1. Bạn biết gì về Job Title 1.1. Job Title là gì? Không có định nghĩa cụ thể nào cho cụm từ “Job Title” tuy nhiên thì Job Title được mọi người hiểu ngầm là là một chức danh mà công ty hay doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng. Chúng sẽ được trình bày, miểu tả một cách ngắn gọn nội dung thông điệp mà nhà tuyển dụng muốn truyền tải đến các ứng viên. Tùy theo vị trí tuyển dụng, tính chất công việc mà Job Title sẽ được viết khác nhau sao cho phù hợp nhất. 1.2. Những Job Title được sử dụng phổ biến hiện nay - Cấp bậc đi kèm với lĩnh vực mà ứng viên sẽ đảm nhận. Ví dụ như Lead Accountant (kế toán trưởng), Head Chef (Bếp trưởng),... Có thể nhìn vào loại Job Title này, ứng viên sẽ nhận ra được mình sẽ có địa vị như thế nào trong công ty khi được làm việc ở đây, đây chính là yếu tố tạo ra sự thu hút các ứng viên bởi họ sẽ cảm nhận mình được tôn trọng. Tùy thuộc vào vị trí công việc mà công ty đang có nhu cầu tuyển dụng của công ty, công ty sẽ sử dụng Job Title khác nhau. - Đưa ra công việc cụ thể tương ứng với tên vị trí mà ứng viên đảm nhận. Ví dụ như Social Media specialist (nhân viên truyền thông), Chef (đầu bếp),... Nếu như thông tin tuyển dụng sử dụng Job Title thông qua cách này, nhà tuyển dụng cũng không phải mô tả quá nhiều đối với công việc ứng viên phải đảm nhân bởi Job Title hầu như đã gợi ý công việc cụ thể cho ứng viên. Với cách này, ứng viên sẽ có thể biết được nhà tuyển dụng đang cần gì, giúp ứng viên nhận biết được mình có phù hợp cho vị trí mà nhà tuyển dụng đang cân không. Đây cũng được xem là bước sàng lọc những ứng viên không phù hợp. 2. Những lưu ý cách viết Job title trở nên hấp dẫn Như vậy, có thể thấy Job title có vai trò khá quan trọng đối với một công ty, doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn ứng viên mà bên tuyển dụng có được. Tuy nhiên thì để có được một bản Job title là điều không phải ai cũng làm được. Sau đây là một số gợi ý giúp các bạn có thể viết Job title trở nên hấp dẫn: - Cách trình bày Job title Đây là yếu tố khá là quan trọng đối với việc tạo sự hấp dẫn đối với người xem ,tuy nhiên nó lại không được coi trọng và không để ý đến. Với các chữ cái đầu tiên có trong Job title cần phải viết hoa, viết đúng chính tả, cấu trúc của ngôn ngữ đó. - Sử dụng ngôn ngữ thống nhẩt, đồng bộ Khi viết Job title, bạn cũng nên chú ý tới việc lựa chon ngôn ngữ để sử dụng viết Job title, thông thường các nhà tuyển dụng sẽ phái sử dụng loại ngữ ngữ đồng bộ với nội dung của thông tin tuyển dụng. Ngoài ra thì bạn cũng nên sử dụng ngôn ngữ mà công ty lấy nó làm chuẩn mực. Việc sử dụng ngôn ngữ thống nhất và đồng bộ để viết Job title, sẽ giúp cho giúp người đọc sẽ có nhận thức khái quát về ngôn ngữ mà nhà tuyển dụng đang cần. Đây chính là yếu tố giúp cho nhà tuyển dụng có thể tìm được những ứng viên phù hợp. - Tránh đưa các thông tin gây dài dòng Khi viết Job title, bạn nên chú ý không nên đưa nhiều thông tin không cần thiết vào Job title, điều này sẽ khiến cho thứ hạng tìm kiếm bị ảnh hưởng, gây trùng lập thông tin với phần nội dung bên dưới, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến thông tin tuyển dụng sẽ trở nên kém hấp dẫn. - Công ty, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng Job title để làm công cụ chọn lọc ứng viên bằng cách thêm các thông tin như tính cấp thiết của công việc, mức độ kinh nghiệm,...điều này sẽ giúp cho các ứng viên có thể tự sàng lọc mức độ phù hợp của bản thân với công việc mà nhà tuyển dụng đang có nhu cầu tuyển dụng. 3. Cách sử dụng Job title cho người tìm việc Trong xã hội hiện nay có vô số chức danh dành cho từng vị trí công việc khác nhau. Khi đi tìm các công việc mới, thay vì phải tìm một công việc phù hợp trong vô số công việc thì việc sử dụng Job Title sẽ giúp người tìm việc giải quyết được vấn đề tìm việc trở nên nhanh chóng và hiểu quả hơn rất nhiều. Ngoài ra, người tìm việc còn có thể sử dụng Job Title để mô tả công việc mà mình từng đảm nhận trong CV, nhằm mục đích tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng qua khả năng và kinh nghiệm của mình. 4.Vai trò của chức danh 4.1. Đối với xã hội Theo như tháp nhu cầu của con người, trong đó có nhu cầu thể lý, nhu cầu giao lưu tình cảm, nhu cầu được quý trọng, tự thẻ hiện bản thân. Nhìn vào xã hội hiện nay, ta có thể dễ dàng nhận ra, con người đang ngày quan tâm đến nhu cầu đượcc quý trọng. Điều đó cũng dễ hiểu khi mà con người chúng ta đang sống trong môi trường có nền kinh tế phát triển, nhu cầu thể ký liên quan đến việc ăn, uống, nghỉ ngơi,...hầu như đã được đáp ứng, vậy nên họ không cần lo nghĩ gì đến nhu cầu này nữa, họ bắt đầu có những nhu cầu cao hơn. Một trong số đó chính là nhu cầu địa vị xã hội. Vậy địa vị xã hội là gì? Địa vị xã hội là một chỉ số tổng quát được xác định bởi vị trí của một nhóm xã hội với các thành viên trong hệ thống các mối quan hệ xã hội. Như vậy có thể hiểu địa vị xã hội chính là vị trí của con người trong thứ bậc của xã hội. Nó mang đến cho người có địa vị những quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Hiểu được tầm quan trọng của địa vị đối với cá nhân trong xã hội hiện nay, người ta đã sử dụng “chức danh” để phân cấp bậc địa vị của mỗi người. Chức danh của con người chính là sự ghi nhận trong một vị trí nào được tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp,...và được hợp pháp công nhận. Hiện nay, chức danh được con người sử dụng phổ biến ở mọi nơi, trong giao tiếp, trong văn bản, đôi khi việc nêu ra chức danh còn là yếu tố bắt buộc trong nhiều trường hợp. Ví như trong hồ sơ xin việc, trong thẻ nhân viên, trong đó phải kể đến sự xuất hiện của chức danh trong bản mô tả công việc. 4.2. Đối với doanh nghiệp Theo quan điểm của Reeves là một vị Vị CEO ở Gusto cho biết: Thứ nhất, chức danh đóng vai trò của một cá nhân trong công ty. Hay nói một cách dễ hiểu thì đây là một bản mô tả nhắn gọn công việc của một cá nhân đó phải làm. Dựa vào đây những người xung quanh có thể nhận nắm được tổng quát công việc cũng như vai trò của họ trong xã hội mà không càn người làm phải miêu tả quá nhiều về công việc của mình. Thứ hai, chức danh giúp cho nhân viên nắm được vị thế của mình trong công ty, từ đó họ sẽ nâng cao vai trò của mình trong công việc nhiều hơn. Đây cũng chính là động lực thôi thúc người làm có ý thức xây dựng những kế hoạch để phát triển bản thân mỗi ngày. Qua đó, ta có thể dễ dàng nhận ra chức danh khá là quan trọng đối với cả người làm và nhà tuyển dụng. Cũng chính vì vậy mà đây được xem là yếu tố không thể thiếu trong bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng đưa ra. Bảng mô tả công việc hay còn được gọi là Job description , ngoài việc giúp nhà tuyển dụng mang thông điệp đến với các ứng viên thì đây còn là yếu tố mang lại dấu ấn đầu tiên của nhà tuyển dụng tạo ra cho ứng viên. Vậy nên, khi viết bản mô tả công việc, phía bên nhà tuyển dụng cần ghi một cách đầy đủ, chỉn chu. Một bản mô tả công việc thường bao gồm các yếu tô sau chức danh công việc, địa địa điểm làm việc, mục tiêu, yêu cầu kinh nghiệm, mô tả công ty, quyền và nghĩa vụ của nhân viên, mức lương. Cùng điểm tìm hiểu qua về các yếu tố này. - Địa điểm làm việc Địa điểm làm việc thường được bố trí ở chính giữa trong mô tả công việc để người tìm việc có thể đưa ra quyết định xem có nên ứng tuyển không. Bởi khoảng cách khi đi làm cũng là yếu tố rất quan trọng. - Mục tiêu Trước khi đi vào chi tiết về nghĩa vụ của ứng viên, nhà tuyển dụng thường sẽ đưa ra bản tóm tắt về những việc mà vị trí tuyển dụng cần. Mục tiêu những ứng viên cần hoàn thành nếu được tuyển, từ đó đưa ra cách họ đạt được công việc một cách hiệu quả. - Nhiệm vụ Dựa trên mục tiêu, nhà tuyển dụng sẽ vạch ra những công việc hàng ngày. Họ sẽ liệt kê chi tiết những gì ứng viên phải làm, phải hoàn thành. - Yêu cầu kinh nghiệm Đây là phần khá là ngắn gọn nhưng cũng không kém phần quan trọng. Việc đưa ra yêu cầu kinh nghiệm chính là một trong những yêu cầu của nhà tuyển dụng đưa ra mà ứng viên phải đáp ứng được. - Quyền lợi của nhân viên Phần này nhận được sự quan tâm của các ứng viên bởi với những ai khi đi làm ngoài việc cống hiến cho công ty, giúp ích cho xã hội thì họ còn có mon muốn nhận được quyền lợi cho bản thân. Phần này thường sẽ bao gồm bảo hiểm y tế, thời gian nghỉ, phụ cấp lương,...nên đây cũng chính là yếu tố thu hút người tìm việc. - Mức lương Tại phần này nhà tuyển dụng phải ghi chi tiết phần lương mà ứng viên sẽ nhận được khi tới đây làm việc. Tuy nhiên, cũng có một số công việc và mức lương nhà tuyển dụng cũng nên xem xét việc ghi như thế nào cho khéo léo sao cho nó có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho công ty. Job Titlelà gì? là nội dung quan trong mà bản thân nhà tôi – những nhà tuyển dụng muốn ứng viên nắm được nắm rõ đặc điểm công việc của mình. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã hiểu được tầm quan trọng của Job Title. Từ đó có thể định hướng được công việc cũng như tương lai nghề nghiệp của mình.
Coi bài nguyên văn tại: Job Title là gì? Những điều cần biết về Job Title
#timviec365vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét