tâm nhất chính là học đại học ngoại ngữ ra làm gì? 1.2. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ngoại ngữ Ngôn ngữ là yếu tố thiết yếu và quan trọng hàng đầu trong xu thế hội nhập hóa toàn cầu hiện nay. Vì vậy, cơ hội làm việc tại hầu hết các ngành nghề nào cũng gắn liền với ngôn ngữ, nhất là tiếng Anh. Từ đây, ta có thể nhận định ngôn ngữ rất cần thiết và mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt là những sinh viên tốt nghiệp ngành ngoại ngữ. Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ ra làm gì ư? Hãy cùng tìm hiểu nhé! Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành ngoại ngữ có thể ứng tuyển vào các lĩnh vực việc làm cụ thể dưới đây: Nghiên cứu ngôn ngữ Biên dịch, phiên dịch, dịch thuật trong các công ty, cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội,… Giảng dạy ngôn ngữ tại các trường học, các trung tâm ngoại ngữ,… Hướng dẫn viên du lịch Chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành; nhà hàng – khách sạn Công nghệ thông tin về thiết lập code, lập trình máy tình,… Cơ hội việc làm ngành ngoại ngữ hiện nay không hề thiếu, nhưng nhìn chung, ngoài kĩ năng về ngôn ngữ thì các bạn sinh viên vẫn khuyến khích có thể một bằng tốt nghiệp ở ngành nghề khác ngoài ngôn ngữ. Nếu bạn có ý định học ngôn ngữ, hãy lựa chọn các trường đại học chất lượng về giảng dạy ngôn ngữ và dần sẽ có câu trả lời cho câu hỏi “học trường đại học ngoại ngữ ra làm gì?” 2. Những việc làm nào cho sinh viên học ngoại ngữ 2.1. Cơ hội việc làm ngoại ngữ 100% 2.1.1. Phiên dịch viên Những việc làm nào cho sinh viên học ngoại ngữ Phiên dịch viên là ngành nghề mà hầu hết khi nhắc tới ngành ngôn ngữ đều nhắc tới công việc này. Đây là một trong những công việc đầy lý tưởng được rất nhiều các bạn trẻ ưa thích và theo đuổi trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay. Phiên dịch viên được chia làm 2 loại: đó là dịch nói và dịch viết. Đối với dịch nói, các phiên dịch viên sẽ có nhiệm vụ chính là: Vị trí thứ ba nhằm phiên dịch ngôn ngữ giữa hai bên khác quốc tịch Hỗ trợ công tác cho các cấp lãnh đạo và quản lý khi gặp đối tác ngoại quốc Để làm tốt được công việc của mình, các bạn sinh viên làm phiên dịch viên nói cần phải lưu tâm tới các điều sau: Nghiên cứu kĩ chủ đề cần phiên dịch để có thể nắm bắt được câu chuyện nhanh nhất giữa hai bên cần phiên dịch Làm việc theo cặp 1-1 đối với từng bên đối phương cần phiên dịch để tạo sự kết nối cũng như tạo sự ăn nhập giữa hai bên tốt nhất Tốc ký và quan sát nét mặt là yếu tố mà các phiên dịch viên cần nắm bắt được để điều khiển nhịp độ và không khí trao đổi giữa hai bên hài hòa và thuận lợi nhất nhằm đạt được mục đích cuối cùng Đối với dịch viết, các biên dịch viên sẽ có nhiệm vụ chính là: Dịch thuật, thông dịch các văn bản, các tài liệu nước ngoài,… Hỗ trợ công tác cho các cấp lãnh đạo và quản lý khi gặp đối tác ngoại quốc Để làm tốt được công việc của mình, các bạn sinh viên làm biên dịch viên cần phải lưu tâm tới các điều sau: Đọc và tra từ điển thật kĩ càng và cẩn thận các từ mới để dịch sát nghĩa nhất Nghiên cứu thêm những tài liệu nước ngoài và trong nước khác để trau dồi cách triển khai sao cho mượt mà, trôi chảy nhất Kiểm tra và đánh giá những ngôn từ và câu chữ mình đã dịch thuật xem có đúng không và sát nghĩa không nhằm tránh hiểu lầm đáng tiếc 2.1.2. Giảng viên, giáo viên ngoại ngữ Giảng viên, giáo viên ngoại ngữ hiện nay cũng là một trong những công việc được ưa chuộng và có giá trị cao đối với nền giáo dục nước nhà. Môi trường làm của các ngành nghề giảng viên, giáo viên ngoại ngữ nhìn chung được coi là môi trường sư phạm nhưng lại đa dạng về địa điểm và loại hình. Bạn có thể ứng tuyển vào các trường đại học, các trường cấp một, cấp hai, cấp ba tùy thuộc vào năng lực trình độ của bạn. Ngoài ra, các bạn sinh viên có thể ứng tuyển vào các trung tâm ngoại ngữ để làm trợ giảng hoặc giảng viên. Các vị trí giảng viên tại các trung tâm sẽ có mức lương cao hơn so với môi trường sư phạm nhưng khó duy trì lâu dài được. Để có thể thực hiện tốt được công tác giảng dạy của mình, bạn ngoài yếu tố về kĩ năng chuyên môn, trình độ về ngoại ngữ thì bạn cũng cần phải có khả năng giảng dạy và truyền đạt cho các thế hệ học sinh, sinh viên. Chính vì vậy, các bạn sinh viên sau khi ra trường nếu muốn làm giảng viên thì cần học lên cao hơn để lấy bằng thạc sĩ. 2.1.3. Viết content nước ngoài Viết content nước ngoài cũng là một trong những công việc mới mẻ và khá thú vị cho các bạn yêu thích viết lách bằng ngôn ngữ khác. Nhiệm vụ chủ yếu của các bạn làm về content nước ngoài chính là: Nghiên cứu, tìm hiểu các đề tài, thông tin xoay quanh chủ đề content bạn đang muốn viết Viết nội dung cho đề tài bạn đã lựa chọn sao cho phù hợp nhất có thể Sử dụng các loại ngôn ngữ để đa dạng hóa sản phẩm trí tuệ 2.2. Cơ hội việc làm nhờ ngoại ngữ bổ trợ 2.2.1. Hướng dẫn viên du lịch Hướng dẫn viên du lịch là ngành nghề có yêu cầu rất cao và gần như là bắt buộc phải có ngoại ngữ đối với tất cả ứng viên. Vì hướng dẫn viên là người tiếp xúc với rất nhiều người nước ngoài qua đây du lịch và thưởng thức, thậm chí còn nhiều hơn người dân địa phương. Chính vì vậy, để có thể hướng dẫn trơn tru và có thể giúp đỡ được các đoàn tour du lịch nước ngoài bắt buộc phải có tiếng Anh bổ trợ. 2.2.2. Tiếp viên hàng không Tiếp viên hàng không cũng là một vị trí giống với hướng dẫn viên du lịch ở điểm đều tiếp xúc với rất nhiều khách hàng nước ngoài. Do đó, việc biết tối thiểu 1 thứ tiếng, thậm chí là có thể biết từ 2-3 ngôn ngữ khác nhau, sẽ là một lợi thế lớn dành cho các ứng viên. 2.2.3. Đối ngoại Đối ngoại là công việc mà tiếp xúc với khách hàng nước ngoài rất nhiều, chủ yếu trong các hoạt động ký kết hợp đồng và giao thương tại các cuộc họp quan trọng có sự góp mặt của nhiều các nhân vật quan trọng đến từ nhiều nước khác nhau. 2.2.4. Các công viên văn phòng khác Các vị trí văn phòng khác cũng cần tới ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, để bổ trợ trong các hoạt động như tham khảo và theo dõi sát sao tài liệu mẫu, báo cáo bằng văn bản nước ngoài, đọc từ thuộc lĩnh vực chuyên môn. Do đó, dù ở bất kỳ vị trí nào cũng cần tới ngoại ngữ hết. Vì vậy, bạn không cần thắc mắc rằng học trường đại học ngoại ngữ ra làm gì vì khả năng lớn là bạn có thể ứng tuyển nhiều công việc khác nhau. 3. Thuận lợi khi xin việc với bằng ngoại ngữ 3.1. Mức lương cao hơn Thuận lợi khi xin việc với bằng ngoại ngữ Nhìn chung các công việc có đi kèm yếu tố ngoại ngữ đều có mức lương cao hơn, tối thiểu là khoảng 7 triệu/tháng. Do vậy, nhờ yếu tố ngôn ngữ mà các bạn có thể kiếm được mức lương cao hơn và hậu hĩnh hơn đi kèm với các chế độ ưu đãi và thưởng cho nhân viên có năng lực xuất sắc nhất. 3.2. Cơ hội thăng tiến trong việc Cơ hội thăng tiến trong việc khi mà bạn có yếu tố ngôn ngữ làm ưu thế thì khả năng cao, bạn sẽ được lựa chọn để thăng tiến trong công việc. 3.3. Cơ hội làm việc tại nước ngoài Cơ hội làm việc tại nước ngoài là điểm khác biệt khi có ngôn ngữ làm hành trang cho chính mình. Vì nếu bạn có năng lực giỏi, đi kèm với việc thành thạo áp dụng ngôn ngữ thì bạn cần phải trau dồi ngày ngôn ngữ mới cho mình nhé!

Tham khảo bài gốc ở: Sinh viên học ngành ngoại ngữ ra trường làm công việc gì?

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét