1. Khái quát về ngành luật Luật chính là một đơn vị cấu trúc nằm trên trong hệ thống pháp luật của đất nước Việt Nam, bao gồm việc tìm hiểu về những điều luật, những quy định của pháp luật đã đề ra và những chính sách mới, những quy phạm pháp luật có thể điều chỉnh những mối quan hệ có cùng tính chất và thuộc cùng một lĩnh vực trong đời sống xã hội. Các chuyên ngành của ngành luật: • Luật hành chính • Luật dân sự • Luật kinh tế • Luật đất đai • ... 2. Những công việc có thể làm khi tốt nghiệp ngành luật Đối với các bậc phụ huynh lẫn các bạn học sinh đều có những thắc mắc lớn đối với ngành luật trước khi có quyết định theo học ngành luật, trong đó hầu hết các bậc phụ huynh và học sinh đều thắc mắc học luật ra làm gì? Cơ hội việc làm đối với ngành luật ra sao?... Nhiều người cho rằng, khi theo học ngành luật thì các bạn chỉ có thể làm luật sư và làm việc tại những tòa án các cấp mà thôi. Nhưng, các bạn không chỉ có thể trở thành luật sư thôi nhé, bạn có thể làm việc trong các ngành khác có liên quan đến luật như là ngành công an, hoặc có thể tự mở công ty luật riêng của mình, làm chuyên gia tư vấn luật hay còn có thể đả sang lĩnh vực làm nhà báo chuyên về đời sống và pháp luật… Như thế cơ hội việc làm đối với ngành luật là vô cùng đa dạng, không những thế, với tình hình xã hội hiện nay vô cùng phát triển kéo theo rất nhiều vấn đề nổi cộm khiến cho nhu cầu tuyển dụng các luật sư làm việc tại các văn phòng luật hay những cơ quan Nhà nước là vô cùng lớn. Sự thiếu hụt về nhân lực trong ngành luật cũng là vấn đề mà ngành luật đang phải đối mặt và tìm ra phương hướng giải quyết. Một số công việc trong ngành luật mà các bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành luật như bên dưới: 2.1. Các vị trí công việc mà các bạn theo học ngành luật có thể làm Rất nhiều công việc mà các bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp các chuyên ngành luật có thể kể tới như sau: Bạn có thể làm thẩm phán hoặc các kiểm sát viên tại các tòa án. Hoặc bạn có thể làm luật sư tại các văn phòng luật, các công chứng viên tại các cơ quan Nhà nước (UBND cấp xã, phường, huyện, thành phố…). Các chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý hay thẩm tra viên. Bạn cũng có thể trở thành cán bộ làm việc và nghiên cứu pháp luật tại các văn phòng luật hay các cơ quan Nhà nước, trở thành thư ký tòa án, giảng viên giảng dạy về pháp luật tại các trường Đại học - Cao đẳng. 2.2. Tốt nghiệp ngành luật, bạn có thể làm việc ở đâu? Sau khi tốt nghiệp ngành luật thì bạn có thể làm việc tại: • Viện kiểm sát: Với ba cấp rõ ràng theo quy định của Nhà nước về cơ cấu bộ máy Nhà nước: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh - thành phố trực thuộc trung ương. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện - thị xã - thành phố … trực thuộc tỉnh. • Cơ quan thi hành án: Bạn sẽ trở thành Chấp hành viên, • Phòng công chứng của Nhà nước: Bất cứ tỉnh, thành phố, huyện, xã nào cũng sẽ có phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp. Nhu cầu công chứng của người dân ngày càng nhiều, cho nên các phòng công chứng ngày càng có nhu cầu cao đối với các cán bộ làm việc tại các phòng công chứng này. • Làm việc tại Bộ tư pháp: Bộ Tư pháp chính là cơ quan quản lý của Chính phủ đối với các vấn đề pháp luật. Với nhiều đơn vị trực thuộc và các cơ sở đào tạo, các cơ quan báo chí… Cho nên nhu cầu về nguồn nhân lực làm việc trong Bộ Tư pháp là rất lớn. Các bạn có thể làm việc ở các phòng Tư pháp ở địa phương, tỉnh, thành phố, quận huyện hay thị xã. • Làm việc tại Bộ phận pháp chế: Bạn có thể nỗ lực để làm việc trong bộ phận pháp chế tại các Văn phòng của Quốc hội, văn phòng Chính phủ, các Bộ, Ban ngành đoàn thể… Bạn sẽ đảm nhiệm công việc và nhiệm vụ tham mưu cho các lãnh đạo về pháp luật cũng như là việc soạn thảo những văn bản pháp luật. 3. Mức lương của ngành luật Theo học ngành luật, một trong số những vấn đề mà các sinh viên ngành luật muốn tìm hiểu và quan tâm đó chính là mức lương mà các bạn được nhận đối với từng lĩnh vực mà các bạn theo đuổi. Vậy, thu nhập của sinh viên ngành luật là bao nhiêu? Khi trở thành luật sư, thư ký luật, kiểm sát viên,... thì các bạn có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm hái ra tiền. Tùy vào từng chuyên ngành luật mà các bạn có thể nhận được mức lương khác nhau. Trong đó có rất nhiều công việc giúp bạn hái ra tiền. Càng làm việc ở các vị trí cao, làm việc trong các văn phòng luật Nhà nước thì các bạn càng có cơ hội nhận được nhiều tiền cho mỗi vụ kiện, mỗi lần xử lý các vấn đề về pháp luật. Những luật sư có thể nhận được hàng chục triệu đồng hàng tháng, thậm chí là hàng trăm triệu nếu như liên tục nhận các vụ kiện lớn. 4. Những trường đào tạo ngành luật nổi tiếng Các bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn trường nào để theo học và được đào tạo bài bản về kỹ năng, kiến thức và chuyên môn của ngành luật? Vậy, những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn rất nhiều trong việc lựa chọn theo học ngành luật. 4.1. Các trường đại tạo ngành luật tại khu vực miền Bắc Ở miền Bắc có rất nhiều trường Đại học đào tạo các luật sư tương lai và những vị trí công việc trong ngành Luật, giúp bạn lựa chọn tùy vào năng lực của bản thân. Những trường mà chúng ta có thể kể tới như là: • Khoa Luật của trường Đại học Quốc gia Hà Nội • Học viện Ngoại giao • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân • Trường Đại học Công Đoàn • Trường Đại học Ngoại Thương • Trường Đại học Luật Hà Nội • Trường Đại học Mở • Trường Đại học Thương mại • ... 4.2. Các trường đại tạo ngành luật tại khu vực miền Nam Tương tự như đối với miền Bắc thì miền Nam cũng có các trường Đại học đào tạo các luật sư tương lai với chất lượng đào tạo và giảng dạy tốt có thể kể tới như: • Trường Đại học Kinh tế Luật của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh • Trường Đại học Luật T.p Hồ Chí Minh • Trường Đại học Sài Gòn • Trường Đại học Kinh tế T.p Hồ Chí Minh • Trường Đại học Cần Thơ • Trường Đại học Đà Lạt • Trường Đại học An Giang • ... 5. Bí quyết xin việc làm ngành luật Trong quá trình tìm việc làm ngành luật thì các bạn hãy cố gắng chú ý tới một số vấn đề quan trọng như sau: • Nhấn mạnh vào tấm bằng mà bạn có được trong quá trình bạn theo học và được đào tạo trong ngành luật. Tấm bằng xin việc vào ngành luật chính là một lợi thế lớn giúp cho bạn dễ dàng hơn trong quá trình xin việc làm. • Nhấn mạnh những kinh nghiệm mà bạn có được trong ngành luật. Cho dù bạn là sinh viên mới tốt nghiệp thì bạn hãy nêu bật những thành tựu hoặc những dự án luật mà bạn đã từng tham gia. • CV để ứng tuyển vào ngành luật không được dài lê thê, bạn chỉ trình bày các thông tin và vấn đề liên quan trong từ 1 đến 2 trang giấy khổ A4 mà thôi. Hãy chú ý tới chính tả, cách diễn đạt câu, font chữ và cỡ chữ phù hợp… Trên đây là những thông tin quan trọng giúp bạn hiểu được học luật ra làm gì? Hãy nghiên cứu thật kỹ về ngành luật để tìm cho mình một cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn trong tương lai.
Coi nguyên bài viết ở: Học luật ra làm gì? Kinh nghiệm tìm việc làm ngành luật
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét