1. Quản trị kinh doanh là gì? Quản trị kinh doanh là một cụm từ được tạo bởi 2 vế: “quản trị” và “kinh doanh”. Hiểu chi tiết từng vế nghĩa của nó chúng ta sẽ hiểu được khái niệm tổng thể đang cần tìm hiểu: Quản trị kinh doanh là gì? Kinh doanh chính là một hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ nhằm cung cấp cho thị trường tiêu dùng, mục đích cuối cùng tạo ra lợi nhuận. Nếu làm doanh nghiệp mà không vì lợi nhuận thì sẽ không còn được gọi là kinh doanh nữa. Còn quản trị ở đây có nghĩa là quản lý. Quản trị kinh doanh là gì? Vậy ghép hai thuật ngữ này lại sẽ tạo ra cụm từ quản trị kinh doanh mang ý nghĩa: quản lý quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hướng đến đạt mục tiêu, tối đa lợi nhuận dựa vào việc thỏa mãn có nhu cầu của khách hàng. Hiểu một cách sâu hơn nữa, hoạt động quản trị kinh doanh chính là việc thực hiện hành vi quản trị toàn bộ quá trình kinh doanh tiến đến duy trì và phát triển việc làm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, gồm các thao tác: cân nhắc, tạo hệ thống, quy trình, tối đa hiệu suất. Phương thức của quản trị kinh doanh chính là người quản lý thực hiện tư duy, đưa ra quyết định Để thành công với nghề quản trị, bạn không chỉ cần phải hiểu rõ được quản trị kinh doanh là gì mà còn phải nắm bắt được toàn bộ kiến thức từ tổng quan cho tới chuyên sâu cụ thể. Bởi đó chính là nền tảng để bạn có thể đào sâu nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn của mình khi đi vào thực tế làm việc của từng chuyên ngành cụ thể. 2. Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào? Một khi đã đưa ra sự lựa chọn trước ngưỡng cửa nghề nghiệp, quản trị kinh doanh sẽ chính thức trở thành một ngành học gắn bó với tương lai dài rộng của bạn. Vậy nhiệm vụ quan trọng của bạn không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu quản trị kinh doanh là gì mà còn phải xác định được một cách cụ thể hơn nữa về các yếu tố liên quan đến ngành quản trị kinh doanh mà trước tiên, giá trị bạn phải tìm hiểu đó chính là những ngành học của Quản trị kinh doanh để có thể thuận lợi lựa chọn một ngành học phù hợp. Nếu đi sâu tìm hiểu hơn nữa, bạn sẽ biết Ngành Quản trị kinh doanh bao gồm rất nhiều lĩnh vực chuyên sâu. Vậy các lĩnh vực đó cụ thể là lĩnh vực gì? Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu các thông tin chi tiết trong nội dung bên dưới: 2.1. Quản trị kinh doanh tổng hợp Tìm hiểu về lĩnh vực quản trị kinh doanh tổng hợp bạn sẽ biết, ngoài những kiến thức nền tảng như chiến lược kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, kiến thức quản trị học,... thì sinh viên của ngành sẽ còn được bồi dưỡng thêm rất nhiều luồng kiến thức bao gồm: quản trị dự án, quản trị bán hàng, quản trị sản xuất, quản trị tài chính,... Bạn sẽ phải học các môn trong ngành Quản trị kinh doanh bao gồm: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Quản trị chuỗi cung ứng, Quản trị dự án, Quản trị chất lượng, Phân tích hoạt động kinh doanh, Quản trị bán hàng, Luật hợp đồng,... 2.2. Quản trị doanh nghiệp Chuyên ngành này sẽ đào tạo cho người học kiến thức chuyên sâu về việc quản lý lĩnh vực kinh doanh, ngoài ra còn giúp bạn có thêm các kỹ năng về mảng quản trị điều hành và quản trị chiến lược cho nhiều loại hình doanh nghiệp. Có thể kể tới một số môn học bạn sẽ được đào tạo khi học ngành Quản trị doanh nghiệp bao gồm: Quản trị chiến lược, Quản trị văn phòng, Quản trị dự án, Quản trị Logistics, Luật kinh doanh, Quản trị sản xuất… 2.3. Quản trị khởi nghiệp Chuyên ngành trong Quản trị kinh doanh Chương trình đào tạo của lĩnh vực Quản trị khởi nghiệp hướng đến việc phác họa cho người học toàn cảnh của một tổ chức, một công ty mới được thành tập, quá trình để tồn tại và phát triển trong tương lai. Lĩnh vực học này có chức năng mang tới những thông tin giá trị cho cá nhân có niềm đam mê lớn với kinh doanh và nuôi khát vọng lập nghiệp hoặc những ông chủ nhỏ lúc nào cũng đau đáu nỗi niềm muốn đưa công ty của mình phát triển lớn mạnh cả về quy mô lẫn tầm vóc. Những môn học được đào tạo trong chuyên ngành này gồm có: Khởi tạo khởi nghiệp, Nghệ thuật lãnh đạo, Quản trị hộ kinh doanh gia đình, Quản trị chiến lược, Marketing khởi nghiệp, Quản trị nguồn nhân lực,... 2.4. Quản trị Logistics Đây là ngành học cung cấp luôn kiến thức, kỹ năng về các chuỗi cung ứng vận chuyển trọn gói thông qua nhiều phương thức khác nhau (Đường biển, đường bộ, đường sắt). Chương trình đào tạo của lĩnh vực học này bao được đưa vào các môn học: - Quản trị kho hàng và nguyên vật liệu - Vận tải hàng không - Tổ chức giao nhận vận tải - Quản trị chất lượng - Quản trị chuỗi cung ứng - … Hiện nay, đã có rất nhiều ngôi trường Đại học hướng tới đào tạo sinh viên theo mô hình đẩy mạnh chất lượng cao, tạo ra một môi trường học tập tiêu chuẩn quốc tế cho sinh viên. Điển hình như trường UEF đã rất thành công khi đã xây dựng được hơn 50% môn học trong ngành được đào tạo bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Không chỉ vậy, sinh viên theo đuổi Quản trị kinh doanh còn có cơ hội được rèn luyện và trau dồi rất nhiều kỹ năng quan trọng và bám sát thực tế nhờ có chương trình thực tập đẳng cấp tại các doanh nghiệp. Như thế, rõ ràng sinh viên theo đuổi ngành học Quản trị kinh doanh không những được nhà trường đào tạo khối kiến thức đại cương mà đi sâu hơn nữa vào từng lĩnh vực, các bạn sẽ còn được đào tạo nhiều kiến thức, kỹ năng khác nữa đáp ứng hiệu quả nhu cầu của ngành cũng như của xã hội hiện đại. Vậy nên trong quá trình tìm hiểu Quản trị kinh doanh là gì các bạn cũng cần phải nắm bắt thật kỹ những lĩnh vực chuyên sâu của ngành học để lựa chọn cho mình một lĩnh vực phù hợp nhất. 3. Học ngành Quản trị kinh doanh ở những địa chỉ uy tín nào? Nếu như Quản trị kinh doanh đã trở thành mục tiêu trong sự nghiệp của bạn, sau khi tìm hiểu những điều cơ bản nhất về ngành học này, nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta chẳng phải là nên tìm hiểu những cơ sở, địa chỉ uy tín có đào tạo ngành học này hay sao! Tìm hiểu cơ sở đào tạo sẽ là yếu tố quyết định 50% sự thành công trong tương lai nghề nghiệp của bạn bởi một “người thầy” tốt sẽ tạo ra được nền tảng vững vàng cho từng bước đi trong tương lai của bạn, tương tự như thế, một ngôi trường uy tín với chất lượng đào tạo tốt chắc chắn sẽ giúp bạn nâng cao đôi cánh ước mơ, đảm bảo tốt nhất cho con đường sự nghiệp tương lai. Địa chỉ học ngành Quản trị kinh doanh Vậy thì bạn nên lựa chọn những cơ sở trường lớp nào để tham gia khóa đào tạo ngành Quản trị kinh doanh? Timviec365.vn sẽ bật mí cho bạn một vài gợi ý tuyệt vời nhất. Bí quyết đầu tiên dành cho bạn khi chọn trường đào tạo ngành này đó chính là dành sự ưu tiên cho những ngôi trường có thế mạnh trong việc đào tạo lĩnh vực kinh doanh, quản lý. Một số cái tên rất tiêu biểu nên liệt kê vào danh sách tham khảo của bạn như: Đại học Tài Chính - Marketing thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế tài chính Thành phố Hồ Chí Minh,... Về đặc trưng của ngành, do Quản trị kinh doanh có phạm vi đào tạo khá rộng nên mỗi trường đại học sẽ xây dựng nên những chương trình đào tạo khác nhau, tập trung đào tạo kiến thức kinh tế chẳng hạn như kiến thức về chính sách giá, lập kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường,... Có những trường chú trọng đi sâu hơn ở những ngành nghề cụ thể. Nhưng chung quy lại, mục tiêu chung của các trường đào tạo chuyên ngành này đều là đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của từng lĩnh vực cụ thể như Quản trị nhân sự, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị Ngoại thương, Quản trị du lịch - Khách sạn,... Như thế chứng tỏ rẳng, việc lựa chọn học Quản trị kinh doanh ở cơ sở, môi trường nào cũng có tác động lớn đến việc bạn tiếp thu kiến thức nền và kiến thức chuyên sâu như thế nào. Đa số các ngôi trường uy tín đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh mà chúng ta vừa kể ở trên đều xét tuyển điểm chuẩn đầu vào khá cao. Các bạn cần phải tự lượng sức mình để có thể cân bằng lựa chọn đúng trường vừa phù hợp vừa đảm bảo bạn đủ điều kiện theo học. 4. Làm nghề gì sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh? 4.1. Các vị trí việc làm khi tốt nghiệp Quản trị kinh doanh? Trong thời kỳ hội nhập của cả nước, nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều chuyển biến tích cực và gặt hái nhiều thành tựu đáng kể. Nhiều doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng xuất hiện nhiều cho nên nhu cầu tuyển dụng nhân tài vào lĩnh vực quản trị kinh doanh là điều tất yếu, mở ra cho các bạn trẻ năng động, yêu thích kinh doanh nhiều cơ hội nắm bắt việc làm hấp dẫn. Ngành Quản trị kinh doanh đã đáp ứng rất hiệu quả nhu cầu về nhân lực cho các doanh nghiệp đang hoạt động. Vậy, mức độ đáp ứng đó diễn ra như thế nào, có bao nhiêu công việc, bao nhiêu vị trí việc làm đang chào mời bạn tham gia làm việc? Việc làm Quản trị kinh doanh Mặc dù đã trải qua rất nhiều bước tìm hiểu, lựa chọn trước khi đưa ra quyết định có bước chân vào nghề quản trị kinh doanh hay không thế nhưng rất nhiều người còn lúng túng khi đối mặt với câu hỏi: “có thể làm công việc gì nếu tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh?”. Không quá khó để trả lời nếu như bạn đã hiểu biết cặn kẽ về ngành nghề này, sau khi tốt nghiệp, chúng ta có thể đảm đương các vị trí như Quản trị tài chính, Quản trị nhân lực, Quản trị Marketing, Quản lý sản xuất hay chuỗi cung ứng…. Đi sâu hơn nữa, dễ hiểu hơn nữa, bạn có thể tham gia vào các vị trí như: Chuyên viên làm việc tại các phòng ban: phòng marketing. phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, hỗ trợ giao dịch với khách hàng tại tất cả các doanh nghiệp, các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán. Cơ hội việc làm của các bạn chẳng những dừng lại ở đó mà còn có thể thăng tiến trong công việc từ vị trí nhân viên lên vị trí Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành nếu bạn là một người giàu năng lực, tài giỏi. Thậm chí còn có thể vươn tới một đỉnh cao hơn đó chính là tự mình thành lập “căn cứ địa” kinh doanh cho bản thân và làm ông chủ, điều hành một công ty riêng của mình. 4.2. Nghề Quản trị kinh doanh cho phép bạn làm việc ở đâu? Với những vị trí việc làm vừa nên, sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có thể làm việc tại những công ty, doanh nghiệp hay các tập đoàn liên doanh với nước ngoài. Đồng thời cũng có thể tự mình mở công ty riêng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực yêu thích. Nếu không tham gia vào “thương trường” kinh doanh thì bạn cũng có thể lựa chọn một môi trường gần gũi, thân thuộc hơn với công việc giảng dạy ngành này tại các ngôi trường cao đẳng, đại học,... 5. Thành công với nghề Quản trị kinh doanh cần đáp ứng những yêu cầu gì? Khi đặt cái tênQuản trị kinh doanh lên bàn cân để xem xét lựa chọn, chắc hẳn mỗi người đã đặt ra vô vàn câu hỏi. Đó là sự phù hợp, là yêu cầu, tố chất,... Những câu hỏi đó sẽ gợi mở cho bạn cơ sở tìm hiểu Quản trị kinh doanh là gì và cơ sở để có thể yêu thích ngành nghề này, tự bản thân tạo ra động lực thúc đẩy sự gắn bó với ngành và tự hoạch định cho mình một con đường thuận lợi. Vậy nếu muốn đáp ứng tất cả những cơ sở đó, các bạn trước tiên cần đáp ứng được những tố chất mà ngành đòi hỏi mà Timviec365.vn sẽ bật mí ngay sau đây. Thứ nhất, niềm đam mê kinh doanh là điều quan trọng nhất. Nếu muốn theo đuổi Quản trị kinh doanh chắc chắn bạn phải là một người có niềm đam mê lớn với ngành, luôn có khát vọng được làm giàu chân chính. Niềm đam mê sẽ là chất xúc tác quan trọng giúp các bạn vượt thoát được tất cả những cám dỗ, những áp lực không nhỏ mà ngành nghề này phải đối mặt. Cũng chính niềm đam mê mà bạn có thể bền bỉ trên con đường chiếm lĩnh tri thức kinh doanh, làm việc tâm huyết nhất với nghề. Thứ hai, người làm Quản trị kinh doanh cần có khả năng dự báo và tiên liệu. Bởi vì môi trường kinh doanh luôn luôn hoạt động không ngừng nghỉ và có rất nhiều biến thiên do đó nó đòi hỏi mỗi một nhà quản trị cần phải có óc phán đoán, có tầm nhìn xa trông rộng đủ sức tiên liệu trước về tương lai của nền kinh tế và doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn còn phải hết sức nhạy bén để kịp thời thích ứng với các biến đổi bất ngờ của thị trường kinh tế. Yêu cầu của ngành Quản trị kinh doanh Thứ ba, kỹ năng giao tiếp và quản lý là yếu tố không thể thiếu của một nhà quản trị kinh doanh. Thích ứng và lăn xả với thị trường kinh tế, chắc chắn nếu chỉ áp dụng kiến thức được đào tạo trên ghế giảng đường sẽ không bao giờ là đủ, thị trường với sức cạnh tranh vô cùng lớn mạnh còn đòi hỏi ở các bạn khả năng giao tiếp, kỹ năng quản lý để có thể điều hành thật tốt hoạt động của doanh nghiệp. Đó là cách nhanh nhất và bền vững nhất giúp cho các bạn có thể hòa nhập được vào với môi trường kinh doanh thực tế. Một nhà Quản trị kinh doanh đương nhiên phải có kỹ năng quản lý. Trong công việc của mình bạn sẽ phải quản lý rất nhiều mảng như Quản lý khách hàng, thị trường, luồn thông tin,. quản lý các kênh phân phối hay các dòng sản phẩm của công ty chẳng hạn. Đây đều là những kỹ năng vô cùng quan trọng giúp cho các bạn nhanh chóng hòa mình vào với guồng quay của xã hội, của hoạt động kinh doanh. Việc tìm hiểu rõ Quản trị kinh doanh là gì? và xác định tố chất đáp ứng nghề nghiệp của bản thân chính là bước quan trọng giúp bạn khởi động thành công cuộc hành trình tìm việc làm trong tương lai của bạn, giúp bạn đối diện và vượt qua mọi khó khăn thách thức. Vậy là qua những thông tin trên, chúng tôi - những chuyên gia đến từ timviec365.vn đã giúp các bạn hiểu được thế nào là quản trị kinh doanh và những vấn đề xoay quanh nó. Hy vọng các bạn sẽ thành công với chính sự lựa chọn của mình.
Coi bài nguyên văn tại: Quản trị kinh doanh là gì? Bí quyết theo đuổi nghề thành công
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét