Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

Chỉ số EQ là gì? Thành công từ trí minh đến từ cảm xúc con người

Chỉ số EQ là gì? Thành công từ trí minh đến từ cảm xúc con người

1. Khái niệm chung về chỉ số EQ và một số vấn đề xoay quanh Đối với rất nhiều người yếu tố về cảm xúc quan trọng hơn trí thông minh trong việc đạt được những thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của họ. Vì lẽ thực tế đã cho thấy rằng, thành công của một người trong công việc hay trong bất kỳ mối quan hệ xã hội nào phụ thuộc rất lớn vào khả năng “đọc tín hiệu” từ cảm xúc và phản ứng của người khác để thể hiện những hành động cảm xúc phù hợp với họ. Khái niệm chung về chỉ số EQ và một số vấn đề xoay quanh Đó chính là lý do tại sao hiện nay người ta thường nhắc nhiều đến chỉ số cảm xúc EQ hơn là các chỉ số thông minh IQ, chỉ số vượt khó AQ, chỉ số lý trí EL, … Vậy chỉ số EQ là gì? Hay emotional intelligence là gì? Chỉ số eq của người bình thường là bao nhiêu? … 1.1. Chỉ số EQ là gì? Thuật ngữ EQ được xuất hiện đầu tiên vào năm 1964 trong một bài báo của Michael Beldoch, khái niệm này trở nên phổ biến hơn trong cuốn sách có cùng tựa đề viết bởi tác giả đồng thời cũng chính là nhà báo, nhà khoa học Daniel Goleman xuất bản năm 1995. EI và Goleman được xem là cha đẻ của chỉ số thông minh cảm xúc, ông bắt đầu nghiên cứu và bắt tay vào phân tích từ sau khi cuốn sách của mình ra đời, tuy nhiên quá trình nghiên cứu và những thành quả này đã bị chỉ trích mạnh mẽ trong công đồng khoa học, mặc dù vậy người ta đã bắt đầu có những cái nhìn khác về chỉ số cảm xúc này khi có rất nhiều bài báo bắt đầu viết và nghiên cứu về EQ. Tính đến thời điểm hiện tại, EI và Goleman đã từng bước khẳng định những nghiên cứu của mình là đúng khi EQ đã ngày càng khẳng định ý nghĩa chỉ số của mình cũng như người ta ngày càng coi trọng chỉ số EQ hơn những chỉ số con người khác. Hiểu một cách đơn giản nhất, EQ là chữ viết tắt của cụm từ Emotional Quotient, được định nghĩa là « khả năng nắm bắt và theo dõi cảm xúc của chính mình và của người khác, phân biệt giữa những cảm xúc khác nhau, và sử dụng những thông tin cảm xúc đó để thực hiện những hành vi thích hợp ». Hiểu một cách chi tiết hơn, chỉ số EQ là chỉ số được hiện thực hóa bằng bố khả năng : nhận thức cảm xúc, phân tích cảm xúc, hiểu và quản lý cảm xúc. Sẽ là một nhầm lẫn lớn nếu cho rằng người có chỉ số EQ cao là người có có cảm xúc dạt dào và họ khó kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Vì lẽ chỉ số EQ bao gồm cả sự tham gia của trí thông minh, sự đồng cảm và cảm xúc để tăng cường những suy nghĩ và hiểu biết về động lực giữa các cá nhân. Bởi vậy mà người ta ưu ái gọi chỉ số EQ là sự thông minh cảm xúc – những xúc cảm tự nhiên được điều khiển và phân tích bởi trí thông minh để tạo ra những hành động tốt đẹp. Cũng giống như những chỉ số IQ hay AQ, … khác, hiểu về chỉ số EQ của mình sẽ là bước đầu tiên để nắm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy hay cải thiện trong công việc, trong cuộc sống. Vậy làm sao để biết được chỉ số EQ của mình đang ở mức bao nhiêu? Chỉ số EQ là gì? 1.2. Cách kiểm tra chỉ số EQ của bản thân chính xác nhất nhất? Người ta thường quan tâm rất nhiều về các kiểm tra chỉ số IQ của bản thân, hay những chỉ số khác mà quên mất rằng hiểu rõ về chỉ số EQ của chính mình là rất quan trọng. Nó giống như việc bạn biết được mình là người khéo léo phán đoán và nắm bắt cảm xúc của người khác hay bạn có thể điều khiển được cảm xúc của chính mình. Nhắc đến chỉ số EQ người ta cũng tò mò không kém gì chỉ số IQ, hàng loạt những câu hỏi được đặt ra và chúng ta hãy cùng nhau tìm kiếm đáp án đầy đủ nhất nhé! Việc đo chỉ số EQ rất đơn giản bạn có thể thực hiện trực tiếp việc đo chỉ số EQ này thông qua các bài kiểm tra chỉ số EQ, test chỉ số EQ, … thông qua mạng internet. Những bài kiểm tra EQ này thường là những câu hỏi trắc nghiệm phỏng đoán chỉ số thông minh cảm xúc của bạn dựa trên những phương án chọn lựa. Thang điểm cao nhất là 200, tuy nhiên, những bài kiểm tra EQ này không thực sự chính xác kết quả chỉ ở mức tương đối. Muốn kiểm tra EQ chính xác nhất ngay từ bước chuẩn bị những câu hỏi trắc nghiệm chỉ số EQ phải chuẩn bị những câu hỏi chuẩn xác nhất cùng thang đo chỉ số EQ chuẩn xác. Từ đó mới đem lại kết quả chính xác về chỉ số EQ của bạn. Hoặc bạn cũng có thể tham gia những buổi hoạt động ngoại khóa, tại đó, người ta thưởng tổ chức rất nhiều những hoạt động để đo chỉ số con người trong hoạt động ngoài giờ. Bạn có thể đăng ký tham gia và đo chỉ số EQ chính xác nhất tại đây. Vậy chỉ số EQ bao nhiêu là cao? Chỉ số EQ của người bình thường rơi vào khoảng từ 90 đến 110 là bình thường, dưới 90 điểm là thấp và trên 110 điểm là cao. Người có chỉ số eq cao nhất là bao nhiêu? Khác với chỉ số IQ, hiện nay chưa có số liệu cụ thể về người có chỉ số EQ cao nhất, tuy nhiên dựa vào những thang điểm trên bạn hoàn toàn có thể tự tính chỉ số EQ chi chính mình. Thế còn chỉ số EQ trung bình của người Việt Nam là bao nhiêu? Theo những nghiên cứu mới nhất từ các bài test EQ kết quả cho thấy rằng chỉ số EQ trung bình của người Việt chúng ta rơi vào mức trung bình khoảng 110, theo thang chỉ số EQ trung bình thì con số này cao hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực. Điều này là minh chứng cho thấy rằng người Việt rất khéo léo trong việc nhận biết, phân tích và chi phối cảm xúc. Nguyên nhân xâu xa đó chính là do đặc điểm nền văn hóa nông nghiệp và những truyền thống vốn đã gắn bó từ lâu đời về mối quan hệ giữa người với người với nhau. Bởi vậy mà ông cha vẫn thường dạy rằng "Bán anh em xa mua láng giềng gần" hay "Một điều nhịn, chín điều lành". Văn hóa gốc nông nghiệp đã khiến cho người Việt mình luôn đề cao cái chung và hạ cái tôi của mình xuống trong mọi muốn quan hệ xã hội đặc biệt là khi có xung đột xảy ra, điều này khác hẳn với các quốc gia phương tây. Minh chứng rõ ràng nhất đó là rất hiếm khi bạn gặp cách xưng "Tôi" trong mọi cuộc trò chuyện. Tuy nhiên văn hóa này đã dần thay đổi theo thời gian do sự du nhập mạnh mẽ văn hóa các nước bạn vào văn hóa Việt Nam. Cách kiểm tra chỉ số EQ của bản thân chính xác nhất nhất? Quay trở lại với những bài kiểm tra EQ, để có test EQ chính xác để biết được mình là người có chỉ số EQ cao hay thấp bạn buộc phải thực hiện những bài test EQ để có những con số cụ thể cho mình. Thực hiện những bài kiểm tra trắc nghiệm về chỉ số thông minh của cảm xúc không phải để chúng ta tìm kiếm lỗi lầm, để đổi lỗi cho những thất bại mà là để hiểu hơn về bản thân mình. Từ đó có những cải thiện trong công việc và cuộc sống. Vậy nếu như chỉ số EQ của bạn thấp hoặc quá thấp làm sao để tăng chỉ số EQ đó ? 1.3. Tăng chỉ số EQ giúp cải thiện cuộc sống và công việc của bạn EQ, IQ hay bất kỳ chỉ số nào khác một phần là bẩm sinh, tuy nhiên, yếu tố tác động nhiều hơn cả đến những con số này là giáo dục và toàn bộ quá trình rèn luyện của bản thân. Giáo dục giúp tình cảm được định hình và sinh ra, nó bắt đầu từ những bước đi đầu tiên khi hệ thần kinh của con người chưa trưởng thành, nó giống như một trang giấy trắng và công việc của người làm giáo dục của gia đình đó là vẽ nên những cảm xúc mới đó. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ việc giáo dục cảm xúc cho trẻ là vô cùng quan trọng. Rất nhiều người có quan điểm sai lầm khi cho rằng « trẻ con thì biết cái gì ? » đã vô tư thể hiện những hành động không tốt về mặt cảm xúc. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính cách, suy nghĩ, cảm xúc của trẻ. Những đứa trẻ khi không được chú ý nuôi dưỡng tâm hồn dẫn đến việc chỉ số EQ của các em rất thấp, các em khó thể hiện ra những mong muốn của mình, thể hiện cảm xúc của bình hay bối rối trước những hành động những xúc cảm thay đổi của người đối diện cuối cùng là không biết giải quyết vấn đề. Một trong những sai lầm tiếp theo đó là cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh, máy tính, … quá sớm khiến trẻ chìm đắm vào thế giới ảo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tư duy và cảm xúc. Quá trình hình thành và phát triển EQ thông qua giáo dục là cả một giai đoạn rất dài, trên con đường này cần có sự góp mặt của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Bên cạnh giáo dục, việc rèn luyện bản thân cũng là cách để tăng chỉ số EQ cho chính mình. Cách tăng chỉ số EQ rèn luyện nhiều nhất đó là tham gia nhiều hoạt động cộng đồng, xã hội nơi mà bạn có thể tiếp xúc với nhiều người với nhiều nhóm cảm xúc khác nhau. Nếu như chỉ số IQ được cải thiện thông qua quá trình học tập thì chỉ số EQ sẽ chỉ được cải thiện khi bạn giao tiếp, trao đổi, bạn thể hiện những cảm xúc của mình. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là bạn phải quan tâm đến chính mình, đến nhu cầu của mình. Chăm sóc tốt bản thân mình sẽ là bước đi đầu tiên trong việc tăng chỉ số EQ.  Tăng chỉ số EQ giúp cải thiện cuộc sống và công việc của bạn Thực tế cho thấy rằng những người giỏi chuyên môn chỉ làm thợ, còn một lãnh đạo giỏi họ yêu cầu nhiều hơn thế, có thể chuyên môn không quá xuất sắc nhưng phải là người có năng lực lãnh đạo và có chỉ số EQ cao. Bởi vậy mà người ta thường truyền tai nhau rằng chỉ số IQ giúp bạn được chọn lựa nhưng chỉ số EQ mới khiến người ta đề bạt bạn đến những vị trí cao hơn. Người có chỉ số EQ cao là người biết điều hòa các mối quan hệ, biết chung sống và có khả năng thích ứng chế ngự cảm xúc của mình. Đó chính là lý do bạn thấy rằng những lãnh đạo cấp cao là những người có thể dung hòa cá nhân trong một tập thể. 2. Những dấu hiệu cho thấy bạn có một chỉ số EQ tuyệt vời Chỉ số EQ có ý nghĩa quan trọng nó được xem là một trong những mắt xích của sự thành công. Nhiều thập kỷ nghiên cứu cùng những biểu hiện cụ thể trong thực tiễn đã chỉ ra rằng các nghệ chỉ số thông minh của cảm xúc này là nhân tố quyết định khiến cho cấc nghệ nghĩ, ngội sai khác biệt với với các thành viên còn lại. Đến 90% những người nghệ sĩ hàng đầu là những người có chỉ số EQ cao. EQ giống như một thứ gì đó vô hình ảnh hưởng đến việc thực hiện những hành vi, giải quyết những vấn đề phức tạp của xã hội và đưa ra những quyết định cá nhân để đạt được kết quả tích cực. Chính vì bản chất vô hình của nó đã khiến chúng ta rất khó khăn trong việc cải thiện EQ. Và cũng thật không may khi các bài kiểm tra EQ chất lượng, có giá trị về mặt khoa học đều không hề miễn phí. Thông qua những nghiên cứu khoa học, từ những phân tích dữ liệu bởi hàng triệu người đã thử nghiệm và xác định những đặc điểm nổi bật đối với những người có chỉ số EQ cao. Bạn đừng bỏ qua nhé! 2.1. Bạn có một hệ thống ngôn ngữ biểu đạt cảm xúc đa dạng Tất cả mọi người đều có những trải nghiệm cảm xúc những không phải ai cũng có thể xác định chính xác vấn đề khi nó xảy ra. Những nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có khoảng 36% người làm được điều này, sẽ thật nguy hiểm khi không hiểu rõ cảm xúc của mình cũng như không lựa chọn được cách thức diễn tả dễ dẫn đến việc hiểu lầm cho đối phương hay có những lựa chọn không hợp lý và hành động phản tác dụng. Những người có chỉ số EQ cao làm chủ cảm xúc vì họ hiểu được suy nghĩ của bản thân và có vốn từ rộng rãi để miêu tả chính xác những suy nghĩ đó. Trong khi nhiều người có thể mô tả bản thân họ chỉ đơn giản là cảm thấy tồi tệ, thì những người thông minh về mặt cảm xúc có thể xác định xem họ có cảm thấy khó chịu, cảm thấy thất vọng, đau khổ, thất bại, hay lo lắng, … Họ tự tin khi sự lựa chọn từ ngữ thể hiện cảm xúc và đồng thời cũng lựa chọn chính xác từ ngữ đó. 2.2. Bạn biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân Những người có chỉ số EQ cao không chỉ là những người hiểu cảm xúc mà họ còn hiểu mình giỏi về vấn đề gì, nhược điểm của mình là gì. EQ cao có nghĩa là bạn biết điểm mạnh của mình, biết dựa vào những lợi thế của bản thân để phát triển, đồng thời từng bước cải thiện nhược điểm mà mình không mong muốn. Những dấu hiệu cho thấy bạn có một chỉ số EQ tuyệt vời Và những điểm yếu của bản thân đôi khi sẽ tạo ra những sai lầm. Tuy nhiên, những người có chỉ số EQ cao họ biết tránh xa những sai lầm của họ, nhưng không bao giờ quên chúng. Bằng cách ghi nhớ những sai lầm của mình trong quá khứ ở một khoảng cách an toàn, nhưng vẫn đủ để tham khảo, để thích nghi và điều chỉnh cho thành công trong tương lai. Tuy nhiên, nếu ghi nhớ những sai lầm quá lâu sẽ khiến bạn khiến bạn lo lắng và ngại ngùng trong những thử thách mới nhưng quên hoàn toàn những sai lầm khiến bạn phải lặp lại chúng thêm một lần nữa.. Chìa khóa để cân bằng nằm ở khả năng biến những thất bại thành và cố gắng cải thiện hiện thực. 2.3. Không giữ thù hận và luôn biết cách dung hòa các mối quan hệ Những cảm xúc tiêu cực đi kèm với những hận thù sẽ tạo ra những phản ứng căng thẳng. Hơn nữa, việc căng thẳng liên tục rất dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe theo thời gian, căng thẳng sẽ rất dễ dẫn đến huyết áp cao và bệnh tim mạch. Buông bỏ những hận thù trong cảm xúc của mình sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và cải thiện sức khỏe một cách đáng kể. Bên cạnh đó, để hạn chế những căng thẳng những người có chỉ số EQ cao họ biết cách dung hòa các mối quan hệ đặc biệt với những người bạn không mấy thiện cảm. Họ xác định cảm xúc của chính mình và không cho phép sự tức giận hoặc thất vọng thúc đẩy sự hỗn loạn. Họ cũng xem xét quan điểm của người khó khăn và có thể tìm ra giải pháp và điểm chung. 2.4. Không tìm kiếm sự hoàn hảo và biết cách điều khiển niềm vui của mình Những người thông minh về mặt cảm xúc sẽ không đặt sự hoàn hảo làm mục tiêu của mình vì họ biết rằng nó không tồn tại. Bản chất của con người là dễ sai lầm. Khi sự hoàn hảo trở thành mục tiêu trong công việc và cuộc sống của bạn, những thất bại trước đây sẽ luôn dai dẳng trong cảm xúc của mình khiến bạn ngại thử thách và ngày càng muốn bỏ cuộc mỗi khi gặp khó khăn. Cuối cùng, bạn dành thời gian than thở về những gì mình không hoàn thành và những gì nên làm khác đi thay vì tiến về phía trước, vui mừng về những gì mình sẽ đạt được. Người có chỉ số EQ cao là những người biết tạo niềm vui cho mình và không giới và không để ai giới hạn niềm vui đó. Bởi lẽ khi niềm vui của bạn bắt nguồn từ ý kiến của người khác tức là bạn không thực sự hạnh phúc với hạnh phúc của chính mình. Những người có chỉ số EQ cao họ thông minh về mặt cảm xúc với những đam mê, vui thú cá nhân, đồng thời họ cũng có thể điều khiển những niềm vui đó mà không để ai làm ảnh hưởng. Không tìm kiếm sự hoàn hảo và biết cách điều khiển niềm vui của mình Không giống như IQ chỉ số EQ của bạn rất dễ để thay đổi vài cải thiện theo thời gian. Khi bạn rèn luyện bộ não của mình bằng cách liên tục thực hành các hành vi cảm xúc nó sẽ xây dựng các con đường cần thiết để biến chúng thành thói quen. Khi bộ não của bạn củng cố việc sử dụng các hành vi mới này, các phản ứng cảm xúc cũ sẽ dần được xóa bỏ. Một thời gian sau bạn sẽ phản ứng với những cảm xúc một cách thật tự nhiên mà không hề gò ép hay suy nghĩ nhiều về nó. 3. Test EQ tuyển dụng – bước thành công trong chọn lựa ứng viên Phỏng vấn, đánh giá chỉ số EQ ngày càng được nhà tuyển dụng chú ý, bởi lẽ mức độ thông minh của cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong hiệu suất làm việc của nhân viên. Các câu hỏi phỏng vấn EQ giúp nhà tuyển dụng và nhà quản lý tuyển dụng hiểu sâu hơn về khả năng của ứng viên đồng thời nhận thức được cảm xúc của ứng viên, cùng với cách điều chỉnh hành vi và quản lý cảm xúc để thích nghi với các môi trường khác nhau. Đây là một trong những nhân tố quan trọng để tuyển dụng nhân lực vừa có trình độ cao lại vừa phù hợp với văn hóa công ty. Vì lẽ ứng viên ngày nay càng giỏi về năng lực nhưng cũng có chỉ số EQ không hề thấp. Các nhà tuyển thường đo lường chỉ số EQ bằng cách đặt câu hỏi cụ thể có liên quan đến vai trò mà họ đang tuyển dụng. Ví dụ, một nhân viên bán hàng thông minh về mặt cảm xúc có thể quản lý sự thất vọng của họ khi lắng nghe các khiếu nại của khách hàng. Tương tự, một nhà phát triển có EQ cao sẽ không quá căng thẳng khi đồng nghiệp phát hiện ra lỗi của mình trong quá trình làm việc, thay vào đó, họ chấp nhận phản hồi của đồng nghiệp và tập trung vào giải quyết những lỗi sai đó. Những nhân viên thông minh về cảm xúc có sự đồng cảm tự nhiên đối với những suy nghĩ, hành động của người khác, điều này khiến họ phát triển mạnh trong môi trường làm việc nhóm. Họ xây dựng mối quan hệ tin cậy và giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp và khách hàng. Họ cũng nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của mình, điều này giúp họ cởi mở hơn trong việc tiếp nhận phản hồi. Vậy làm sao để có thể thực hiện bài test EQ tuyển dụng?  Hãy cho ứng viên của bạn một chút thời gian để nghĩ về điều gì đó từ kinh nghiệm cá nhân của họ. Hoặc, đưa cho họ một tình huống giả thuyết để kiểm tra xem họ sẽ phản ứng như thế nào. Chọn một cái gì đó mà họ có thể phải đối mặt nếu bạn thuê họ. Thông qua cách ứng viên của bạn mô tả một kinh nghiệm trong quá khứ, họ sẽ gián tiếp thể hiện khả năng giải quyết tình huống cũng như chỉ số EQ của mình. Test EQ tuyển dụng – bước thành công trong chọn lựa ứng viên Chú ý đến những phản ứng và ngôn ngữ cơ thể của ứng viên trong quá trình trả lời là rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cũng cần điều chỉnh những câu hỏi của mình sao cho thật phù hợp với những hoạt động của và mô tả công việc mà vị trí đang tuyển dụng. Với mỗi vị trí tuyển dụng khác nhau, những phản ứng về cảm xúc sẽ có những ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: nếu một nhân viên bán hàng tuyên bố rằng họ không phản ứng với các khiếu nại của khách hàng, điều đó nghĩa là họ thờ ơ hoặc không có động lực làm việc. Nhưng, đối với một điều phối viên truyền thông xã hội, phản ứng này có thể là một dấu hiệu tốt, thay vì trả lời ngay lập tức một bình luận xấu, họ có thể chọn liên lạc và giải quyết vấn đề theo cách phù hợp, kín đáo hơn. Chỉ số EQ cao sẽ giúp con người ta dễ nắm bắt được cảm xúc của đối phương từ đó hiểu, thông cảm và có những hành động thể hiện phù hợp. Chỉ số EQ giúp người ta dễ dàng điều phối các mối quan hệ trong xã hội. Bạn sẽ thấy rằng những người có chỉ số chỉ số cảm xúc thông minh cao sẽ là những người rất được lòng đồng nghiệp, bạn bè, họ cũng là những người dễ dàng thành công trong cuộc sống. EQ – chỉ số ngày càng được nhiều người quan tâm và đặt câu hỏi. Hàng loạt những thắc mắc được đề ra nhữ EQ là gì hay EQ là chỉ số gì, quotient là gì, emotional là gì, emotion là gì, đo EQ, chỉ số EQ cao nhất thế giới, … đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt đến chỉ số cảm xúc thông minh này. Hy vọng rằng thông qua bài viết này Ngọc Ánh đã giúp bạn một phần nào giải đáp những thắc mắc xoay quanh chỉ số EQ là gì? Cùng với đó là những kiến thức về chỉ số EQ để bạn đạt được thành công trong cuộc sống.

Coi thêm tại: Chỉ số EQ là gì? Thành công từ trí minh đến từ cảm xúc con người

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét