1. Giải thích ý nghĩa về hệ tại chức là gì? Vậy hệ tại chức là gì? Trong chương trình học tại Việt Nam có phân ra hệ đào tạo chính quy và hệ tại học tại chức, liên thông. Mỗi một hệ học sẽ được đào tạo khác nhau. Chúng tôi sẽ giải thích cụ thể từng hệ chương trình học để bạn có thể phân biệt rõ ràng hơn, bởi những chương trình học này các bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn về giá trị cũng như quá trình đào tạo. Thứ nhất, hệ đào tạo chính quy là gì? Đây là một hệ đào tạo theo đúng quá trình của học tập của bạn. Đúng chương trình đào tạo được quy định. Ví dụ bạn học từ 1 đến đại học đều đúng chương trình học được gọi là hệ đào tạo chính quy. Khi kết thúc quá trình đào tạo bạn sẽ nhận được bằng hoặc chứng chỉ đào tạo chính quy, đây là một trong những yếu tố có thể phân biệt được giữa các hệ đào tạo với nhau. Hệ đào tạo chính quy thường có giá trị hơn các hệ đào tạo khác. Các nhà tuyển dụng bao giờ cũng thích một người có tấm bằng về hệ đào tạo chính quy hơn là hệ liên thông hoặc tại chức. Thứ hai, hệ đào tạo tại chức. Đây là hệ đào tạo vừa học vừa làm. Chương trình đào tạo của bạn sẽ được cắt ngắn nhất có thể và chỉ học chuyên ngành chuyên môn phục vụ cho công việc của mình. Chứ không giống như hệ đào tạo chính quy là bạn được học rất nhiều lĩnh vực rộng để phát triển kỹ năng nghề nghiệp tốt. Chính vì thế giá trị của bằng tạo chức thường không thể so sánh bằng hệ chính quy. Thứ ba, hệ đào tạo liên thông. Hệ đào tạo liên thông thường diễn ra cho các bạn học chuyên ngành trong các hệ thấp như từ cao đẳng, trung cấp. Sau đó bạn muốn được đào tạo cao hơn thì học liên thông từ trung cấp lên cao đẳng rồi lên đại học. Hiện nay học liên thông đã có quy định riêng, ví dụ học xong sau bao nhiêu thời gian mới được học liên thông lên hệ mới. Chương trình đào tạo này bạn vẫn có thể kết hợp vừa học vừa làm. Bằng liên thông cũng không thể có giá trị bằng hệ chính quy, và chương trình học này sẽ mất rất nhiều thời gian của người học. Mỗi một hệ đào tạo sẽ có các chương trình đào tạo khác nhau và tương đương với đó là giá trị cũng sẽ khác nhau. Chính vì thế nếu bạn đang nghiên cứu học một khóa học nào đó thì hãy nên cân nhắc giữa các hệ đào tạo. Mặt khác không phải cứ hệ liên thông hay tại chức là không có giá trị, những điều đó còn phụ thuộc vào các yếu tố công việc cũng như quá trình học của bạn. Chỉ cần cuối cùng bạn có đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong công việc tốt thì các hệ đào tạo đều không quan trọng. 2. Đào tạo tại chức ở Việt Nam Hệ tại chức là gì? Đào tạo tại chức tại Việt Nam như thế nào? Một chương trình tại chức là một nỗ lực đào tạo chuyên nghiệp hoặc phát triển nhân viên, nơi các chuyên gia được đào tạo và thảo luận về công việc của họ với những người khác trong nhóm đồng đẳng của họ. Nó là một thành phần chính của giáo dục y tế liên tục cho các bác sĩ , dược sĩ và các chuyên gia y tế khác. Nó cũng phổ biến trong các công chức bao gồm các nhà giáo dục và các quan chức an toàn công cộng. Chương trình tại chức cũng đề cập đến một số chương trình được cung cấp cho các thành viên nhập ngũ trong quân đội khi họ đang phục vụ. Các chương trình tại chức cũng đề cập đến các nhà giáo dục , nơi họ thảo luận về các phương pháp và trường hợp và khối lượng công việc Hệ đào tạo tại chức tại Việt Nam có thể coi là một khóa học bổ trợ kiến thức chuyên môn cho người đang làm việc tại lĩnh vực đó có kiến thức, cũng như kinh nghiệm tốt hơn trong quá trình làm việc. Hiện nay hệ tại chức tại Việt Nam khá phổ biến tại các trường đại học. Và chương trình học của hệ tại chức được biên soạn rất cẩn thận, không thua kém gì hệ chính quy. Nếu bạn đang gặp khó khăn về kiến thức chuyên môn có thể đăng ký học hệ tại chức của lĩnh vực đó. Đây là một ngành đào tạo rất thích hợp cho những người đi làm, cần học để lấy bằng phục vụ công việc hoặc lấy thêm kiến thức để làm tốt những lĩnh vực của mình hơn. Thời gian đào tạo hệ tại chức rất linh hoạt và ngắn hạn. Bạn có thể sắp xếp vừa đi học và đi làm mà không hề ảnh hưởng đến công việc bình thường hiện tại. Thường thời gian đào tạo của hệ tại chức đều diễn ra vào buổi tối. Đây là một cơ hội tốt cho người đi làm muốn đi học thêm. Hệ tại chức tại Việt Nam, vẫn diễn ra giống như quá trình đào tạo bình thường của các hệ chương trình đào tạo khác. Các chương trình và quá trình thi cử vẫn diễn ra nghiêm túc. Chính vì thế nếu bạn đã xác định học tại chức thì cần xác định học nghiêm túc nhất để có thể lấy được nhiều kiến thức và một tấm bằng tốt. Học tại chức cũng rất quan trọng như học chính quy chính vì thế bạn cần chọn một nơi học uy tín và chất lượng. Hầu như các trường đại học lớn và uy tín của Việt Nam đều có chương trình đào tạo hệ tại chức có chất lượng đều cao. Bạn có thể tham khảo các chương trình đào tạo trên các thông tin của các trường đại học. Ngoài ra, để học hệ tại chức bạn cũng cần một số giấy tờ cơ bản để có thể đăng ký học. Những thủ tục đó phụ thuộc vào từng yêu cầu của mỗi trường đại học hoặc nơi đào tạo, nên trong quá trình tìm hiểu thông tin đào tạo thì bạn có thể tìm hiểu những yêu cầu cũng như các loại giấy tờ cần thiết đó. 3. Học tại chức có dễ xin việc hay không? Hệ tại chức là gì? Học tại chức có dễ xin việc hay không? Đây là những câu hỏi thường gặp của người đang tìm hiểu về hệ đào tạo tại chức chúng ta thường gặp. Vậy học tại chức có dễ xin việc hay không? Trong hội nghị của trường đại học kinh tế Quốc dân vào tháng 11 vừa qua, các chuyên gia, lãnh đãi trường đã tham gia và trả lời về những vấn đề xoay quanh học tại chức. Trong đó, các chuyên gia cũng đã đề cập đến chất lượng và giá trị của việc học tại chức. Theo GS- TS Trần Thọ Đạt là người đương nhiệm chức hiệu trưởng trường đại học Kinh tế Quốc dân đã nói “ Các cơ quan, doanh nghiệp hiện nay đều không còn quá coi trọng bằng cấp, vấn đề là năng lực của người làm việc, nơi đào tạo”. Chính vì thế học tại chức có xin được việc hay không, thì phải dựa vào năng lực của bạn như thế nào? Muốn có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tốt bạn cần chọn địa điểm uy tín và chất lượng để có thể có môi trường học tập tốt nhất, có kiến thức tốt để phục vụ cho công việc. Học tại chức hầu như chỉ gói gọn và tập chung vào chuyên môn của công việc bạn làm, bạn muốn học, chính vì thế bạn có thể tập trung cao độ để kiếm thêm kiến thức cũng như trau dồi kỹ năng cần có trong công việc sau này. Để có thể chọn được một nơi đào tạo chuyên nghiệp, chất lượng thì bạn cần chọn các khóa đào tạo tại chức ở các trường đại học uy tín và chất lượng. Không nên chọn các trung tâm đào tạo tại chức, bởi tại các trung tâm đào tạo có rất ít nơi uy tín, đảm bảo cho bạn chất lượng đầu ra và chất lượng bằng cấp. Hầu như hệ tại chức có thể học từ 1 đến 2 năm, tùy thuộc vào chương trình đào tạo cũng như chuyên môn bạn đăng ký sẽ có thời gian học tương đương. Hầu như thời gian học tại chức chủ yếu tập trung vào buổi tối. Điều đó sẽ phù hợp hơn với những người đã đi làm, có thể kết hợp vừa học vừa làm. Một khóa học tại chức sẽ có mức phí phụ thuộc vào chương trình đào tạo của bạn là gì và thời gian, nhưng một khóa tại chức tầm dưới 20 triệu, đây là mức học phí khá cao dành cho người học tại chức văn bằng đại học. Ngoài ra còn phụ thuộc vào cả nơi bạn học, nhiều trường sẽ có mức học phí khác nhau. Nếu bạn đang có ý định đăng ký học tại chức thì cũng hãy tự tin, nếu mình có đủ kiến thức cũng như tự tin vào trình độ nghề nghiệp của mình thì không cần phải quá lo lắng, bởi bằng cấp không nói lên được những vấn đề gì? 4. Cách đăng ký học hệ tại chức tại các trường đại học Những phần trên có lẽ đã giải thích cho bạn hiểu rõ được hệ tại chức là gì? Vậy làm sao để đăng ký những khóa học tại chức tại các trường đại học hiện nay một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vấn đề này bạn cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần bạn có đủ hiểu biết về hệ tại chức là gì thì bạn có thể tìm được nơi đào tạo tốt một cách dễ dàng. Bạn chỉ cần lên google search từ khóa “ cách đăng ký học tại chức”, sẽ có rất nhiều kết quả về các trường đại học có chương trình đăng ký học tại chức, từ đó bạn có thể thấy được một list danh sách các trường đại học có chương trình học tại chức. Từ đó bạn có thể lựa chọn được chương trình và nơi đào tạo phù hợp nhất dành cho bạn. Trên mỗi trang thông tin đào tạo tuyển sinh hệ tại chức sẽ ghi rõ các chuyên ngành cụ thể cũng như hệ đại học hay cao đẳng… Bạn có thể chọn lọc thông tin dễ dàng hơn. Bên cạnh đó sẽ đi kèm thêm rất nhiều các thông tin về chương trình đào tạo cũng như mức học phí mà cần đóng cho khóa đào tạo hệ tại chức đó. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình môi trường học tập tốt nhất. Vì thế hãy chủ động nghiên cứu các khóa học, có nhiều môi trường đạo tạo rất tốt bạn hoàn toàn có thể trở thành chuyên gia giỏi trong lĩnh vực đó sau khóa đào tạo hệ tại chức. Ngoài ra bạn có thể tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh để có thể chọn lựa được nơi làm việc một cách tốt nhất có thể. Đây cũng là một cách an toàn để bạn có thể lựa chọn được nơi đào tạo phù hợp, chất lượng và uy tín nhất. Những chia sẻ trong bài viết trên của chúng tôi hy vọng hữu ích giúp bạn hiểu được rõ hơn về hệ tại chức là gì cũng như lựa chọn được một khóa đào tạo về hệ tại chức tốt nhất, phù hợp với bản thân. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích trên đến bạn bè và người thân của bạn nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Đọc nguyên bài viết tại: Hệ tại chức là gì? Đào tạo tại chức tại Việt Nam
#timviec365.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét