1. Các khái niệm "Hợp tác xã" 1.1. Hợp tác xã là gì ? Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập trung, tập thể. Nó tập chung những người cùng chung ý tưởng, mục đích. Nhằm tạo ra được lợi ích lớn nhất dành cho mọi người. Lợi ích gắn liền với những công sức mà người lao động đã bỏ ra. Và đây là hình thức tận dụng được sức mạnh lao động tập thể và sức mạnh cá nhân của từng thành viên trong hợp tác xã đó. Người ta gọi thành viên trong hợp tác xã là tác nhân. Trong hợp tác xã thì mọi người có thể giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau tiến bộ để đạt được kết quả cao trong lao động. 1.2. Liên hiệp hợp tác xã là gì ? Theo luật hợp tác xã số 23/2012/QH2013 : « Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã” 2. Hợp tác xã xưa và nay khác nhau như thế nào? 2.1. Hợp tác xã xưa Nhắc đến “Hợp tác xã” là nhắc đến chuyện làm ăn thời bao cấp. Hình thức hoạt động kinh tế này đã được áp dụng và thực hiện ở các thế hệ cha ông ta đi trước. Trước kia, hợp tác xã đơn giản chỉ là sự tập trung của một nhóm người lao động từ 5 đến 10 người (hợp tác xã nhỏ) hay một nhóm người từ 10 đến 50 người, thậm chí là cả trăm người (hợp tác xã lớn). Dưới quy mô hợp tác xã thời đó sẽ có 2 loại hình đó chính là “kinh tế tập thể và kinh tế quốc doanh”. • Kinh tế quốc doanh có vốn đầu tư của nhà nước hoặc có thể tự vay vốn ngân hàng. • Kinh tế tập thể là các cá nhân tự góp vốn vào. Với loại hình kinh tế quốc doanh, mặc dù có điều kiện thuận lợi hơn về nguồn vốn nhưng với hiệu suất rất thấp và không được bằng loại hình kinh tế tập thể. Với những loại hình hợp tác xã kinh tế tập thể mặc dù là có nguồn vốn khó khăn hơn nhưng lại đem lại hiệu quả hơn. Do cách thức quản lý và tổ chức của hai loại hình này khác nhau. Ngày đó, công của mỗi tác nhân sẽ được tính bằng “Công điểm” được ước lượng qua sản lượng hay ngày tùy từng công việc được giao. Thời bao cấp mọi thứ đều được đổi bằng tem phiếu và mỗi tem phiếu tương ứng với mấy công điểm. Như vậy, lợi ích có được từ lao động trong hợp tác xã sẽ được chia rất công bằng và tự chủ. Ví dụ: Ngày thứ hai, bà Giang đã gặt được 4 thước lúa và được một điểm hay bà Giang gặt lúa 1 ngày nên được 1 điểm. 2.2. Hợp tác xã ngày nay Nhiều người suy nghĩ rằng hoạt động tổ chức “Hợp tác xã” chỉ có ở thời bao cấp mà không còn ở thời điểm hiện tại. Nhưng đấy quả là một suy nghĩ sai lầm, ở thời điểm hiện tại thì các “Hợp tác xã” vẫn được tồn tại. Lợi nhuận của hợp tác xã ngày nay sẽ được trả bằng tiền mặt tương đương với mức độ sửa dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã. 3. Đặc điểm hợp tác xã 3.1. Tính xã hội • Hợp tác xã phân chia lợi nhuận rất rõ ràng, trong đó 1 phần dùng để làm quỹ để phục vụ cho những nhu cầu sinh hoạt và các hoạt động văn hóa – xã hội của cộng động những tác nhân (thành viên trong hợp tác xã). Một phần lợi nhuận để chia cho các tác nhân theo tỷ lệ đóng góp sức lao động. • Về tổ chức quản lý: mọi thành viên đều có quyền nêu ý kiến như nhau. • Mục đích của hợp tác xã được thành lập chính là tạo ra các hoạt động sản xuất, dịch vụ, kinh doanh nhằm tạo công ăn việc làm cho các thành viên trong hợp tác. Một phần sẽ giảm đi được lượng người bị thất nghiệp cho đất nước cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 3.2. Nhân lực Để tạo ra một hợp tác xã thì cần ít nhất là 7 người để có thể tạo thành một nhóm hợp tác xã. Các thành viên của một hợp tác xã không bị giới hạn tối đa là bao nhiêu người, do đó có khi một hợp tác xã sẽ có số lượng lên tới vài nghìn người lao động. 3.3. Hoạt động theo nguyên tắc Hiện nay, một hợp tác xã sẽ có một tư cách pháp nhân (con dấu riêng) và có quyền tự chủ về tài chính cũng như là có trách nhiệm về phạm vi vốn của mình. Các thành viên cùng nhau chịu trách nhiệm và cùng có lợi Các thành viên có thể tự nguyện gia nhập hợp tác xã và cũng có thể là tời khỏi hợp tác xã. Phân phối và đảm bảo lợi ích xã viên và phát triển của hợp tác xã. Ngoài ra, hợp tác xã có thể hợp tác và phát triển cộng đồng. 4. Hợp tác xã có phải là công ty cổ phần hay không? Hợp tác xã không phải là công ty cổ phần. 2 hình thức hoạt động kinh tế này có những điểm giống và khác nhau rất nhiều. 4.1. Giống nhau Về cơ bản thì hợp tác xã và công ty cổ phần đều có tư cách pháp nhân. Thành viên của hợp tác xã và công ty cổ phần có thể là các cá nhân, tổ chức, pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm về phạm vi góp vốn. Nguồn vốn đều là của các thành viên, vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng hay kêu gọi sự đầu tư của các nguồn khác. Các thủ tục hành chính của hợp tác xã và công ty cổ phần về tổ chức lại, phá sản hay thành lập. 4.2. Khác nhau giữa hợp tác xã và công ty cổ phần • Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán để có thể thu hút lại các vốn đầu tư, còn hợp tác xã thì không. • Các công ty cổ phần có vốn điều lệ được chia thành các cổ phần nhỏ. Mỗi cổ phần này tương đương với mức vốn bằng nhau. • Những người tham gia góp vốn và công ty cổ phần được gọi là cổ đông còn đối với hợp tác xã thì là tác nhân hay xã viên. • Cổ đông có thể là các cá nhân hay tổ chức với giới hạn số người tối thiểu là 3 người và không hạn chế số lượng người tối đa. Còn đối với hợp tác xã thì thành viên tối thiểu phải là 7 người. và cũng không có hạn chế tối đa về số người. 5. Ưu nhược điểm của hợp tác xã 5.1. Ưu điểm Hợp tác xã chính là một mô hình tổ chức kinh tế mang tính xã hội vô cùng cao. Nó đem lại lợi ích cho người lao động và góp phần nâng cao đời sống cho họ hơn. Đây là hình thức hoạt động kinh tế rất hay bởi nó không bị phụ thuộc vào sự đầu tư vốn nhiều hay vốn ít. Hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc bình đẳng, dân chủ. Các xã viên sẽ phải đứng lên chịu trách nhiệm theo hình thức hữu hạn. Các thành viên hợp tác xã sẽ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ hay nghĩa vụ tài chính của mình trong phạm vi số vốn mà mình đã góp vào hợp tác xã. 5.2. Nhược điểm Đây là hình thức hoạt động kinh tế không kêu gọi được các nguồn vốn tham gia nhiều. Một phần là do việc chia lợi nhuận không phụ thuộc vào vấn đề đầu tư vốn nhiều hay ít. Việc phân chia lợi nhuận của hợp tác xã dựa theo mức độ sử dụng sản phẩm và các dịch vụ của hợp tác xã hoặc cũng có thể phân chi theo mức lao động đóng góp với hợp tác xã. Do đó những cá nhân, tổ chức sẽ không hay đầu tư vào hình thức hoạt động kinh tế này. Hợp tác xã có thành viên tương đối đông nên vấn đề về quản lý cũng rất là khó khăn. Đối với một hợp tác xã lớn, số lượng các thành viên lên tới hàng trăm hàng, hàng nghìn người thì việc quản lý vô cùng khó khăn. Ngoài ra, trong hợp tác xã mọi xã viên đều có quyền đóng góp ý kiến ngang nhau không phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nên rất khó để đưa ra được quyết định. Quyết định của hợp tác xã bị hạn chế bởi sự sở hữu tài sản của các xã viên nên rất khó cho hợp tác xã đưa ra quyết định của mình. Trên đây là một số vấn đề mà bạn đọc cần biết và hiểu hơn về hình thức tổ chức kinh tế “Hợp tác xã"
Coi thêm tại: Hợp tác xã là gì?
#timviec365.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét