1. Tổng quát về công nghệ thông tin làm gì 1.1. Công nghệ thông tin là gì? Công nghệ thông tin được viết dưới dạng Anh ngữ là Information Technology, viết tắt là IT, các bạn có thể hiểu đây là ngành nghề thuộc nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính cũng như phần mềm máy tính để có thể chuyển đổi, xử lý, bảo vệ, lưu trữ, truyền tải, thu thập thông tin, phổ biến hóa âm thanh, hình ảnh, phim, văn bản bởi những vi điện tử. Hiện nay thì ngành nghề này cũng được mở ra nhiều lựa chọn lĩnh vực khác nhau như: Phần mềm máy tính, phần cứng máy tính, hệ thống thông tin, ngôn ngữ lập trình nhưng đặc biệt là không bị giới hạn về các vấn đề quy trình cũng như cấu trúc dữ liệu. Hoặc các bạn chỉ cần hiểu đơn giản những gì mà biển diễn dữ liệu, tri thức hoặc thông tin trên định dạng ta thấy được thông qua các đa phương tiện thì đều được cho la một phần của lĩnh vực công nghệ thông tin. Hiểu như vậy thì bạn cũng phần nào giải đáp được câu hỏi “công nghệ thông tin làm gì”. Mặc khác thì dựa vào nội dung được ban hành và có hiệu lực từ rất lâu trong Nghi định 49/CP về công nghệ thông tin, là tổng hợp những phương pháp khoa học, phương tiện – công cụ kỹ thuật hiện đại (viễn thông và kỹ thuật máy tính) với mục đích tổ chức, khai thác cũng như sử dụng được hiệu quả những điều kiện tài nguyên thông tin đa dạng, phong phù và đầy tiềm năng phát triển trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của nhân loại. Thực tế thì IT cũng đã bắt đầu được mở rộng cũng như phát triển hơn nếu so sánh với máy tính cá nhân hoặc thiết bị công nghệ mạng thông thường, và cũng bắt đầu xuất hiện nhiều những tích hợp ứng dụng công nghệ cao khác như: điện thoại di động, xe máy, ti vi,... những đồ dùng quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Đồng thời cũng mang lại nhiều động lực cũng như lợi thế cho sự tăng trưởng nguồn việc làm của ngành nghề này. 1.2. Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào Hiện nay, có khá là nhiều cơ sở đào tạo ngành công nghệ thông tin với những chính sách thắt chặt đầu ra để có thể đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực đồng thời cũng giúp các bạn sinh viên ra trường có nhiều nền tảng với nghề nghiệp hơn, giảm được tương đối tỷ lệ thất nghiệp của ngành. Cụ thể là không ít các trường đại học đã bắt đầu áp dụng phương pháp đào tạo song ngữ với hơn 50% môn học được giảng dạy bằng ngoại ngữ (tiếng Anh). Kết hợp với những trang bị về những kỹ năng làm việc thực tế, kỹ năng mềm bằng cách tham gia cũng như thực tập tại các công ty, doanh nghiệp chuyên công nghệ là đối tác của trường học. Mỗi cơ sở đào tạo sẽ có những chuyên ngành khác nhau, nhưng thông thường sẽ có 4 chuyên ngành được đào tạo chủ yếu như sau. 1.2.1. Công nghệ phần mềm Đối với các bạn sinh viên được học chuyên ngành này thì ngoài những kiến thức cơ bản về các môn đại cương, kỹ năng mềm đào tạo chung, máy tính thì các bạn cũng được tiếp cận với nhiều môn học chuyên sâu hơn như: công nghệ phần mềm nâng cao, ứng dụng công nghệ cao, quản trị dự án phần mềm,... Sau khi các bạn học xong chuyên ngành này thì sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty phần mềm công nghệ cao. Hoặc nếu bạn tự tin với trình độ cùng với bản lĩnh thì bạn có thể mở công ty riêng do mình quản lý. 1.2.2. An ninh thông tin Nghe đến tên chuyên ngành đã cảm thấy thu hút được khá là nhiều bạn sinh viên, cụ thể chuyên ngành này sẽ học cũng như được đào tạo các vấn đề liên quan đến an ninh, bảo mật, an toàn mạng thông tin. Các môn học được lĩnh hội trong chuyên ngành này sẽ là: bảo mật thông tin, điều tra tấn công, an ninh hệ thống mạng máy tính... Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này thì các bạn sẽ có thể hợp tác với những công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn, cơ quan Nhà nước, ngân hàng... – những nơi có yêu cầu cao về bảo mật, an toàn thông tin, phòng chống bị tấn công mạng. Đây là chuyên ngành có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp tương đối lớn bởi thông tin tuyển dụng vị trí việc làm lĩnh vực này luôn được cập nhật trên timviec365.vn. 1.2.3. Mạng máy tính và truyền thông Đây là chuyên ngành có chương trình đào tạo những kiến thức liên quan đến mạng máy tính nâng cao, hệ điều hành máy tính, công nghệ điện toán đám mây cùng với những môn học tri thức cao: Lập trình mạng, điện toán đám mây, mạng máu tính nâng cao.... Sau khi đọc những kiến thức được lĩnh hội thì có lẽ các bạn cũng phần nào hiểu được học công nghệ thông tin làm gì rồi đúng không, vừa có thể nắm bắt kịp xu hướng thời đại công nghệ, vừa được lĩnh hội những tri thức không phải ở đâu cũng học được. Và thực tế thì sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này thì các bạn sẽ có những cơ hội được gắn bó tại các công ty chuyên về công nghệ phần mềm, công ty công nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại... 1.2.4. Hệ thống thông tin Có thể nói đây là chuyên ngành đơn giản hơn so với những chuyên ngành trên, các bạn sinh viên sẽ được học tập về quản lý dữ liệu, thông tin cùng với những kiến thức cơ bản của máy tính. Kết hợp với những môn học tiêu biểu cũng như nòng cốt của chuyên ngành này là: Oracle, cơ sở dữ liệu nâng cao, dữ liệu lớn,... Sau hoàn thành chương trình học thì các bạn có thể làm việc tại các công ty có liên quan đến công nghệ chuyên cơ sở dữ liệu – lưu trữ. 1.3. Học công nghệ thông tin có khó không? Nguồn nhân lực trẻ nước ta hiện nay đều bị thu hút bởi ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là các bạn nam luôn có những tư tưởng trở thành những chuyên viên IT. Nhưng lại gặp phải rào cản rằng sợ rằng quá trình học tập cũng như quá trình làm việc sẽ không thể theo kịp được. Đó là lý do chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm động lực cũng như tự tin hơn về quyết định có nên theo học ngành IT này không. Dưới đây sẽ là những yếu tố cần có để các bạn có thể bám trụ cũng như thành công trong lĩnh vực này. 1.3.1. Niềm mê, yêu thích công nghệ Đây chính là yếu tố đầu tiên quyết định bạn có thể kiên trì theo học cũng như theo đuổi được việc làm công nghệ thông tin, thậm chí chuyên gia IT đã khẳng định rằng đây là yếu tố “bắt buộc” phải có chứ không chỉ đơn thuần là “cần có”. Các bạn phải thật sự có tình yêu lớn đối với công nghệ thì mới có tâm huyết, động lực để vượt qua được những lúc chán nản, khó khăn trong quá trình lĩnh hội kiến thức cũng như kinh nghiệm việc làm. Bởi thực tế nếu không thực sự đam mê, yêu nghề thì sẽ rất khó khăn, dễ gặp căng thẳng trong việc học hay làm. 1.3.2. Tư duy logic, sáng tạo, chăm chỉ, cẩn thận Là một ngành nghề khoa học đòi hỏi cao về tư duy, tự học hỏi để có thể nâng cao được trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng cá nhân nếu không sẽ khó theo kịp được thời đại công nghệ như hiện nay. Bạn cũng cần phải là người có lối suy nghĩ khoa học, tư duy logic và sáng tạo. Bởi thực tế khi so sánh ngành nghề này với một số ngành nghề như marketing, tài chính ngân hàng,... thì có thể thấy được các sinh viên IT cần phải suy nghĩ, học hỏi cũng như tìm tòi những cái sách vở không dạy nhiều hơn cùng với khả năng tư duy logic để giao tiếp với máy tính. Nếu đã xác định lựa chọn học ngành IT thì ngoài việc biết công nghệ thông tin làm gì thì các bạn cũng cần phải biết được sự quan trọng của những yếu tố này. Trong quá trình học tập cũng như làm việc liên quan đến máy tính thì cần phải chuẩn xác dù chỉ là một dấu cách khoảng trắng hay dấu chấm phẩy, nếu xảy ra sai sót thì đã có thể làm hỏng cả bài toàn bạn giải. Tuy nhiên thì trong quá trình được đào tạo dù cơ sở đào tạo nào thì cũng có thể được rèn luyện những kỹ năng cẩn thận, làm việc nhóm, tự học hỏi nên các bạn cũng không quá phải lo lắng về vấn đề này. 1.3.3. Thông thạo tiếng Anh chuyên ngành Phần lớn quá trình làm việc ngành nghề này là bạn sẽ phải giao tiếp với máy tính, các bạn cần phải hiểu được những gì máy tính nói, các thuật ngữ hiện lên giao diện máy tính đều là bằng tiếng Anh chuyên ngành, chính vì vậy để trở thành chuyên viên IT thì các bạn cần phải trau dồi cũng như chăm chỉ học trong quá trình còn trên ghế nhà trường cũng như học hỏi thêm để rộng mở được kiến thức. Hiện nay có không ít các bạn sinh viên dù chưa học xong cũng như chưa tốt nghiệp đều đã tìm kiếm việc làm thêm, thực tập để được tiếp cận nhanh hơn với việc làm, vừa có thêm thu nhập vừa có nhiều kiến thức thực tế mà sách vở khó có thể truyền đạt được. 1.3.4. Chấp nhận làm việc trong nhiều giờ liền Do đặc thù cũng như tính chất công việc thì có thể các bạn sẽ phải làm nhiều giờ bên cạnh chiếc máy tính, bởi thực tế không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận được dự án dễ dàng thực hiện, sẽ có những dự án khó khăn, gặp rắc rối nhưng vẫn phải hoàn thành đúng với kế hoạch, mục tiêu đã được đề ra theo hợp đồng. Bạn cần phải thức trắng đêm thì mới có thể đảm bảo được công việc, ngoài việc bản thân bạn chấp nhận được thì cũng cần phải có sức khỏe tốt để có thể đương đầu với thử thách này. 2. Công nghệ thông tin làm gì? Với sức mạnh phát triển việc làm ngành nghề này thì cũng có nhiều cơ hội rộng mở lĩnh vực đồng thời giúp nhiều bạn trẻ có nhiều lựa chọn hơn. Điều đặc biệt là các lĩnh vực đều có những mức thu nhập vô cùng xứng đáng với công sức của các bạn bỏ ra. Sau đây là một vài danh sách những lĩnh vực có tiền năng phát triển. 2.1. Kỹ sư phần mềm – Software Engineer Hiện nay, có không ít bạn đã nhầm lẫn việc làm này với lập trình viên, nhưng thực tế thì đây lại là hai lĩnh vực việc làm hoàn toàn khác nhau cũng như không thể hoán đổi vai trò của nhau. Các chuyên viên kỹ sư phần mềm sẽ đưa ra những giải pháp phần mềm theo những mục tiêu, yêu cầu của khách hàng. Nói dễ hiểu thì vai trò của lĩnh vực này là trực tiếp thiết kế ra phần mềm rồi công việc tiếp theo là của lập trình viên để thiết lập chạy phần mềm. 2.2. Quản trị viên An ninh – Security Administrator Có thể nói lĩnh vực này đang có nhiều tiềm năng phát triển hơn so với một số lĩnh vực khác bởi hiện nay các doanh nghiệp dù Nhà nước hay tư nhân đều có nhu cầu tuyển dụng vị trí việc làm này. Và không hề khó để tìm được thông tin tuyển dụng lĩnh vực này tại địa chỉ timviec365.vn. Công việc là bảo mật, giám sát, theo dõi các vấn đề về kết nối mạng của một tổ chức. Và họ đảm bảo mang lại sự an toàn cho hệ thống và mạng của cơ quan trước những hành vi cấn công mạng để đánh cắp thông tin, cơ sở dữ liệu. Đồng thời họ cũng là người bảo vệ những dữ liệu trên máy tính cũng như hệ thống thông qua việc theo dõi, duy trì và thiết lập các thủ tục nội bộ. Sau khi đọc đến việc làm này thì có các bạn cũng phần nào tự tin giải đáp vấn đề công nghệ thông tin làm gì rồi đúng không, chúng tôi sẽ chỉ ra thêm một số việc làm khác để các bạn được rõ hơn nhé. 2.3. Phát triển ứng dụng di động – Mobile app developer Hiện nay, các bạn cũng có thể thấy được nhu cầu sử dụng điện thoại của chúng ta ngày càng tăng cao, đặc biệt là giới trẻ, ai cũng sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại thông minh và sử dụng nhiều ứng dụng, app trên điện thoại để đáp ứng những nhu cầu khác nhau. Đây cũng chính là lý do thúc đẩy cơ hội việc làm lĩnh vực này, công việc này cũng tùy vào từng nơi mà có những công việc cụ thể khác nhau, nhưng các bạn có thể hiểu đây là việc nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, phát triển, bảo trì các chương trình ứng dụng phần mềm. Mọi thao tác đều trên máy tính từ việc mã hóa ngôn ngữ lập trình đến tạo ra các ứng dụng phần mềm như mong muốn và phù hợp nhu cầu của khách hàng. 2.4. Chuyên gia y tế IT – Health IT specialist Cũng giống như chăm sóc sức khỏe con người thì, nhiệm vụ cũng như vai trò của việc làm này cũng tư tự như bác sĩ. Việc làm này đòi hỏi khá là nhiều về kỹ năng cũng như bí quyết hành nghề riêng của mỗi chuyên gia để có thể hợp lý hóa những công trình cũng như cách thức để chăm sóc cũng như phục hồi sức khỏe cho các vấn đề liên quan đến máy tính. 2.5. Lập trình viên – Programmer Như ở trên chúng tôi cũng có nhắc đến lĩnh vực này thì đây chính là một công việc thuộc một khía cạnh của công nghệ phần mềm chứ không bao hàm. Các chuyên viên lập trình sẽ viết mã dựa trên những bản thiết kế cũng như hướng dẫn của kỹ sư phần mềm và sử dụng những ngôn ngữ lập trình khác nhau, ví dụ: Ruby on Rails, Javascript, Python... Nếu là người sở hữu, thông thạo được các thuật ngữ chuyên ngành cũng như ngôn ngữ lập trình thì sẽ có nhiều lợi thế hơn trong quá trình làm việc. Dựa vào những thông tin được chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp các bạn tự tin trả lời được câu hỏi công nghệ thông tin làm gì và cũng đưa ra được những lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mình.
Coi thêm tại: Tất tần tật thông tin liên quan đến công nghệ thông tin làm gì?
#timviec365vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét