Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

Vào Đảng để làm gì và một số vấn đề cần biết khi vào Đảng

Vào Đảng để làm gì và một số vấn đề cần biết khi vào Đảng

1. Bạn có thắc mắc vào Đảng để làm gì? Như chúng ta đã biết, nước ta là một quốc gia theo chế độ chủ nghĩa xã hội mà đại diện chỉ có duy nhất một Đảng lãnh đạo đó là Đảng cộng sản Việt Nam. Chính vì thế, tất cả mọi vấn đề liên quan đến mọi mặt cũng như quyền lợi của đất nước, các quan hệ với các quốc gia khác cũng đều nằm dưới những chủ trương và chính sách của Đảng. 1.1. Đảng cộng sản Việt Nam là gì? Vậy Đảng cộng sản Việt Nam là gì? Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là tổ chức đảng được sáng lập và cầm quyền bởi nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Kể từ năm 1988, đây là đảng hợp pháp duy nhất trong cả nước. Mặc dù trên danh nghĩa tồn tại cùng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nó vẫn duy trì một chính phủ đơn nhất và có quyền kiểm soát tập trung đối với nhà nước, quân đội và truyền thông. Quyền tối cao của Đảng Cộng sản được đảm bảo bởi Điều 4 của Hiến pháp quốc gia. Lãnh đạo của Đảng hiện nay là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. 1.2. Có nên hay không nên vào Đảng? Đây là một câu hỏi khá được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ. Có thể khẳng định một điều rằng được gia nhập vào hàng ngũ của ĐCSVN là một niềm tự hào cũng như vinh dự của một công dân. Bởi vì, đây là tổ chức chính trị lớn nhất Việt Nam, hơn nữa việc phấn đấu để có thể kết nạp vào hàng ngũ Đảng viên là một quá trình rất khó khăn. Có lẽ vì như vậy, nên khi được kết nạp thành công, việc này trở thành một dấu ấn trong cuộc đồi mỗi người. Vậy vào Đảng - nên hay không nên? Có thể nói rằng, từ khi có chính sách phải cố gắng hơn nữa trong vấn đề phát triển Đảng viên ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị tại các cấp. Đội ngũ Đảng viên của ĐCSVN đã tăng lên với con số đáng ngạc nhiên. Thời lịch sử, khi mà vào Đảng là một điều gì đấy rất “xa vời” và “khó khăn” thì ở ngày nay, vấn đề này trở nên tương đối dễ dàng, các thủ tục cũng như các quy chế bắt buộc đã được giảm đi khá nhiều. Tất cả cũng chỉ vì Đảng ta luôn nhìn nhận và chủ trương rằng những nhân tài của đất nước nếu có cơ hội thuận lợi phải luôn tự ý thức việc gia nhập Đảng. Một thực tế cho thấy rằng, trong hàng ngũ của Đảng, đặc biệt là một vài năm trở lại đây, bên cạnh những cá nhân Đảng viên là những người một lòng một dạ đi theo tiếng gọi của Đảng, luôn phấn đấu và rèn luyện đạo đức không ngừng nghỉ, có những đóng góp to lớn và nhất định trong sự phát triển của toàn bộ đất nước. Tuy nhiên, một mặt khác nữa đó là cũng có một bộ phận các Đảng viên không làm đúng chức trách và quyền hạn của mình, trong đó có cả những cá nhân Đảng viên đang đảm nhiệm các chức vụ lớn trogn bộ máy Nhà nước cũng như chính quyền các cấp. Những cá nhân này đều bị Đảng bộ tùy theo mức độ phạm lỗi mà có thể khai trừ ra khỏi Đảng, phê bình nhắc nhở, kiểm điểm trước toàn Đảng, toàn dân, cũng có những cá nhân phạm những tội không thể tha và bị pháp luật trừng trị một cách thích đáng. Vậy nên hay không nên vào Đảng? Ở thời chiến, người ta vào Đảng là để chứng minh rằng mình là con người thuộc về cách mạng, trung thành với tổ chức cách mạng. Người ta có thể hy sinh bản thân để mang lại nền hòa bình cho Tổ quốc, cho đất nước được độc lập. Họ có thể hy sinh mọi lợi ích cá nhân để đổi lấy lợi ích chung cho cả dân tộc, họ sẵn sàng đổ máu, tiến lên giáp mặt với quân địch, không bao giờ họ chùn bước trước mọi âm mưu, cám dỗ của kẻ địch. Họ biết sống trong cái khổ, cái khó để nuôi một niềm tin nào đó về một ngày họ được tự do, được ấm no hạnh phúc. Còn ở thời bình, Đảng viên cũng có những nhiệm vụ và vai trò nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung họ phải là những cá nhân có những đóng góp nhất định trong sự nghiệp củng cố và xây dựng đất nước, phát huy các tiềm năng để đi đầu trong xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng không làm mất đi những mục tiêu đặc thù của chế độ chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà mọi thứ đều phát triển không ngừng nghỉ, và con người để có thể trở nên là một người mang lại lợi ích cho toàn xã hội mà không vi phạm đến pháp luật thì có rất nhiều phương thức để thực hiện mà vào Đảng không chỉ là phương thức duy nhất và cũng không mang tính bắt buộc. Chính vì thế với câu hỏi này, nó sẽ đúng và sai với một số người. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng vào Đảng là một việc nên làm. 1.3. Ý nghĩa của việc vào Đảng Như đã phân tích ở trên, vào Đảng là một vấn đề hết sức quan trọng ở trong lịch sử và thời nay, nó cũng là một khía cạnh có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vào Đảng sẽ chứng minh bạn là một con người không phải chỉ quan tâm đến bản thân mà còn quan tâm đến nền chính trị của quốc gia. Nó đồng nghĩa với việc bạn cũng là một công dân “hoàn hảo” so với những người khác, biết hy sinh lợi ích cá nhân để lấy cái lợi ích tập thể. Vào Đảng sẽ chứng minh trên thực tế bạn đã có những nỗ lực và sự phấn đấu không ngừng nghỉ trong học tập cũng như là làm việc. Vì Đảng chỉ chấp nhận kết nạp những quần chúng thực sự là những cá nhân ưu tú. Bên cạnh đó, việc vào Đảng chứng mình bạn là một công dân có lý lịch trong sạch. Và khi bạn là một Đảng viên trog đội ngũ ĐCSVN sẽ nhận được một cái nhìn khác từ mọi người. Xã hội sẽ đánh giá bạn là những con người ưu tú, xuất sắc. Sự công nhận đó cũng là một trong những nhu cầu cần thiết của một người. Trong lịch sử văn học, nhà thơ Tố Hữu đã phải thốt lên khi được gia nhập Đảng thông qua hai câu thơ trong bài thơ “Từ ấy”: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lý chói qua tim”. Qua đây, phải khẳng định rằng việc vào Đảng là một việc hết sức ý nghĩa, nó như là một ánh sáng dẫn đường chỉ lối cho một người có mục tiêu làm việc và học tập để không chỉ hoàn thiện bản thân mà còn đóng góp không ít vào sự phát triển của xã hội. 2. Một số vấn đề cần biết khi vào Đảng Vào Đảng là một vấn đề phổ biến mà ai cũng biết, tuy nhiên để biết một cách chân thực những câu chuyện liên quan đến vấn đề này, không ít người đã có những cái nhìn lệch lạc, bị động trong việc tiếp cận các thông tin liên quan đến vấn đề vào Đảng. Chính vì thế, phần nội dung dưới đây, tôi muốn cung cấp cho bạn một số kiến thức cần thiết về vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi tiếp. 2.1. Được gì và mất gì khi vào Đảng? Bạn đã từng có ý nghĩ này chưa? Hay đã có ai đó đang phân vân không biết có nên vào Đảng hay không và muốn bạn tư vấn việc được gì và mất gì khi vào Đảng? Thật ra mà nói, việc vào Đảng mang ý nghĩa thiêng liêng và đề cao tính tự nguyện của các cá nhân nên việc thắc mắc được gì và mất gì khi vào Đảng có vẻ khá thực dụng. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, vấn đề này cũng khá mang tính thực tế và có thể không cần xuy xét một cách kỹ càng. Vậy vào Đảng được gì và mất gì? Có thể hiểu đó là những điểm khó khăn và thuận lợi khi một cá nhân vào Đảng. Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy rằng nếu một cá nhân nào đó thực sự có tinh thần yêu nước cũng như có tinh thần trách nhiệm trong việc phấn đấu để có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của đất nước, hay đơn giản cá nhân đó muốn mình được rèn luyện đạo đức cũng như tác phong trong môi trường của một tổ chức chính trị và họ thích sự kỷ luật thì việc vào Đảng là một điều nên làm. Nó cũng mang lại những mặt tích cực trong xu hướng phát triển của một cá nhân. Đặc biệt, hiện nay ở Việt Nam, các cán bộ viên chức hay công chức nếu giữ những chức vụ quan trọng về chính quyền ở các cấp, các đơn vị, các bộ phận thì vào Đảng là một yếu tố mang tính bắt buộc. Nếu nhìn trên một khía cạnh khác, nếu cá nhân có ý định xin vào làm trong các cơ quan, đơn vị thuộc sự quản lý của Nhà nước thì vào Đảng cũng sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội để thăng tiến cũng như thành công hơn trong công việc. Khi vào Đảng, các cá nhân sẽ được đặt cách nhiều vấn đề nếu vấn đề đó liên quan đến chính quyến, Nhà nước hay tổ chức Đảng. Không thể phủ nhận rằng, vào Đảng sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực trong rèn luyện cho các cá nhân tính kỹ luật, sự nghiêm túc cũng như tác phong nghiêm chỉnh, đứng đắn, tạo cơ sở và nền tảng để các cá nhân có thể hoàn thiện hơn về bản thân. Tuy nhiên, cũng cần phải công nhận rằng, việc vào Đảng sẽ không thích hợp với các cá nhân đề cáo sự tự do trong sinh hoạt cũng như làm việc. Bởi, nếu đã gia nhập bất cứ một tổ chức nào không chỉ riêng gia nhập Đảng thì việc phải gò bó trong một khuôn khổ các nguyên tắc, quy định là điều hiển nhiên. Bạn sẽ phải “dè chừng” trong việc tự do làm bất cứ một cái gì, nếu làm gì bị vi phạm trong hệ thống các chuẩn mực cũng như quy định của tổ chức thì bạn cũng có thể bị phạt hoặc kiểm điểm. 2.2. Thanh niên trẻ có nên vào Đảng không? Đây cũng là một trong những câu hỏi chiếm một lượng lớn sự quan tâm của mọi người. Vậy thanh niên trẻ có nên vào Đảng không? Phát triển Đảng viên là một chính sách quan trọng cũng như mang tính trọng tâm của tổ chức. Đặc biệt là các đối tượng là các bạn trẻ, các bạn đoàn viên thanh niên đang học tập. Bởi vì đây là một tầng lớp trí thức, được nhà trường trang bị những nền tảng kiến thức cơ bản, cũng là một tầng lớp dễ tiếp thu, dễ học hỏi, dễ có cơ hội để trở thành nhân tài phục vụ đất nước. Thanh niên cũng là tầng lớp trẻ, vừa có kiến thức lại vừa có sức khỏe, đủ các tố chất để có thể giác ngộ sớm việc vào Đảng. Tuy nhiên, đay cũng là một bộ phận đáng lo ngại về việc tiếp cận những thông tin xấu, học hỏi những cái xấu, dễ lao vào các tệ nạn xã hội nếu không cẩn thận và đề phòng. Chính vì thế, thanh niên trẻ nếu có cơ hội để gia nhập vào tổ chức Đảng thì rất nên vào. Như những gì đã phân tích, thì vào Đảng là một hành động mang tính tự nguyện nhưng lại không kém phần quan trọng trong việc tạo nên những chuẩn mực tốt đẹp của một cá nhân. 2.3.  Tại sao hiện nay nhiều bạn trẻ hờ hững với vấn đề vào Đảng? Vấn đề này xảy ra khá phổ biến ở tầng lớp trẻ Việt Nam, khi mà ai ai cũng nói rằng “Vào Đảng làm gì?”, “Không vào Đảng thì đã sao?”,... Một thực tế cho thấy, các vấn đề liên quan đến chính trị đều khô khan, và tổ chức chính trị cũng tương tự như thế. Xã hội ngày càng phát triển, thế giới biến đổi không ngừng nghỉ, những vấn đề về các giá trị vật chất, tiền bạc, cuộc sống, nhu cầu kéo các bạn trẻ vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền. Và việc đề cao quá mức các giá trị vật chất, quên đi các giá trị và chuẩn mực đạo đức khác là một trong những điều đáng lo ngại của các bạn trẻ. Các bạn chỉ lo kiếm tiền hay bị cuốn hút theo những giá trị khác mà quên mất đi mình cũng có trách nhiệm trong tình hình, thế sự chính trị của đất nước. Bạn quên đi trách nhiệm cảu cha ông ta từ xưa đến nay là luôn đề cao chính trị, chỉ khi chính trị vững vàng thì kinh tế mới có cơ hội phát triển bền vững. Mặt khác, đa phần các bạn trẻ chỉ nhìn vào mặt khó khăn khi vào Đảng chứ không quan tâm nhiều đến việc vào Đảng sẽ được những gì? Vào Đảng để làm gì? Câu hỏi mang tính thời sự và nhân được rất nhiều sự quan tâm. Hy vọng bài viết của tôi đã phần nào giải quyết một số các thắc mắc về vấn đề vào Đảng của bạn.

Coi thêm tại: Vào Đảng để làm gì và một số vấn đề cần biết khi vào Đảng

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét