Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

Ngành kỹ thuật và những điều cần biết trong định hướng nghề nghiệp

Ngành kỹ thuật và những điều cần biết trong định hướng nghề nghiệp

1. Ngành kỹ thuật và thực trạng Trong thời đại 4.0, các mạng khoa học, công nghệ kỹ thuật bùng nổ thì việc sử dụng các thiết bị điện tử và máy móc thông minh không còn là điều quá xa lạ và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Và ngành nghề đóng góp to lớn vào những thành tựu này là ngành kỹ thuật, người đưa các thành tựu này đến gần với cuộc sống chính là kỹ sư. Ngành kỹ thuật là một trong các ngành trọng điểm của nước ta hiện nay. Luôn nhận được sự quan tâm đông đảo của học sinh và các bậc phụ huynh với lượt truy cập tìm hiểu về ngành nghề này là rất lớn. Sức ảnh hưởng của ngành kỹ thuật vô cùng to lớn không chỉ thể hiện qua các mùa tuyển sinh mà còn trong vấn đề tuyển dụng, việc làm. Nghề kỹ thuật là nhóm nghề đang phát triển mạnh mẽ và luôn có nhu cầu tuyển dụng trong top cao nhất. Việt nam và các nước đang phát triển nói chung bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và so với các nước phát triển chúng ta đi sau họ rất nhiều. Và nghề kỹ thuật không nằm ngoài quy luật đó. Việc phát triển sau vừa có thuận lợi cũng vừa có khó khăn. Thuận lợi ở chỗ, chúng ta có thể tiếp thu các thành tựu khoa học có sẵn để rút ngắn việc nghiên cứu và tập trung vào chế tác, sản xuất để tạo ra các sản phẩm có thể phục vụ trực tiếp đời sống, vậy nâng cao khoa học kỹ thuật và công nghệ kỹ thuật sẽ diễn ra với tốc độ nhanh chóng, vượt bậc, rút ngắn khoảng cách kỹ thuật giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Bên cạnh thuận lợi thì khó khăn còn rất nhiều. Việc tiếp thu thành tựu công nghệ là bước phát triển nhanh nhưng không bền vững do khoa học công nghệ phát triển như vũ bão và thay đổi không ngừng. Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thường có nền kinh tế chưa cao, chỉ số GDP còn thấp nên việc đầu tư chuyển giao kỹ thuật gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi giá trị giữa các công nghệ. Kỹ thuật công nghệ mới rơi vào tình trạng không đủ khả năng chi trả hoặc phải đi vay nguồn vốn từ bên ngoài gây nhiều rủi ro cho nền kinh tế khiến nợ xấu tăng. Kỹ thuật công nghệ nằm trong khả năng chi trả thường là thế hệ cũ, việc sử dụng để nâng cao năng suất còn hạn chế. Vì vậy, để phát triển lâu dài ngoài việc chuyển giao kỹ thuật công nghệ thì cần tận dụng các cơ sở có sẵn để nghiên cứu sáng tạo, chế tác ra các thành tựu mới, ngày càng nâng cao để theo kịp với sự phát triển của toàn cầu. Và để làm được điều này thì việc đào tạo bồi dưỡng nhân lực là vô cùng cần thiết vì con người là nhân tố cốt lõi trong vấn đề này. Vừa là nhân tố trực tiếp tham gia nghiên cứu, chế tạo vừa là nhân tố tiêu dụng các thành tựu kỹ thuật vào đời sống phục vụ kinh tế và và xã hội. Khối ngành khoa học là lĩnh vực tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuẩt. Người làm việc về kỹ thuật có nhiệm vụ vận dụng khoa học kỹ thuật, kỹ thuật công nghệ và quản lý kỹ thuật vào các công đoạn của quá trình sản xuất thậm chí là tham gia cả vào quá trình kinh doanh bán hàng với việc ứng dụng các phần mêm kỹ thuật. Đồng thời, các kỹ sư trong ngành kỹ thuật nghiên cứu, cải tiến phù hợp với trình độ sản xuất của từng đơn vị, cụm đơn vị hay quốc gia. Kỹ thuật là một lĩnh vực rộng lớn, có thể tham gia vào các giai đoạn của sản xuất đến kinh doanh tiêu thụ, tham gia từ cấp độ sơ khai đến cao cấp. Nó liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm. Những tiến bộ kỹ thuật công nghệ là một yếu quan trọng góp phần cải thiện cuộc sống cả kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Với vai trò quan trong thì ngành kỹ thuật đòi hỏi về một đội ngũ cán bộ kỹ thuật cả về số lượng và chất lượng. 2. Cơ hội việc làm với ngành kỹ thuật Hằng năm số lượng học sinh thi vào các trường có đào tạo nghề kỹ thuật rất lớn nhưng đây là nhân lực hình trong tương lai. Số lượng sinh viên ra trường mỗi năm chưa đáp ứng đủ về nhân lực cho khối ngành nghề này. Hiện tại ngành đang thiếu hụt nhân lực so với nhu cầu. Chính vì vậy để tận dụng nguồn nhân lực có sẵn thì kỹ thuật là một trong những nhóm nghề được Cộng đồng kinh tế ASEAN cho phép tự do di chuyển lao động có tay nghề trong các nước thành viên. Nguồn nhân lực này không chỉ tham gia trực tiếp vào quá trình nghiên cứu, chế tạo sản xuất mà còn có trạch nhiệm đào tạo và mở rộng nguồn nhân lực cho ngành. Do nguồn nhân lực còn hạn chế nên cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật là rất cao. Nhu cầu tuyển dụng hằng năm ở các khu công nghệ, khu chế cuất, khu công nghệ cao rất lớn về số lượng với mức lương cao ổn định. Nếu tham khảo về tuyển dụng liên quan đến ngành kỹ thuật thì không chỉ đang bảng treo ở các khu công nghiệp mà các bản tin, tin vắn về tuyển dụng kỹ thuật xuất hiện với tần suất liên tục, không chỉ trong mùa tuyển dụng mà xuất hiên hầu hết các thời gian trong năm. Điều này cho thấy nhu cầu cần nhân lực và cơ hội việc làm với ngành nghề này là rất lớn. Ngành kỹ thuật có sự đa dạng ngành nghề và ngành học rất lớn với 8 nhóm ngành và 64 ngành nhỏ trong đó. Với số lượng lớ và phong phú về ngành nghề thì việc lựa chọn về việc làm cụ thể cho bản thân được mở rộng. Dưới đây là tổng hợp các nhóm và ngành ngành nghề của khối kỹ thuật chủ yếu hiện nay giúp các bạn có cái nhìn tổng hợp và khái quát từ đó khiến việc lựa chọn được nhanh chóng và dễ dàng. - Nhóm ngành kỹ thuật cơ khí với hai nhóm ngành nhỏ là ngành công nghệ chế tạo máy và ngành khoa học vật liệu và 15 chuyên ngành. Ngành công nghệ chế tạo máy bao gồm: ngành kỹ thuật ô tô; ngành kỹ thuật tàu thủy; Cơ khí bảo quản chế biến; Ngành cơ kỹ thuật; Ngành cơ khí chính xác; Ngành Kỹ thuật hành không; ngành Công nghệ hàn và gia công tấm. Ngành khoa học vật liệu gồm các chuyên ngành sau: chuyên ngành cơ học biến dạng và cán kim loại; chuyên ngành vật liệu và công nghệ đúc; chuyên ngành luyện kim màu và luyện kim bột; chuyên ngành vật liệu và nhiệt lạnh; chuyên ngành luyện kim đen; vật liệu Polime; vật liệu màng mỏng; ngành Kỹ thuật điện lạnh. - Nhóm ngành kỹ thuật xây dựng gồm các ngành nhỏ sau: ngành công nghiệp kỹ thuật xây dựng; ngành xây dựng công trình; ngành xây dựng dân dụng công nghiệp; ngành máy xây dựng; ngành vật liệu xây dựng; ngành sản xuất gạch ngói. - nhóm ngành giao thông vận tải cũng được chia thành 3 ngành nhỏ với 14 chuyên ngành. Ngành Kỹ thuật công trình giao thông gồm chuyên ngành cầu hầm; ngành xây dnwgj công trình thủy; chuyên ngành xây dựng đường bộ. Ngành Thi công đường bộ có chuyên nghành đường sắt và chuyên ngành cầu – đường bộ. Ngành Thi công cầu đường bộ bao gồm chuyên ngành cầu đường sắt; ngành công trình giao thông công chính; ngành công trình giao thông thành phố; chuyên ngành tự động hóa thiết kế cầu đường; chuyên ngành xây dựng hạ tầng đô thị; ngành vật liệu và công nghệ xây dựng; ngành địa kỹ thuât công trình giao thông; ngành đường ô tô và sân bay; ngành đường hầm và metro. - nhóm ngành vận tải và du lịch có hai ngành chính với 9 chuyên ngành nhỏ. Ngành vận tải ô tô với các chuyên ngành sau: ngành vận tải đa dạng phương thức; chuyên ngành vận tải – kinh tế đường bộ và thành phố; chuyên ngành điều khiển quá trình vận tải; chuyên ngành vận tải đường sắt; chuyên ngành vận tải đường bộ và thành phố; chuyên ngành vận tải và kinh tế đường sắt; ngành cơ giới hóa xếp dỡ. Ngành Kỹ thuật an toàn giao thông gồm chuyên ngành kỹ thuật an toàn giao thông và chuyên ngành đảm bảo an toàn hàng hải. - Nhóm ngành kỹ thuật thủy lợi gồm ngành công nghệ kỹ thuật cấp thoát nước; ngành kỹ thuật môi trường nước; ngành kỹ thuật bờ biển; ngành quản lý tài nguyên nước; ngành trắc địa; ngành mỏ. - Nhóm ngành Kỹ sư điện có các ngành sau: Công nghệ kỹ thuật điện; Điện dân dụng và công nghiệp; Nhiệt điện; Kỹ thuật thủy điện và năng lượng tái tạo; Hệ thống điện; Thiết bị điện; Quản lý năng lương; Quản lý hệ thống điện. - nhóm ngành điện tử - viễn thông: Công nghệ, kỹ thuật điện tử - viễn thông; Công nghệ viễn thông; Công nghệ kỹ thuật điện/ điện tử; Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử; Công nghệ vi điện tử. - Nhóm ngành tư động hóa là một chuyên ngành nghiên cứu các thuật toán điều khiển, sử dụng các thiết bị nhằm tự động hóa các quá trình sản xuất. Ngành kỹ thuật đòi hỏi nhân lực có chất lượng cao vì vậy mức lương dành cho các khối ngành này là vô cùng xác đáng. Mức lương khởi điểm cho các công việc này là rất cao so với mặt bằng chung, trong khi các công việc khác có mức khởi điểm chỉ tầm 3-5 triệu đồng thì ngành kỹ thuật khoảng tầm 10 triệu đồng. Đây là mức lương cao và ổn định, hấp dẫn người lao động. Chăm chỉ làm việc và có kinh nghiệm, mức lương của bạn còn tăng có thể lên tới 80 triệu đồng, thậm chí 10000 USD tùy vào từng công việc cụ thể. Với sự đa dạng về chuyên môn và mức thu nhập hy vọng bạn có thể lựa chọn một ngành trong khối ngành kỹ thuật phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. 3. Những điều cần biết về tuyển sinh trong ngành kỹ thuật 3.1. Ngành kỹ thuật thi khối nào? Sau khi tìm hiểu thông tin về cơ hội viện làm và tư vấn định hướng nghề nhiệp thì dưới đây là những thông tin cần thiết về đào tạo ngành Kỹ thuật để bạn có thể giải đáp các thắc mặc về chọn ngành nghề, nơi đào tại ngành nghề Kỹ thuật. Các ngành học về Kỹ thuật chủ yếu tuyển sinh khối A gồm các môn học là Toán, Vật lý, Hóa học. Đây là khối học cơ bản hấp dẫn với học sinh nhất. Tuy nhiên với sự thay đổi trong quá trình thi cử những năm gần đây ngoài các môn toán, vật lý, hóa học thì sẽ kết hợp các môn thành tổ hợp môn thi mới với 16 tổ hợp môn dành cho khối A từ A02 đến A18. Nên tùy vào sự lựa chọn môn thi mà thí sinh chọn tổ hợp môn phù hợp. Việc kết hợp hình thức tổ hợp môn cho học sinh năm bắt kết thức đa dạng hơn tuy nhiên thì vẫn chủ yếu là các môn chính với sự kết hợp 2 môn và một môn phụ. 3.2. Hệ thống các trường tuyển sinh ngành kỹ thuật Với ngành học đa dạng thì cơ sở đào tạo với các ngành kỹ thuật cũng vô cùng nhiều, nằm ở khắp các tỉnh thành, phủ từ bắc- trung –nam. Dưới đây là một số trường đại học đào tọa ngành kỹ thuật danh tiếng có chất lượng đào tạo tốt cho nhân lực đầu ra đáp ứng với như cầu thị trường việc làm. - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội               - Học viện Kỹ thuật Quân sự - Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng - Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên Đây là các cơ sở đào tạo đã khẳng định mình trong việc giáo dục cho ra chất lượng nhân lực tốt cho ngành Kỹ thuật. 3.3. Chi tiết điểm chuẩn xét tuyển ngành kỹ thuật Việc tìm hiểu về điểm chuẩn là vô cùng quan trọng để định hướng trường thi và ngành học sau này. Các bạn có thể tìm hiểu điểm chuẩn của trường, ngành mà mình hướng tới từ các năm trước để biết được mức điểm giao động có nằm trong khả năng thi cử của mình cũng như lập ra kế hoạch cố gắng phát triển để đạt được điểm chuẩn vào trường mà mình mong muốn. Điểm trúng tuyển đối với ngành Kỹ thuật cũng đa dạng về mức điểm từ 13-27 điểm. Đây là con số giao động lớn vì vậy căn cứ vào điểm đã thi, học sinh và phụ huynh có thể cân nhắc vào các trường đào tạo Kỹ thuật phù hợp với sở thích và năng lực của mình. Cùng tìm hiểu một vài trường xét tuyển các ngành Kỹ thuật như sau: - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có mức điểm trúng tuyển các ngành Kỹ thuật năm 2019 dao động trong mức 20.06 điểm -27 điểm. - Học viện Kỹ thuật Quân sự có mức điểm xét tuyển năm 2019 dao động thấp từ 24.35 điểm đến 26.35 điểm. - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên có mức xét tuyển thấp hơn so với hai trường trên, nằm trong sự dao động từ 13.5 điểm đến 16 điểm. Việc tìm hiểu và nắm bắt các thông tin cơ bản về ngành Kỹ thuật giúp bạn đưa ra lựa chọn định hướng nghề nghiệp. Bài viết cho bạn đọc thấy được nhu cầu của thị trường và cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật, cũng như thực trạng phát triển và tuyển sinh đối với ngành này. Với những thông tin này hy vọng sẽ thực sự hữu ích là lựa chọn ngành nghề đúng đắn trên con đường định hướng nghề nghiệp.

Coi bài nguyên văn tại: Ngành kỹ thuật và những điều cần biết trong định hướng nghề nghiệp

#timviec365vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét