Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

Quản lý nhà hàng là gì? Vị trí việc làm ngành quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng là gì? Vị trí việc làm ngành quản lý nhà hàng

1. Quản lý nhà hàng – Công việc số 1 tại Việt Nam Quản lý nhà hàng là công việc quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà hàng sao cho hiệu quả và hợp lý nhất. Đặc thù là công việc phải hoàn thành cùng một lúc nhiều nhiệm vụ. Đảm bảo được sự hài hòa; lợi ích của ba bên là khách hàng – nhân viên – nhà hàng. Phù hợp với những bạn năng động và nhạy bén trong công việc. 2. Công việc quản lý nhà hàng Quản lý nhà hàng là người sẽ chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của các bộ phận trong nhà hàng. Từ công việc quản lý đặt bàn; nhân viên; quản lý kinh doanh; tài chính; tài sản; thiết bị trong nhà hàng,… Đến công việc quản lý tiêu chuẩn phục vụ; giải quyết những thắc mắc; khiếu nại của khách hàng và các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh nhà hàng. - Quản Lý nhân viên: + Tham gia vào quá trình tuyển chọn nhân viên khi nhà hàng có nhu cầu nhân lực và đào tạo nhân viên mới + Lên kế hoạch tổ chức hướng dẫn cách thực hiện quá trình công việc + Quan sát, phân tích để đưa đánh giá kết quả đào tạo và thử việc. + Lên lịch phân công việc cho nhân viên hàng tuần và điều chỉnh phát sinh. Ngoài việc quản lý bao quát tất cả hoạt động của các bộ phận trong nhà hàng. Quản lý nhà hàng còn trực tiếp lên kế hoạch làm việc cho từng bộ phận; theo sát công việc của nhân viên. - Quản lý tài chính: + Trực tiếp theo dõi số lượng tiền thu vào hàng ngày. + Theo dõi và quản lý việc xuất và huỷ hoá đơn bán hàng hàng ngày. - Quản lý hàng hóa và tài sản: + Là người trực tiếp ký duyệt đơn mua thực phẩm hàng ngày liên quan đến các bộ có nhiệm vụ mua thực phẩm cho nhà hàng. + Kiểm tra và ký xác nhận phiếu yêu cầu xuất kho. + Trực tiếp xử lý các vấn đề nảy sinh như món ăn bị hư hỏng, thiếu đồ chế biến,... + Ký các phiếu thu mua cơ sở vật chất, trang thiết, thực phẩm, món ăn. - Giải quyết sự cố và khiếu nại của khách hàng: + Trực tiếp giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách. Trong số những nhiệm vụ trên, việc giải quyết khiếu nại của khách hàng và quản lý nhân viên được xem là những công việc quan trọng mà quản lý nhà hàng phải hoàn thành tốt nhất. Với những công việc trên, người quản lý nhà hàng cần có đầy đủ những kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề. Trong đó, cần nhất là kinh nghiệm ứng biến trong việc xử lý những tình huống khiếu nại; than phiền của khách hàng. + Theo dõi nhu cầu của khách và đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng Quản lý nhà hàng còn là người liên hệ với các đối tác; nhà cung cấp để thảo luận và đàm phán các hợp đồng liên quan đến hoạt động trong nhà hàng. + Lập báo cáo chi tiết tình hình từng tháng với lãnh đạo. Không chỉ làm việc với những nhân viên cấp dưới. Quản lý nhà hàng còn chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động lên Giám đốc điều hành về tình hình hoạt động của nhà hàng, và những ý kiến phản ánh của nhân viên. - Quản lý đặt bàn:+ Quản lý nhà hàng có nhiệm vụ theo dõi lượng khách đặt, kiểm tra việc chuẩn bị đặt tiệc khi đầu ca làm. + Là người lên kế hoạch đón tiếp khách hàng và giải quyết các vấn đề về thủ tục với khách hàng. - Quản lý các yêu cầu phục vụ: +  Tổ chức và đưa ra các cơ chế giám sát cũng như trực tiếp giám sát việc thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy trình công việc của nhà hàng + Đề xuất các phương pháp kế hoạch giúp cải tiến các hoạt động của nhà hàng 3. Kỹ năng – Điều quan trọng của công việc quản lý nhà hàng 3.1. Khả năng kiểm soát và quản lý áp lực Các hoạt động, từ bếp, khu pha chế đến bàn ăn của khách hàng đều do người Quản lý nhà hàng có trách nhiệm quản lý. Ngoài ra, quản lý nhà hàng còn phải đề nghiên cứu thị trường để đề ra các chiến lược kinh doanh. Với mục tiêu mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng đã làm tăng vai trò của người quản lý vô cùng lớn, vì vậy áp lực công việc là không tránh khỏi. Chính vì điều đó mà người quản lý nhà hàng phải luôn biết cách kiểm soát được căng thẳng. Tuy là công việc có phần áp lực nhưng người quản lý phải có kế hoạch cân bằng giữa công việc và sự nghỉ ngơi để  tinh thần của nạn luôn trong tình trạng thoải mái, một sức khỏe tốt để cống hiến cho công việc, làm hài lòng khách hàng.. 3.2. Kỹ năng giao tiếp Bất kể là một công việc nào thì giao tiếp luôn là kỹ năng quản lý quan trọng, tạo bước thăng tiến trong công việc, với công việc của một người Quản lý nhà hàng thì kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng hơn bao giờ hết, chính vì vậy đối với kỹ năng này bạn phải ngày càng nâng cao. Bởi công việc của quản lý nhà hàng phải thì thời việc bạn phải thường xuyên gặp gỡ khách hàng là chuyện đương nhiên, cho nên bạn cần biết cách truyền đạt công việc tạo ra tinh thần làm việc là điều không thể thiếu. Ngoài ra, là một nhà quản lý nhà hàng, bạn sẽ thường xuyên đối mặt với những vấn đề phát sinh xảy ra, ngay lúc này người quản lý nhà hàng phải giải quyết những vấn đề đó, do đó bạn cần có khả năng thuyết phục và làm hài lòng khách hàng. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao người quản lý cần phải có kỹ năng giao tiếp rồi chứ. 3.3. Kỹ năng quản lý, tổ chức và lãnh đạo Đây được cho là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở một người Quản lý nhà hàng, bởi thông thường thì công việc chính của bạn là lên kế hoạch tổ chức và sắp xếp phân công các bộ phận thực hiện công việc, giúp cho công việc được diễn ra trôi chảy và hiệu quả nhất. Một người quản lý giỏi, họ sẽ biết cách tận dụng tối đa khả năng của nhân viên để hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Nhằm tạo ra dịch vụ tốt nhất cho khách hàng cũng như lợi nhuận cho công ty. Để làm được điều đó bạn sẽ phải nắm được khả năng của từng người, để có thể giao việc cho đúng khả năng và chuyên môn của mỗi người nhằm tạo ra năng suất công việc, giúp nhà hàng tăng lợi nhuận,  phát triển nhà hàng. Ngoài ra, thì việc trở nên tinh tế và biết lắng nghe những yêu cầu, tâm sự , phàn nàn,... của khách hàng là yếu tố tăng cao khả năng thăng tiến trong công việc, định hướng phát triển nghề nghiệp trở thành một nhà Quản lý nhà hàng chuyên nghiệp trong mắt nhân viên, và đặc biệt là trong mắt khách hàng. Đôi khi người quản lý phải gặp các tình huống phát sinh xảy ra, vậy nên bạn phải luôn giữ bình tĩnh trong mọi tình huống để  đưa ra các giải quyết đển xử lý khôn ngoan nhằm đảm bảo lợi ích cho nhà hàng. 4. Mẹo trở thành một nhân viên quản lý nhà hàng 4.1. Luôn xem khách hàng là thượng đế Hãy luôn ghi nhớ “khách hàng là thượng đế”  đây được cho là kim chỉ nam trong ngành nhà hàng khách hàng. Khách hàng là người mang lại thu nhập cho nhà hàng của bạn, thế nên họ chính là người mà bạn phải quan tâm. Nếu bạn là một người quản lý giỏi thì chắc chắn bạn sẽ là người biết đứng trên địa vị của khách hàng để biết được khách hàng muốn gì, luôn suy nghĩ lợi ích cho khách hàng trước lợi nhuận của nhà hàng, luôn quan tâm khách hàng từ nhu cầu nhỏ nhất thì chắc chắn bạn sẽ nhận được niềm tin yêu sự hài lòng của khách hàng  đối với mình cũng như đối với nhà hàng. Hãy luôn cố gắng lắng nghe ý kiến khách hàng, bởi nhà hàng không chỉ là nơi mang đến cho khách hàng những món ăn mà còn là mang đến cho khách hàng của mình những niềm vui và những phút giây thư giản. 4.2. Điều hành nhân viên Là một người quản lý nhà hàng thì công việc chính của bạn là điều hành nhân viên tại đây. Chính vì vậy làm thế nào để điều hành nhân viên hiệu quả là vấn đề đáng quan tâm. Trước tiên, là vấn đề tìm kiếm nguồn nhân lực cho nhà hàng. Để làm tốt bước này, bạn phải có sự quan sát, đánh giá khái quát về các ứng viên như trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm,... tùy vào khả năng của mỗi người mà đưa ra quyết định có nên tuyển hay không, phụ thuộc vị trí nào,... Để dễ dàng tìm được các ứng viên có khả năng phù hợp với nhà hàng, bạn cần quan tâm đến bản mô tả vị trí công việc tuyển dụng, đưa ra các yêu cầu, mong muốn của bạn đối với các bạn ứng viên về vị trí công việc đó. Mỗi nhân viên là một bộ mặt của công ty nên tất cả đều phải tuân thủ quy tắc và quy định của nhà hàng. Việc các nhân viên được phân công công việc rõ ràng sẽ giúp nhà quản lý vận hành nhà hàng một cách suôn sẻ. Bên cạnh đó, công tác đào  tạo các  nhân viên mới và nâng cao tay nghề chuyên môn cho toàn thể nhân viên trong từng giai đoạn phát triển nhằm mang lại chất lượng phục vụ cho khách hàng được tốt nhất. 4.3. Sử dụng quảng cáo trong hoạt động kinh doanh Như chúng ta đã biết thì quảng cáo đang chiếm ưu thế hiện nay bởi lợi ích mà nó mang lại cho các doanh nghiệp là quá lớn. Bạn có thể sử dụng các kênh thông tin như báo chí đến được với mọi người nhiều hơn. Đây cũng là một trong các yếu tố quan trọng giúp nhà hàng xác định nhu cầu thị trường. Giúp nhà quản lý tìm nắm bắt được độ “nổi” của nhà hàng, từ đó tìm ra các phương pháp, kế hoạch giúp nhà hàng phát triển. 4.4. Lựa chọn phần mềm quản lý Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, thì không có lý do nào ta lại không tận dụng những lợi ích từ nó. Thay vì việc bạn cứ phải ghi chép, tính toán thủ công, thì giờ đây bạn đã có một phần mềm để lưu trữ, quản lý tất cả các thông tin và thay bạn xử lý nó. Hãy chọn phần mềm quản lý có nhiều ưu điểm như linh hoạt, độ chính xác cung cấp nhiều tiện ích cho công việc của bạn, điều đó sẽ giúp bạn tối ưu hóa  quy trình quản lý nhà hàng. 4.5. Lựa chọn địa điểm thích hợp Để có thể mang lại nguồn lợi nhuận một cách triệt để thì bạn cần đưa ra những lựa chọn tối ưu nhất cho nhà hàng. Sau đây là một số mẹo giúp nhà quản lý dễ dàng lựa chọn địa điểm kinh doanh: - Trước tiên, bạn phải xem xét lượng hàng dự kiến - Khảo sát nhu cầu sử dụng nhà hàng là khi nào, ở đâu, địa điểm như thế nào thì thuận lợi với việc sử dụng nhà hàng của khách. - Tại đây, dân cư có nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu của nhà hàng không. - Giao thông có thuận lợi cho việc đi lại không, có thuận lợi cho việc đỗ xe không. -  Nhà hàng của bạn có nhiều đối thủ cạnh tranh không  và có ảnh hưởng gì đến chiến lược kinh doanh của bạn không. - Tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường tại địa điểm nhà hàng để đưa ra chiến lược quy hoạch và kinh doanh nhà hàng. Sau khi đã có một địa điểm thuận lợi rồi thì việc thiết kế nhà hàng cũng không kém phần quan trọng, góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Bạn nên sắp vị trí các khu sao cho cân đối và đẹp mắt, ví dụ như diện tích khu vực phục vụ khách hàng 60% và 30 dành cho khu vực chế biến và bếp nấu, 10% còn lại là dành cho khu văn phòng và kho lưu trữ hàng hóa. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến màu sắc của nhà hàng, bàn ghế, dụng cụ,...tất cả đều phải hài hòa với nhau. 4.6. Lên thực đơn Món ăn được ví như là “linh hồn” của nhà hàng, còn cuốn thực đơn được xem như là “bộ mặt” của nhà hàng. Nói tới đây thì mọi người cũng đủ hiểu tầm quan trọng của thực đơn đối với nhà hành. Thông thường, sau khi khách hàng ngồi vào bàn ăn sẽ cầm ngay menu, họ sẽ lướt qua một vòng hết tất cả menu, những nội dung cũng như cách bài trí menu đẹp sẽ mang lại ấn tượng cho khách hàng trong những những giây phút ban đầu. Một quyển thực đơn đẹp và ấn tượng cũng được cho là một trong các yếu tố mang lại dấu ấn riêng, giúp thu hút được khách hàng. Chính vì sự quan trọng đó của nó, mà bạn cần phải hết sức chú ý khi bắt đầu lên kế hoạch tạo ra một bản thực đơn. Bạn cần phải sắp xếp thực đơn một cách khoa học, ngắn gọn, có tính bổ trợ lẫn nhau. Việc có quá nhiều thông tin trên menu sẽ khiến cho cho nó trở nên rối rắm hơn mà thôi. Chỉ cần đặt tên các món ăn ngắn gọn, nhưng vẫn toát lên được hương vị đặc trưng của món ăn. Nếu muốn kinh doanh một cách có hiệu quả, thì bạn nên bắt đầu quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt nhất, nhất là trong lĩnh vực nhà hàng. Mỗi một vấn đề là một yếu tố góp  phần vào sự phát triển của nhà hàng, đối với vấn đề thực đơn cũng vậy. Việc bố trí một thực đơn dễ nhớ, cách bài trí đẹp mắt, hài hòa sẽ giúp cho việc chọn món được dễ dàng, không làm mất quá nhiều thời gian của khách.bản thân 4.7. Học hỏi – phát triển bản thân Trong lĩnh vực phục vụ thì vấn đề thị trường luôn luôn biến động, nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao. Chính vì vậy mà bạn phải không ngừng học hỏi, nếu không bạn chắc chắn nhà hàng của bạn sẽ bị lạc hậu so với các nhà hàng khác. Hãy luôn tìm hiểu nhu cầu thị trường, theo học tại các trung tâm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và cũng như học hỏi thêm các kỹ năng cần thiết trong công việc. Thì chắc chắn nhà hàng của bạn có thể theo kịp xu thế theo từng giai đoạn phát triển. Quản lý nhà hàng là người sẽ chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của các bộ phận trong nhà hàng. Từ công việc quản lý đặt bàn; nhân viên; quản lý kinh doanh; tài chính; tài sản; thiết bị trong nhà hàng,… Đến công việc quản lý tiêu chuẩn phục vụ; giải quyết những thắc mắc; khiếu nại của khách hàng và các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh nhà hàng. Trong số những nhiệm vụ trên, việc giải quyết khiếu nại của khách hàng và quản lý nhân viên được xem là những công việc quan trọng mà quản lý nhà hàng phải hoàn thành tốt nhất. Ngoài việc quản lý bao quát tất cả hoạt động của các bộ phận trong nhà hàng. Quản lý nhà hàng còn trực tiếp lên kế hoạch làm việc cho từng bộ phận; theo sát công việc của nhân viên. Không chỉ làm việc với những nhân viên cấp dưới. Quản lý nhà hàng còn chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động lên Giám đốc điều hành về tình hình hoạt động của nhà hàng, và những ý kiến phản ánh của nhân viên. Quản lý nhà hàng còn là người liên hệ với các đối tác; nhà cung cấp để thảo luận và đàm phán các hợp đồng liên quan đến hoạt động trong nhà hàng. Với những công việc trên, người quản lý nhà hàng cần có đầy đủ những kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề. Trong đó, cần nhất là kinh nghiệm ứng biến trong việc xử lý những tình huống khiếu nại; than phiền của khách hàng. 5. Các vị trí công việc liên quan đến quản lý nhà hàng 5.1. Quản lý nhân sự Công việc của quản lý nhân sự - Lên kế hoạch tuyển nhân lực khi nhà hàng có nhu cầu. - Tham gia đánh giá, nhận xét, các ứng viên để chọn ra nhân lực  phù hợp với từng vị trí của nhà hàng. - Tổ chức, hướng dẫn nhân viên mới nắm vững các công công việc của từng vị trí. - Thực hiện chấm công hàng tháng cho các bộ phận - Đưa ra nhận xét, đánh giá thái độ cũng như khả năng làm việc của từng cá nhân. - Đề xuất, kiến nghị khen thương/kỷ luật với từng nhân viên. - Giám sát, nhắc nhở nhân viên tuân thủ mọi nội quy và nguyên tắc làm việc. - Quan tâm đến quyền lợi và sức khỏe của nhân viên như bảo hiểm, xét kiến nghị tăng lương,... - Giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh liên quan đến nhân viên như đình chỉ, phạt tiền, cho thôi việc,... - Báo cáo tình hình nhân sự trong công ty theo từng tháng. 5.2. Quản lý tài chính Các công việc của quản lý kinh doanh - Nắm rõ tình hình chi phí nguyên vật liệu cũng như lợi nhuận thu được mỗi ngày. - Xây dựng kế hoạch tổ chức và thực hiện các chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận được giao. - Là người chủ động liên hệ với các đối tác, khách hàng, nhà cung cấp để gặp gỡ, đàm phán hợp đồng liên quan đến hoạt động của nhà hàng - Tham gia vào quá trình ký kết hoặc hủy hợp đồng theo nhiệm vụ được cấp trên phân công. - Đưa ra các giải pháp tiết kiệm kinh phí, thúc đẩy doanh số nhà hàng. - Thực hiện nhiệm vụ báo cáo thống kê liên quan tài chính của nhà hàng với cấp trên. 5.3. Kinh doanh và tiếp thị   - Quan sát, kiểm tra việc sử dụng hệ thống điện thương hiệu nhà hàng. - Theo dõi, nghiên cứu để tìm ra được nguồn khách hàng thân thiết cho nhà hàng. - Theo dõi và quan tâm đến nguồn khách hàng VIP và khách hàng thân thiết. - Phối hợp với các phòng ban khác để xây dựng kế hoạch marketing và bán hàng. - Lên kế hoạch tổ chức các hoạt động khuyến mãi theo kế hoạch được duyệt. Đất nước phát triển kéo theo sự mở rộng việc làm của người lao động. Đặc biệt là công việc làm quản lý nhà hàng–công việc HOT nhất hiện nay. Mong rằng qua bài viết trên, mọi người sẽ có cái nhìn tổng quát về công việc này để có thể đưa ra lựa chọn công việc phù hợp với bản thân.  

Coi thêm ở: Quản lý nhà hàng là gì? Vị trí việc làm ngành quản lý nhà hàng

#timviec365.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét