Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

Viên chức là gì? Những điều cần biết về viên chức

Viên chức là gì? Những điều cần biết về viên chức

1. Định nghĩa về viên chức Viên chức là công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và được tuyển dụng vào vị trí làm việc tại các đơn vị công lập về sự nghiệp. Chế độ làm việc theo hợp đồng, lương được hưởng theo quy định của pháp luật. Viên chức là những người thực hiện nhiệm vụ công việc về nghiệp vụ, năng lực cũng như trình độ chuyên môn về các ngành như y tế, giáo dục, văn hóa, lao động và xã hội, công nghệ - khoa học, đào tạo, tài nguyên môi trường, dịch vụ… Viên chức công tác trong các đơn vị sự nghiệp công lập 2. Những điều cần biết về cán bộ viên chức 2.1. Thời gian tập sự Đối với viên chức thì thời gian tập sự dành cho mỗi cán bộ viên chức được quy định trong hợp đồng lao động với đơn vị quản lý sự nghiệp. Thời gian thì thường từ 3 tháng đến 12 tháng. 2.2. Hợp đồng làm việc Viên chức làm việc theo hợp đồng ký với đơn vị quản lý sự nghiệp.  Đối với Viên chức mới được tuyển dụng vào một đơn vị sự nghiệp nào đó thì đầu tiên phải ký hợp đồng với người đại diện đơn vị chủ quản trong thời gian ít nhất là từ 12 tháng đến 36 tháng. Kết thúc thời gian hợp đồng đầu thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đó sẽ phải đánh giá khách quan về năng lực cũng như sự phù hợp công việc và nhu cầu của đơn vị để có thể tiếp tục ký hợp động hay không. Lúc này nếu được ký hợp đồng thì sẽ là hợp đồng có thời hạn hoặc không thời hạn. Còn nếu thấy không phù hợp nữa thì lúc này viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đó sẽ ký bản chấm dứt hợp đồng. Như vậy với mỗi viên chức thì số hợp đồng tối đa được ký chính là 2 hợp đồng xác định thời gian làm việc. Sau đó có thể là chấm dứt hợp đồng hoặc cũng có thể là ký hợp đồng không xác định thời hạn. Loại hợp đồng không xác định thời hạn có thể rất có lợi cho cán bộ viên chức. Bởi trong luật phát Việt Nam không quy định về việc trong hợp đồng lao động không xác định thời hạn với cán bộ viên chức thì các cán bộ phải nêu lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng. Do đó, khi viên chức ký hợp đồng không xác định thời hạn với đơn vị chủ thể thì có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải nêu lý do mà cũng không bị vi phạm pháp luật. Nhưng tất nhiên, trước khi nghỉ thì cán bộ viên chức phải thông báo cho đơn vị quản lý sự nghiệp công lập trước 45 ngày. 2.3. Lương của cán bộ viên chức Cán bộ viên chức được hưởng lương theo chế độ trong hợp đồng đã ký. Lương của cán bộ viên chức sẽ được chi trả từ quỹ lương của mỗi đơn vị quản lý sự nghiệp công lập. Vậy quỹ lương ấy được lấy từ đâu ra? Quỹ lương có được từ 2 nguồn.  Nguồn 1: Được nhà nước cấp hoặc hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước. Nguồn 2: Là từ thu nhập của chính đơn vị quản lý sự nghiệp công lập đó theo các quy định của pháp luật. Lương mà mỗi viên chức được nhận sẽ tùy vào trình độ chuyên môn và ngoài ra còn có thêm các khoản phụ cấp khác nhau tùy vào từng đối tượng công việc. Các loại phụ cấp như: Phụ cấp về khu vực, di chuyển, vùng miền, kinh nghiệm công tác, nguy hiểm – độc hại hay đặc thù của công việc. 2.4. Về chế độ bảo hiểm Cán bộ viên chức ngoài việc đóng bảo hiểm xã hội thì còn phải đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cán bộ viên chức được ký hợp đồng theo hình thức hợp đồng lao động nên việc đóng bảo hiểm là bắt buộc theo pháp luật quy định. 2.5. Các hình thức kỷ luật của viên chức Đối với cán bộ viên chức thì sẽ có các hình thức kỷ luật phụ thuộc vào tùy từng mức độ sai phạm để đưa ra mức kỷ luật như sau: • Khiển trách: Đây chính là hình thức kỷ luật nhẹ nhất, hình thức này có thể là lời nói hoặc văn bản. Hình thức kỷ luật khiển trách được đưa ra từ người sử dụng lao động hoặc cũng có thể được đưa ra từ người được sự ủy quyền của người sử dụng lao động ủy quyền để xử lý sai phạm của người lao động (viên chức). • Cảnh cáo: Đây là hình thức kỷ luật áp dụng với những viên chức có những hành vi vi phạm pháp luật như: không chấp hành sự phân công của người đứng đầu trong đơn vị quản lý sự nghiệp mà họ đang làm việc; tự ý nghỉ việc tổng từ 5 ngày đến 7 ngày trong một tháng hoặc nghỉ liên tiếp 5 đến 7 ngày mà không có lý do chính đáng; sử dụng trái phép chất ma túy… (Bạn đọc có thể tham khảo điều 11, mục 3, chương 2 của nghị định số 27/2012/NĐ-CP). • Cách chức: Đây là hình thức kỷ luật đối với các cán bộ viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập ví dụ như tổ trưởng, trưởng phòng… Các cán bộ viên chức quản lý này sẽ bị cách chức khỏi chức vụ quản lý và vẫn làm việc về vấn đề chuyên môn bình thường. Hình thức kỷ luật này tương đối nặng so với các hình thức kỷ luật khác. • Buộc thôi việc: Đây là một hình thức kỷ luật phải nói là vô cùng nặng. Cùng với đó là những vi phạm của cán bộ viên chức đem lại những hậu quả vô cùng xấu. Các hành vi vi phạm của cán bộ viên chức có thể dẫn đến hình thức kỷ luật buộc thôi việc thì các bạn có thể tham khảo điều 13, mục 3, chương 2 của nghị định số 27/2012/NĐ-CP). • Ngoài ra trong một số trường hợp cán bộ viên chức bị vi phạm lỗi cực kỳ nghiêm trọng sẽ bị cấm hay hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp. 3. Điều kiện để chuyển từ viên chức sang công chức Một số bạn có những thắc mắc về vấn đề có thể chuyển từ cán bộ viên chức sang cán bộ công chức không. Những thắc mắc đó sẽ được giải đáp dưới đây. • Để có thể chuyển từ cán bộ viên chức sang công chức thì điều kiện đầu tiên chính là bạn phải có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ 60 tháng trở lên và không được tính thời gian tập sự ở đó. • Ngoài ra người đó phải có trình độ đào tạo và kinh nghiệm công tác và phải đáp ứng được các yêu cầu của vị trí làm việc mà bạn cần tuyển dụng. 4. Quy định tuyển dụng của viên chức Muốn trở thành một cán bộ viên chức thì bạn cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu dưới đây để có thể được tuyển dụng. • Là công dân nước Việt Nam và hiện tại đang sinh sống ở Việt Nam • Về tuổi thì phải đủ 18 tuổi trở lên hoặc trong một số trường hợp về các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao thì độ tuổi có thể thấp hơn nhưng phải được sự chấp thuận của người đại diện pháp luật. • Có lý lịch rõ ràng để có thể được tham dự tuyển dụng viên chức. • Làm và nộp đơn đăng ký xin dự tuyển vào viên chức. • Điều đặc biệt quan trọng là bạn phải có bằng và các chứng chỉ về trình độ chuyên môn, hành nghề. Hay cũng có thể có các năng khiếu để làm việc phù hợp vào các vị trí đó. Tuyển dụng viên chức sẽ theo hình thức đó chính là thi tuyển và xét tuyển • Thi tuyển viên chức: trải qua 4 môn cơ bản về kiến thức chung; tin học văn phòng và ngoại ngữ; chuyên môn và nghiệp vụ chuyên ngành. • Xét tuyển viên chức: qua kết quả học tập và kiểm tra hay sát hạch về những kỹ năng, năng lực và nghiệp vụ của người đó. 5. Các quyền lợi của viên chức 5.1. Nghỉ phép của viên chức Đối với mỗi một viên chức sẽ được nghỉ lễ, tết và nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Đặc biệt đối với những cán bộ viên chức không sử dụng hết các ngày được nghỉ phép thì có thể được thanh toán một khoản bằng với số ngày đó. Đối với việc tính số ngày được nghỉ phép hàng năm của viên chức được tính theo số ngày làm việc, tức là sẽ không tính thứ 7 và chủ nhật. Ngoài ra, số ngày được nghỉ phép của viên chức được tính theo thâm niên của viên chức. Cứ hoạt động làm việc với kinh nghiệm 5 năm thì lại được cộng thêm 1 ngày nghỉ phép năm. Những ngày nghỉ phép này các cán bộ Viên chức vẫn sẽ được chi trả lương bình thường. • Đối với những viên chức làm việc ở những nơi có điều kiện tương đối khó khăn như: hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa thì có thể gộp và cắt phép 2 năm để nghỉ 1 lần. Một số trường hợp sẽ được gộp và cắt phép 3 năm để nghỉ một lần với điều kiện được sự đồng ý của người đứng đầu của đơn vị quản lý sự nghiệp công lập đó. 5.2. Nghỉ hưu Đối với cán bộ viên chức sẽ được nghỉ hưu theo chế độ mà nhà nước đưa ra đối với từng đối tượng. Đàn ông thì sẽ được tính tuổi để về hưu là 60 tuổi. Thời điểm được nghỉ hưu sẽ được ra quyết định từ người đứng đầu đơn vị quản lý sự nghiệp công lập và gửi cho viên chức trước 6 tháng với ngày được nghỉ hưu. Đối với cán bộ là nữ cũng vậy nhưng tuổi về hưu là 55 tuổi do về thể chất của nữ khác với nam. Đối với các cán bộ viên chức sẽ được rút ngắn lại thời gian làm việc ở năm cuối cùng. Hay còn được gọi làm việc ở hình thức không trọn thời gian. Có một số trường hợp đặc biệt thì thời gian nghỉ hưu sẽ được kéo dài với nam là 65 tuổi và nữ là 60 tuổi. Những viên chức này đều là những người có trình độ chuyên môn cao, làm những công việc về công tác quản lý. Và tất nhiên là thời gian làm việc thêm đó thì những viên chức sẽ được rút ngắn thời gian làm việc lại. Để có thể xác định được đúng các thời gian để đưa ra văn bản quyết định nghỉ hưu thì người ra quyết định nên tham khảo điều 46 Luật viên chức 2010 và điều 187 của bộ luật lao động 2012 để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất. 5.3. Sự hỗ trợ về chuyên môn và môi trường làm việc Đối với các cán bộ viên chức sẽ được đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thậm chí cả chính trị. Tất cả đối với những công việc mà viên chức được giao thì sẽ được cung cấp đầy đủ những các thông tin và tài liệu về công việc đó. Viên chức là người lao động được quyết định những vấn đề thuộc về chuyên môn gắn với công việc của họ hoặc với nhiệm vụ mà họ được giao. Và đặc biệt họ được pháp luật bảo vệ trong mọi hoạt động nghề nghiệp của họ. Trên đây là một bài viết có thể là đem lại cho bạn đọc rất nhiều thông tin hữu ích về cán bộ viên chức và những thông tin xung quanh về nó.

Xem nguyên bài viết tại: Viên chức là gì? Những điều cần biết về viên chức

#timviec365.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét