Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Copyright © là gì? Và những điều cần biết về Copyright ©

Copyright © là gì? Và những điều cần biết về Copyright ©

Copyright © là một trong những bảo hộ các ý tưởng, sáng tác khỏi bị lấy và sử dụng từ người khác bằng quyền chứng nhận về mặt pháp lý. Vậy mục đích của nó là như thế nào thì chúng ta cùng timviec365.vn tìm hiểu nó nhé. 1. Copyright © là gì? Copyright © được hiểu theo nghĩa tiếng việt chính là quyền tác giả, tác nhân về một sản phẩm của mình do chính tay mình sáng tạo, sáng tác như âm nhạc, nghệ thuật, kịch và cả sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả ở đây chính là tác nhân có thể sử dụng tác phẩm của mình và bảo vệ nó bở bất kỳ hình thức và đối tượng nào có mục đích không tốt với nó. Khi tác phẩm của tác nhân được hoàn thành thì ngay lập tức nó đã được bảo vệ bởi quyền tác giả rồi. Các tác giả có quyền quyết định sao chép hay công bố sản phẩm/ tác phẩm của mình. Ví dụ: Một nhạc sĩ sáng tác 1 bài hát A thì có quyền quyết định được bài hát đó sẽ được chia sẻ rộng rãi ra ngoài thị trường âm nhạc hay không và ai là người có thể đưa bài hát cho công chúng biết bằng cách thể hiện được đúng ý đồ của bài hát. Nhạc sĩ đó có thể chuyển giao bài hát đó sang cho một cô ca sĩ B hoặc một anh chàng ca sĩ D nào đó để có thể phát triển bài hát hơn. Hoặc cũng có thể là không chuyển giao bài hát đó cho ai cả. Quyền tác giả có ký hiệu là © hoặc cũng có thể được viết tắt là “copr”. Mỗi một tác phẩm sau khi hoàn thành thì có thể có hoặc không để đăng ký chủ quyền của tác phẩm nhưng tác phẩm vẫn có thể được bảo vệ. Nhưng nếu mà tác nhân đăng ký bản quyền sở hữu tác phẩm của mình thì tác phẩm đó sẽ được bảo vệ tốt hơn. 2. Những điều cần biết về Copyright © 2.1. Copyright © được xác định như thế nào? Quyền tác giả (Copyright ©) được xác định của một ai đó khi người đó tạo ra sản phẩm. Người này cần chứng minh được tác phẩm đó mà họ tạo ra. Điề này không hề khó khăn gì nếu đó chính là tác nhân đã tạo ra sản phẩm đó. Có một số trường hợp, người tạo ra tác phẩm lại không có quyền tác giả cho tác phẩm đó chính là người được cá nhân hay tổ chức nào đó thuê để sáng tác. Tức là người đó đã được trả tiền về lao động tạo ra sản phẩm thì đồng nghĩa với việc sản phẩm đó sẽ thuộc về người sử dụng lao động. Trường hợp này các bạn có thể hình dung như một nhà văn sáng tác truyện nhưng lại là người làm việc cho công ty abc và việc nhà văn ngồi sáng tác cuốn truyện đó đã được công ty abc trả tiền nên quyền tác giả (Copyright ©) ở đây là thuộc về công ty abc. 2.2. Những hình thức chuyển bản quyền của tác giả Bạn là một tác nhân thì nên biết những quyền lợi của mình về tác phẩm cũng như là về Copyright ©. Bạn có thể chuyển quyền tác giả cho bất cứ ai mà bạn cảm thấy nó là phù hợp và đúng đắn nhất. Bởi những tác phẩm của bạn còn được ví như những đứa con tinh thần. Và tất nhiên rằng, bạn phải tìm cho những đứa con của mình một chỗ thật tốt để con mình có thể phát triển hơn. Có 3 hình thức để có thể chuyển giao quyền tác giả như: • Tái bản: Người được chuyển giao bản quyền có thể tái hành lại sản phẩm/ tác phẩm. Ví dụ như bạn có thể tái hành lại quyển sách jk nào đó mà tác giả đã chuyển giao quyền tác giả cho bạn. • Sử dụng quyền hiển thị: đó chính là người được nhận chuyển giao có thể sử dụng tác phẩm đó trên các phương tiện truyền hình cũng như truyền thông, báo chí, các trang mạng xã hội… • Sửa chữa, cập nhật: các tác giả được chuyển giao có thể chỉnh sửa, bổ sung tác phẩm theo ý muốn của mình mà không cần phải hỏi lại tác giả cũ. 2.3. Những điều cần chú ý đến Copyright © Khi bạn chuyển giao tác phẩm của mình cho những người khác thì bạn cần chú ý đến vấn đề thời gian, số lần và mục đích sử dụng sản phẩm mà bạn tạo ra. Ví dụ: Một tổ chức nhờ bạn sáng tác mộ vở kịch để biểu diễn vào ngày 8/3 thì lúc đó tổ chưc sấy chỉ được sủ dụng tác phẩm đó ở tại cuộc biểu diễn ngày 8/3 mà thôi. Sản phẩm không được sử dụng bất kỳ thêm một lần nào nữa. Nếu sử dụng ở những lần sau thì phải được sự đồng ý của bạn (tác nhân). Trong trường hợp khác, họ ký hợp đồng với bạn là sẽ sử dụng sản phẩm của bạn trong một khoảng thời gian nhất định là 3 năm thì khi sang đến năm thứ 4 họ sẽ không được quyền sở hữu tác phẩm đó nữa. Lúc này. Chủ sở hữu chính là bạn.  2.4. Những hành động bảo vệ và tôn trọng Copyright © Để người khác có thể tôn trọng và bảo vệ quyền lợi cho những tác nhân thì chính những tác nhân ấy phải là một tấm gương sáng cho mọi người nhìn vào và cảm thấy đáng để bảo vệ. Vậy những tác nhân nên làm những việc sau đây để có thể tự mình bảo vệ và khiến người khác tôn trọng bản quyền tác giả được. • Đầu tiên bạn phải biết tôn trọng bản quyền của người khác, không được coppy hay sao chép, sử dụng những gì mà tác phẩm khác đã sử dụng mà chưa được sự cho phép của tác giả. • Sau mỗi một sản phẩm bạn tạo ra thì bạn nên đặt tên và đăng ký chủ quyền sở hữu của bạn. Tránh tình trạng người khác vô tình hoặc cố ý sử dụng những tác phẩm giống hoặc tương tự như vậy. • Bạn phải cho mọi người biết sản phẩm/ tác phẩm đó là của bạn bằng cách chính bạn hoặc cho người khác công bố về tác phẩm thuộc sự sở hữ của bạn. • Bạn cần cảnh báo những cá nhân, tổ chức nào đó về việc sử dụng đứa con tinh thần của bạn mà chưa có sự cho phép của bạn trên các phương tiện đại chúng, các trang mạng xã hội để cho người đó biết và khắc phục những lỗi đó nhằm tránh trường hợp tương tự xảy ra sau này. • Bạn nên có chính kiến của mình để bảo vệ đứa con tinh thần (tác phẩm) được toàn vẹn. tránh tình trạng khi bạn chuyển giao sản phẩm cho 1 người khác, họ sửa đổi khiến tác phẩm của bạn chỉ còn giống bản cũ rất ít. • Bạn nên tìm hiểu thật kỹ về tác phẩm cũng như tác giả mà bạn có ý định sử dụng lại tác phẩm đó để có thể sử dụng một cách thoải mái dưới sự đồng ý của tác giả. • Là một tác nhân có trách nhiệm thì bạn nên luôn luôn sao lưu các tác phẩm của bạn khi có thể • Tạo thói quen tôn trọng bản quyền và không ủng hộ những tác phẩm vi phạm bản quyền. 2.5. Những sai lầm về bản quyền • Một số trường hợp bị hủy bỏ tác phẩm chỉ vì vi phạm quyền tác giả do không chú thích những chi tiết nhỏ mà bạn đã mượn của tác phẩm khác.  • Nhiều người nghĩ rằng mọi thứ trên internet là miến phí nên có thể sử dụng một cách thoải mái mà không xin phép tác giả. Đó là một sai lầm trầm trọng. Nếu bạn không muốn bị dính vào những thị phi không nên có thì trước khi làm gì bạn cần phải tìm hiểu kỹ về sản phẩm và xin phép tác nhân. • Một số người quan niệm rằng tuy không xin phép tác giả nhưng có chú thích về tác phẩm và để link của sản phẩm gốc mà họ sử dụng thì là đã được. Nhưng sự thật là không phải. Điều quan trọng là bạn cần phải xin phép và được sự đồng ý của tác giả mới được. 3. Lý do bạn nên đăng ký bản quyền Tránh xảy ra những tranh chấp không nên có thì bạn nên đăng ký Copyright © ngay sau khi hoàn thành xong sản phẩm. Ngoài ra khi bạn đăng ký Copyright © thì sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi bảo vệ bản quyền. Và đặc biệt khi xảy ra tranh chấp mà bạn đã đăng ký Copyright © thì bạn sẽ được hưởng những ưu tiên như: quyền được bồi thường thiệt hại và quyền thu hồi chi phí luật sư theo pháp luật hiện hành. 4. Các thủ tục và giấy tờ để đăng ký Copyright © (Trích theo điều 50 luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 và đã được sửa đổi bổ sung 2009) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Giấy tờ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm: • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: tờ khai theo mẫu của Bộ văn hóa – Thông tin quy định và được chính người sở hữu hoặc người được ủy quyền làm bằng tiếng Việt và ghi đầy đủ thông tin về tác giả cũng như tóm tắt đầy đủ về tác phẩm/sản phẩm. • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan; • Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền; • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa; • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả; • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung. Lưu ý: Tất cả các giấy tờ này đều phải được viết bằng tiếng việt. Nếu sử dụng bằng tiếng nước ngoài thì cần được dịch về tiếng Việt. Thời hạn nhận được quyền tác giả là sau 15 ngày tính từ thời điểm nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ do người đăng kí cung cấp.

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Copyright © là gì? Và những điều cần biết về Copyright ©

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét