1. Khuyết điểm là gì đối với đời sống của chúng ta? 1.1. Khái niệm Tôi đã từng đọc một cuốn sách nói về bước đầu tiên trong việc hình thành cá tính con người là phải biết được điều gì tệ nhất ở bản thân mình, và theo quan niệm thời xa xưa thì ở trong mỗi con người của chúng ta đều có ít nhất một khuyết điểm riêng. Mỗi khuyết điểm sẽ có những giá trị riêng mà chúng ta cần phải khám phá ra được để từ đó mới có thể chiến thắng được bản thân. Tùy theo quan niệm của từng người, từng xã hội mà có những định nghĩa về “khuyết điểm là gì?” khác nhau, nhưng các bạn có thể hiểu đơn giản khuyết điểm được xem là những cái xấu, tật xấu của con người bạn, nó có thể là cái xấu về hình thức, tính cách hay là thói quen,… Nó có tác động trực tiếp đến cách suy nghĩ, hành động, quyết định của bạn. Các bạn có biết một phần nguồn gốc tạo nên khuyết điểm của chính bạn là do kết quả không tốt trong tính cách của bạn, đơn giản là những bạn kiêu căng, lòng đầy tham vọng, ích kỷ hay một số thành phần có khuynh hướng cũng như lối sống bi quan, luôn “lo bò trắng răng” thì cũng là khuyết điểm của chính bản thân họ. Hay những người có tính cách bừa bộn, lười biếng cũng không ngoại lệ. Bởi khi nhắc đến khuyết điểm thì chúng ta sẽ không thể nào có thể kể siết cũng như trình bày chi tiết được khái niệm, những khuyết điểm được dựa trên ý thức, quan niệm cũng như phụ thuộc vào nền văn hóa. Và để có thể khám phá được ra những khuyết điểm ẩn sâu trong mỗi chúng ta cũng là điều không phải đơn giản. Bước đầu tiên chúng ta sẽ cần phải biết cách chấp nhận chúng, bước hai sẽ phải có thời gian để nhìn nhận lại quá khứ của bản thân để tìm ra những khuyết điểm. Thực tế có một điều lạ lùng là chúng ta có thể nhìn nhận được những khuyết điểm ẩn chứa bên trong con người nhưng lại không nhìn ra được những khuyết điểm rõ ràng nhất. Chính vì vậy, mà các nhà tuyển dụng cũng thường xuyên đưa ra những câu hỏi liên quan đến ưu điểm, khuyết điểm để biết được các ứng viên có thực sự thấy được những “góc khuất” của bản thân. Nếu là người khiêm tốn và chấp nhận được những khuyết điểm của bản thân để cải thiện thì đó là điều khó tìm ở mỗi ứng viên trong thời đại hiện nay. Cũng một phần vì lý do hiện nay, mọi người đều có xu hướng tập trung vào ưu điểm hay thế mạnh của bản thân hơn, và quên đi việc cải hiện những điểm yếu, khuyết điểm. Hoặc cũng có bạn đã tìm ra được những nhược điểm của bản thân nhưng lại “chạy trốn”, không dám đối diện với chúng và để chúng dần “gặm nhấm” bản thân. Rồi chúng dần trở thành thói quen, làm ảnh hưởng đến hành động, tư duy cũng như phong cách sống của chính bạn. 1.2. Tại sao nói “ Phát hiện được những khuyết điểm của bản thân cũng chính là một phần của bí quyết thành công trong tương lai”? Có thể các bạn chưa biết, một trong những lời cầu nguyện mà thánh Âu – Tinh – một nhà thần học, vô cùng ưa thích và luôn được nhiều người nhắc đến có nội dung “Lạy chúa, con mong được biết Ngài, con mong được biết mình”. Điều này thể hiện những hiểu biết của ông khi thấy bản thân phải khiêm tốn và nhận ra được những khuyết điểm của bản thân để đối diện và cải thiện. Sự hiện diện của khuyết điểm nào là có nguyên nhân mà không phải ai trong chúng ta cũng có thể biết được, nhưng khi các bạn đã “biết mình” thì đó cũng chính là lúc các bạn đến gần hơn với thành công sự nghiệp tương lai của bản thân. Vì sao? Để giải đáp được thắc mắc này thì đừng bỏ lỡ nội dung phía dưới nhé. 1.2.1. Trở nên mạnh mẽ hơn Đúng vậy, khi các bạn biết suy nghĩ về những nhược điểm hay khuyết điểm của bản thân mình thì các bạn cũng phần nào làm cho chúng “yếu đi” trong bạn. Khi tìm ra chúng, hãy dùng ý chí và sự kiên cường của mình để hạ gục chúng cũng như thay đổi từ nhiều khía cạnh trong cuộc sống để giải quyết vấn đề này. Các bạn đừng bao giờ để cho bản thân mình mềm yếu trước quyết định loại bỏ khuyết điểm mà hãy làm cho bản thân mạnh mẽ và tự tin bước đến con đường thành công trong tương lai. Chính vì vậy thay vì mặc kệ hay không dám thử thì hãy cố gắng nhìn nhận lại bản thân, kiểm điểm bản thân để tìm ra được những khuyết điểm để từ đó chinh phục những thử thách tiếp theo trong cuộc sống, công việc. 1.2.2. Cải thiện bản thân hướng tới con người hoàn hảo Khi các bạn hiểu được những điểm yếu và chấp nhận nó thì các bạn sẽ tìm ra được cách để khắc phục và hãy luôn suy nghĩ “không gì là không thể” thì cơ hội đến gần với con đường thành công sẽ không xa. Hãy cố gắng quyết tâm thay đổi từ những điều nhỏ bé nhất để làm “đòn bẩy” vươn lên các vị trí người khác phải ngước nhìn. Đó vừa là cách để các bạn cải thiện được điểm yếu, khuyết điểm vừa mang lại giá trị bản thân cho chính bạn 1.2.3. Loại bỏ được sự yếu đuối trong ý chí Nếu chỉ là người vun đắp điểm mạnh mà lờ đi những điểm yếu của bản thân thì đó chính là người có ý chí mềm yếu, điều này sẽ hình thành thêm điểm yếu trong con người. Khi các bạn hiểu được “khuyết điểm là gì?” và cải thiện chúng thì không có gì bàn cãi trước ý chí quyết tâm, tinh thần tích cực của các bạn. Trong quá trình cải thiện cũng như khắc phục khuyết điểm cũng có thể sẽ khiến cho lòng tự trọng của các bạn bị hạ xuống nhưng điều đó không có nghĩa giá trị bản thân của các bạn cũng bị xuống theo. Thomas A.Edison – một nhà khoa học với những phát minh vĩ đại cũng đã từng chia sẻ với nội dung: “Điểm yếu lớn nhất nằm sâu trong con người mỗi chúng ta là nằm ở việc dễ dàng từ bò, cách tốt nhất để có thể đạt được đến thành công là luôn phải cố gắng thêm một lần nữa”. Để loại bỏ được sự yếu đuối trong bản thân mỗi chúng ta ngoài việc quyết tâm thì cũng cần phải kiên trì thay đổi. 1.2.4. Trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình Con người hoàn hảo, dường như là một điều “xa xỉ” đối với mỗi chúng ta, bởi thực tế điều đó vô cùng khó, nó chỉ là mục tiêu được chúng ta đề ra và theo đuổi. Nếu bạn tìm ra được những khuyết điểm của bản thân thì cũng chính là lúc các bạn thấy được điểm xấu của mình, từ đó sẽ đẩy lùi được khuyết điểm, tập trung vào hoàn thiện bản thân và hướng đến mẫu người lý tưởng. 2. Khuyết điểm là gì đối với các ứng viên và nhà tuyển dụng? Khuyết điểm của bạn là gì? Là câu thường gặp đến 90% trong buổi phỏng vấn, và sau khi khảo sát một lượng lớn nguồn nhân lực khi tìm tham gia là gặp phải những câu hỏi liên quan đến ưu điểm, khuyết điểm hay điểm mạnh, điểm yếu từ các nhà tuyển dụng và đây cũng chính là những khó khăn mà không ít bạn mắc phải. Thực tế thì đây cũng là một trong những câu hỏi hóc búa nếu bạn không biết cách trả lời khéo léo, và dễ đánh mất điểm trước nhà tuyển dụng. Mặc dù các bạn cũng cần phải thành thật khi đưa ra câu trả lời, tuy nhiên đó phải là những câu trả lời không ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc bạn đang ứng tuyển. Đồng thời cũng cần phải biết cách đưa những khuyết điểm đó trở thành điểm mạnh của bạn, hay nói nôm na dùng khuyết điểm để “giới thiệu” ưu điểm của bản thân. Và mục đích đưa ra câu hỏi này của nhà tuyển dụng cũng là muốn thấy được những điểm không tốt của ứng viên, nhưng cũng không mong muốn nhận được một danh sách khuyết điểm lê thê mang tính cá nhân. Chính vì vậy nên lược bỏ những điều không liên quan đến quá trình làm việc. Ví dụ: Bạn tham gia ứng tuyển vị trí content marketing, khi được hỏi đến khuyết điểm của bạn là gì thì bạn có thể đưa ra trả lời rằng bản thân không có khả năng thuyết trình. Hay là những vị trí khác các bạn, các bạn có thể nói rằng bản thân quá cầu toàn, làm việc tập trung mà không có thời gian chăm sóc bản thân. Ngoài ra, các bạn cũng có thể nói rằng “ Đáng ra tôi nên lập ra những kế hoạch chi tiết công việc sẽ phải hoàn thành trong một ngày làm việc để tập trung ưu tiên công việc nào trước, nhưng tôi lại thường quên đi và không dành thời gian để phân bổ điều đó mà cứ lao vào công việc”. Như vậy nhà tuyển dụng ngoài việc thấy bạn không biết cách quản lý thời gian thì còn cảm nhận được bạn là người đam mê với công việc, hết mình cống hiến không để ý đến thời gian. Có một điều đặc biệt lưu ý, không nên đưa ra câu trả lời chung chung hay những câu trả lời “không có điểm yếu nào” hoặc “em không biết”, vì như vậy vô hình bạn đã đánh mất cơ hội tiếp cận với việc làm của chính mình. Không có ai là hoàn hảo và bạn trả lời như vậy cũng đồng nghĩa với việc bạn không thành thực trong quá trình trả lời họ. Quan trọng là cách các bạn nhìn nhận, cải thiện những điểm chưa tốt và thể hiện được với nhà tuyển dụng rằng bạn đã cố gắng thế nào để hoàn thiện bản thân hơn nữa, đặc biệt là không làm ảnh hưởng đến công việc. Mỗi bạn sẽ có những câu trả lời “khuyết điểm là gì?” cho riêng mình và đừng e dè nó mà hãy mạnh dạn đối diện với nó để nó trở nên “yếu thế” rồi mất đi. Hãy để khuyết điểm làm bàn đạp để bạn vươn lên được các vị trí cao hơn trong cuộc sống cũng như công việc. Trên đây là những lời chia sẻ đầy tâm huyết của tôi hy vọng đã mang lại thông tin hữu ích đối với các bạn!
Đọc nguyên bài viết tại: 1001+ câu trả lời “khuyết điểm là gì?” các bạn không nên bỏ lỡ
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét