Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Khiếu nại là gì? Những điều cần biết về khiếu nại

Khiếu nại là gì? Những điều cần biết về khiếu nại

1. Khiếu nại là gì? Vai trò của khiếu nại và tố cáo có giống nhau? 1.1. Khiếu nại là gì? Theo Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại có ghi: “Khiếu nại là việc mà cá nhân công dân, hay các cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định có đơn thư yêu cầu đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại về các quyết định kỷ luật cán bộ, công chức hoặc quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có đây đủ căn cứ để chứng minh các quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, và đang xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” Khiếu nại – đây có thể hiểu là công việc hay quyền lợi của các cá nhân công dân, hay cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức trong việc có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải giải thích hay xem xét lại các quyết định kỷ luật trước đó. 1.2. Vai trò của khiếu nại và tố cáo có giống nhau? Hiện nay vẫn rất nhiều người đang lầm tưởng khiếu nại và tố cáo là một và chúng có vai trò như nhau, tuy nhiên khiếu nại và tố cáo đây là hai khái niệm hoàn toàn khác xa nhau. Trong đó chủ thể của hành vi của người thực hiện thủ tục khiếu nại phải là người bị chịu ảnh hưởng hay bị tác động trực tiếp bởi các quyết định kỷ luật hành chính hay kỷ luật hành vi hành chính còn đối với chủ thể của hành vi tố cáo thì người thực hiện quyền tố cáo có thể là cá nhân hay bất kì cơ quan tổ chức nào cũng đều có quyền tố cáo nếu như họ có đủ và đáp ứng được điều kiện để thực hiện việc tố cáo mà không bắt buộc họ phải là người bị chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hành vi bị tố cáo. Ngoài ra phạm vi và đối tượng của khiếu nại sẽ hẹp hơn nhiều so với phạm vi và đối tượng của tố cáo. Nếu như phạm vi và đối tượng của khiếu nại chỉ nằm trong phạm vi là các quyết định kỷ luật hành chính, hành vi hành chính đang có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của người khiếu nại thì phạm vi và đối tượng của tố cáo là những hành vi có biểu hiện vi phạm pháp luật, những hành vi đang gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích  công dân, cơ quan, tổ chức, của nhà nước trái với quy định của pháp luật. Đối với thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại của người khiếu nại sẽ được giải quyết tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật hoặc đã thực hiện hành vi bị khiếu nại, nếu trong trường hợp người khiếu nại đồng ý với quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì người khiếu nại sẽ có quyền tiếp tục thực hiện quyền khiếu nại của mình, gửi đơn khiếu nại lên cấp cơ sở cao hơn hoặc có thể tiến hành chuyenr sang khởi kiện tại Tòa án. Còn đối với thẩm quyền giải quyết của tố cáo thì người đứng đầu của cơ quan hay tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức bị tố cáo sẽ không có thẩm quyền được giải quyết đối với đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan hay tổ chức, cá nhân mình. Thời gian giải quyết đối với khiếu nại có thời hạn là 90 ngày, tính từ ngày nhận đơn khiếu nại còn đối với tố cáo thì vẫn chưa có quy định về thời hiệu cụ thể, do còn liên quan đến quy trinh điều tra, tố tụng tội phạm bị khởi tố. Mục đích của khiếu nại nàm trong phạm vi bảo vệ quyền hạn và lợi ích của người chủ thể khiếu nại còn mục đích của tố cáo thì còn phải nhắm đến việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước và cộng đồng xã hội mà không chỉ dừng ở việc khôi phục quyền hạn và lợi ích hợp pháp giống như chủ thể khiếu nại thôi. Khiếu nại và tố cáo là phương thức quan trọng và thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức doanh nghiệp,.. đối với pháp luật. Tuy nhiên phải tùy vào những đặc điểm khác nhau mà có thể tiến hành khiếu nại hoặc tố cáo phù hợp quy định của pháp luật 2. Hình thức khiếu nại như thế nào? Theo khoản 2 Điều 2 Luật khiếu nại thì những người có quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện việc khiếu nại, hiện có hai hình thức thực hiện  khiếu nại đó là  thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp (khoản 1 điều 8 luật khiếu nại). * Theo khoản 2 điều 8 của luật khiếu nại quy định, trường hợp nếu như người khiếu nại thực hiện khiếu nại bằng đơn thì trong đơn khiếu nại đó cần phải được ghi rõ thời gian khiếu nại (ngày, tháng, năm khiếu nại): họ tên người khiếu nại, địa chỉ của người khiếu nại; tên đầy đủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại đó; trong đơn khiếu nại cần phải ghi rõ nội dung, lý do khiếu nại và phải cung cấp các tài liệu, chứng từ liên quan đến nội dung khiếu nại, kết đơn phải nêu rõ quan điểm, yêu cầu cần được giải quyết của người khiếu nại. Người khiếu nại cần phải ký rõ họ tên hoặc điểm chỉ vào đơn khiếu nại * Trong trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp nơi cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm giả quyết khiếu nại thì người tiếp nhận đơn khiếu nại sẽ có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại theo yêu cầu hoặc người tiếp nhận khiếu nại sẽ phải ghi lại việc mà người khiếu nại cung cấp bằng văn bản và văn bản đó phải có chữ ký hoặc dấu điểm chỉ xác nhận của người khiếu nại, đây là điều khoản được quy định tại khoản 2 Điều này (theo khoản 3 điều 8 luật khiếu nại). * Trường hợp khiếu nại tập thể, tức nghĩa là nhiều người cùng khiếu nại về một vấn đề, cùng nội dung thì sẽ được thực hiện như sau: Nếu trường hợp vấn đề khiếu nại được mọi người tập trung đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền để khiếu nại thì người tiếp nhận khiếu nại sẽ có trách nhiệm hướng dẫn mọi người khiếu nại cử ra một đạ diện để làm đơn trình bày nội dung khiếu nại bằng văn bản và trong văn bản khiếu nại phải được ghi rõ được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này và phải có đầy đủ chữ ký hay dấu điểm chỉ của người đại diện khiếu nại và những người tham gia khiếu nại (áp dụng theo khoản 4 điều 8 luật khiếu nại). * Theo quy định của Luật khiếu nại theo khoản 5 điều 8 luật khiếu nại, trong trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua một người khác - người được chọn làm đại diện cho người khiếu nại thì người đại diện đó phỉa cung cấp được giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật 3. Đối tượng là người như thế nào sẽ được thực hiện quyền khiếu nại? * Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại quy định như sau: “Người khiếu nại phải là người có đây đủ hành vi năng lực dân sự theo quy định của pháp luật, nếu trong trường hợp người khiếu nại là người đủ tuổi chưa thành niên có thể chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc là người khuyết tật, không có khả năng, năng lực hành vi dân sự thì có quyền ủy quyền cho người đại diện thực hiện việc khiếu nại theo quy định của pháp luật” * Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người được coi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi trở lên và có ý thức về hành vi của bản thân, tinh thần ổn định, không bị mắc các bệnh về tâm thần phân liệt hay thần kinh bất ổn hoặc một số bệnh khác mà không thể nhận thức rõ được hành vi, điều khiển hành vi của bản thân hay có biểu hiện ngáo đá, năng lực hành vi bị hạn chế do sử dụng các chất kích thích hoặc nghiện ma túy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì người chưa có đủ năng lực hành vi hay chưa đầy đủ độ tuổi theo quy định nhưng có thể tự mình thực hiệ quyền khiếu nại. Chú ý: Trong bộ luật xử lý hành vi vi phạm hành chính quy định rõ như sau: người có đủ từ 16 tuổi trở lên sẽ phải có trách nhiệm với mọi hành vi vi phạm do mình gây ra, nếu trong trường hợp đối tượng bị xử lý vi phạm không đồng ý với quyết định xử phạt, kỷ luật của cơ quan có trách nhiệm, thẩm quyền xử lý thì người bị kỷ lật có thể tự mình đứng lên tiến hành thực hiện các thủ tục khiếu nại của bản thân với quyết định đó và yêu cầu cơ quan chức năng xem xét lại mức độ xử phạt. 4. Một số trường hợp mà đơn khiếu nại sẽ không được giai quyết, thụ lý. Trong một số trường hợp sau đây, đợn khiếu nại sẽ không được thụ lý giải quyết: - Vấn đề khiếu nại có liên quan đến phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định - Quyết định kỷ luật hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại - Người khiếu nại chưa đủ tuổi hành vị dân sự hoặc không có ý thức về hành vi năng lực của bản thân và không có người đại diện khiếu nại hợp pháp - Người đại diện không cũng cấp đù các giấy tờ hợp pháp để thực hiện quyền khiếu nại - Đơn thư khiếu nại thiếu hoặc không có chữ ký người khiếu nại hoặc dấu điểm chỉ của người khiếu nại - Quá thời hiệu, thời hạn khiếu nại nhưng chưa đưa được có lý do khiếu nại chính đáng; - Vấn đề khiếu nại đã có quyết định giải quyết lần hai - Sau 30 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không tiếp tục hoặc rút đơn khiếu nại - Vấn đề khiếu nại đã được giải quyết bằng bản án, hay quyết định của Toà án hoặc đã được Tòa án thụ lý trừ trong trường hợp Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết vừa rồi, chúng tôi có thể đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về khiếu nại là gì? Quy trình khiếu nại diễn ra như thế nào? Đối tượng nào sẽ có thẩm quyền được khiếu nại? Hình thức khiếu nại như nào?... Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm đến bài viết này

Xem nguyên bài viết tại: Khiếu nại là gì? Những điều cần biết về khiếu nại

#timviec365.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét