Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Chief operating officer là gì? Bật mí thú vị giữa COO và CEO

Chief operating officer là gì? Bật mí thú vị giữa COO và CEO

1. Chief operating officer là gì? Chief operating officer được dịch ra tiếng việt có nghĩa là giám đốc điều hành, ngoài ra Chief operating officer được viết tắt dưới dạng tên COO. Nói đến đây, chắc hẳn sẽ rất nhiều bạn đọc thắc mắc bởi cũng có một thuật ngữ khác cũng có nghĩa là giám đốc điều hành, vâng cụm từ mà tôi đang nói đến chính là Chief Executive OFFicer (CEO). Thông thường, chúng ta hay nói đến CEO và biết nhiều về CEO nhiều hơn là COO. Bởi CEO là thuật ngữ thông dụng được sử dụng rất nhiều trong văn nói và văn viết hàng ngày, hơn thế nữa những năm gần đây, trên sóng truyền hình của Việt Nam có sản xuất một chương trình được đầu tư vô cùng chuyên nghiệp có sự tham gia của các CEO ở các công ty và chuyên gia, những người quan tâm đến CEO vô cùng được quan tâm và thu hút đó là chương trình “ CEO – chìa khóa thành công” đã giúp cho thuật ngữ CEO trở nên phổ biến và được nhiều người biết tới hơn bao giờ hết. Vậy có phải CEO và COO đều là thuật ngữ chỉ cùng một người? Tất nhiên, sẽ không thể nào giống nhau, nếu có giống thì đó là 2 thuật ngữ này được cấu thành từ bộ C – để chỉ những chức danh quản lý trong tiếng anh được đề cập đó là từ Chief. Ồ! Vậy nếu COO và CEO không giống nhau vậy khác nhau ở đâu khi cả hai đều mang ý nghĩa là giám đốc điều hay? Làm sao để phân biệt giữa CEO và COO? Đừng lo lắng vì các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp hoàn toàn các thắc mắc đó! 2. Mối quan hệ tuyệt vời giữa Chief Executive OFFicer và Chief operating officer là gì? Tất nhiên giữa hai thuật ngữ mang hàm nghĩa giống nhau đều cùng có hàm nghĩa là “giám đốc điều hành” thì chẳng có lý do gì lại không có sự liên hệ và tương tác với nhau cả. Tuy nhiên mối quan hệ giữa CEO và COO không phải một mối quan hệ bình thường, mà lại là mối quan hệ vô cùng “ đặc biệt”. Nếu như tìm hiểu và đã từng biết tới thuật ngữ CEO, bạn đọc sẽ có thể biết được vị trí CEO tại Việt Nam hiện nay thường được hiểu theo kiểu truyền thống và thuần Việt hơn đó chính là chức vị “tổng giám đốc”. Ngoài ra, nếu làm việc tại các tập đoàn lớn ở nước ngoài, bạn sẽ thấy CEO là là người có vị trí và vai trò quan trọng nhất quyết định sự thành, bại của một doanh nghiệp, là người phải chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định đúng đắn nhất và tốt nhất cho doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và đủ mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp đối thủ khác! Vậy còn vai trò của Chief operating officer là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, tôi xin bật mí về mối quan hệ giữa CEO và COO để bạn đọc dễ hình dung công việc và trách nhiệm, vai trò của một COO. Để nói về mối quan hệ này, bạn có thể hiểu rằng nếu CEO và COO là một bộ phận trên cơ thể người thì CEO là “bộ não” còn COO là “cánh tay” nếu thiếu đi một trong 2, con người sẽ không thể hoạt động bình thường được. Nhưng để xét về mặt quan trọng, “bộ não” có phần quan trọng hơn “cánh tay” bởi bộ não là nơi điều khiển mọi hoạt động của con người còn cánh tay chịu sự điều khiển của bộ não. Như vậy, áp dụng vào doanh nghiệp, CEO có vai trò quan trọng và lớn hơn COO, nếu CEO và COO là 2 anh em sinh đôi thì CEO là người anh còn COO là người em. Như đề cập ở trên, CEO tại Việt Nam thường được hiểu là chức vị “ tổng giám đốc” thì COO sẽ giữ vị trí là “phó tổng giám đốc của một doanh nghiệp”. Tuy nhiên nếu xét trong trường hợp ở nước ngoài, các doanh nghiệp có CEO đóng vai trò là quản lý cấp cao thì COO sẽ được xem là chủ tịch. Chính vì vậy, tại các doanh nghiệp, COO sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc quản lý các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, hoặc có thể sẽ chịu trách nhiệm trong khâu giám sát, tổ chức và vận hành mọi hoạt động của công ty đồng thời trực tiếp báo cáo với tổng giám đốc điều hành ( CEO). Thêm vào đó, ở nhiều tổ chức, doanh nghiệp COO sẽ được CEO ủy quyền đề có mọi quyền hạn trong khâu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời phải chịu trách nhiệm trong việc xây dựng các chính sách và phương châm quản lý kinh doanh được thực hiện theo các quy định và điều lệnh của pháp luật. Để có thể tìm hiểu sâu hơn về công việc cũng như quyền hạn của một Chief operating officer, hãy tiếp tục tìm hiểu ở phần tiếp theo và đừng bỏ qua bài viết này nhé! 3. Quyền và trách nhiệm, nhiệm vụ của một Chief operating officer là gì? Để nói về quyền và trách nhiệm, nhiệm vụ của Chief operating officer, sau khi nghiên cứu, quan sát và tìm tòi các tư liệu, tôi xin trình bày cho bạn đọc một dạng tóm tắt các quyền và trách nhiệm của COO như sau: 3.1. Quyền của Chief operating officer là gì? Trong các tổ chức, doanh nghiệp, COO có quyền tự lên kế hoạch, đưa ra ý kiến và có quyền phủ quyết đồng thời được sát hạch về tình trạng hoàn thành nhiệm vụ của các nhân viên cấp dưới, chỉ đạo và sát hạch quản lý của bộ phận cấp dưới đồng thời đưa ra các quyết định của tổng giám đốc. 3.2. Trách nhiệm của Chief operating officer là gì? COO có trách nhiệm phải tổ chức và điều hành các công việc thực thi chiến lược để đảm bảo công việc được tiến hành đúng theo tiến độ kế hoạch và đạt được hiệu quả kế hoạch. Thêm vào đó, COO đồng thời chịu trách nhiệm trong việc thúc đẩy các chương trình kế hoạch, chiến lược giúp cho doanh nghiệp có được một bản kế hoạch ngắn và dài hạn tốt nhất, tạo tiền đề giúp doanh nghiệp đi đúng theo định hướng và tiến trình phát triển của xã hội, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp mang về doanh thu và lợi nhuận. Thêm vào đó, COO còn phải có trách nhiệm cực kỳ đặc biệt và vô cùng quan trọng đó là chịu trách nhiệm về mặt pháp lý ở lĩnh vực kinh tế và hành chính. Nếu như trong trường hợp, các thông tin của doanh nghiệp bị điều tra và có sai lệch nghiêm trọng, COO phải hoàn toàn chịu mọi tổn thất mà công ty gặp phải. 3.3. Nhiệm vụ của Chief operating officer là gì? COO có nhiệm vụ xây dựng các quy tắc kinh doanh đồng thời lên kế hoạch làm việc và các quy định làm việc tiêu chuẩn cho doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích giúp doanh nghiệp được vận hành hiệu quả. Ngoài ra, một COO sẽ phải có khả năng cung cấp các số liệu và báo cáo các nghiên cứu của mình phục vụ cho những chính sách quan trọng của doanh nghiệp thông qua việc phân tích, dự đoán các tình hình kinh doanh của công ty. COO cũng sẽ chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo nhân viên tiến hành thực hiện các chiến lược, kế hoạch của doanh nghiệp, các phương án dự toán đầu tư kinh doanh được phê chuẩn. COO cũng cần phải có khả năng theo sát các biến động của thị trường để tìm ra xu hướng tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài nước làm căn cứ, cơ sở đưa ra các kiến nghị áp dụng các phương pháp công nghệ trình lên cấp trên. Thêm vào đó, COO có nhiệm vụ theo dõi, quan sát tiến trình làm việc của nhân viên cấp dưới để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên, tìm ra các chính sách, giải pháp tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực đồng thời đưa ra các chế độ thưởng phạt hợp lý cho nhân viên nhằm tạo năng suất, hiệu quả làm việc của nhân viên cấp dưới trở nên tốt hơn. Cuối cùng là điều tất yếu, COO sẽ có nhiệm vụ phải hoàn thành mọi công việc mà tổng giám đốc giao phó. Sau khi tìm hiểu về quyền, trách nhiệm và nhiệm vụ của một Chief operating officer, bạn có thấy công việc này thú vị? Nếu thấy có, hãy cùng tìm hiểu xem làm thế nào để có thể trở thành một Chief operating officer nhé! 4. Những điều cần phải có để trở thành một Chief operating officer là gì? Để có thể trở thành một Chief operating officer là một điều vô cùng khó, bởi bạn có nhớ câu nói của một nam nghệ sĩ vô cùng nổi tiếng đã nói rằng: “ muốn ngồi ở một vị trí không ai ngồi được thì phải chịu những cảm giác không ai chịu được”- câu nói nổi tiếng mà nam ca sĩ Sơn Thực sự là vậy, muốn trở thành một Chief operating officer bạn cần có những tố chất và đạt được những yêu cầu dưới đây! 4.1. Tố chất để trở thành một Chief operating officer 4.1.1. Có khả năng lãnh đạo Tất nhiên rồi! COO hiện nay tại Việt Nam, thường nắm giữ vị trí phó tổng giám đốc, nếu không có khả năng lãnh đạo làm sao bạn có thể điều hành cả một tổ chức theo định hướng phát triển của công ty, làm sao có thể giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nếu không có tố chất lãnh đạo? Chính vì vậy, để có thể trở thành một COO, tố chất lãnh đạo là vô cùng cần thiết, chính vì vậy muốn trở thành một Chief operating officer hãy rèn luyện khả năng lãnh đạo của bản thân theo hướng đúng đắn và tích cực nhất để ngày một hoàn thiện phẩm chất không thể thiếu của một COO nhé! 4.1.2. Có tư duy hoạch định chiến lược Như đã đề cập ở phần trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của một Chief operating officer chúng ta cũng biết rằng việc hoạch định chiến lược là một trong những trách nhiệm và nghĩa vụ cực kỳ quan trọng mà COO phải làm. Nếu không hoạch định chiến lược một cách hiệu quả và đúng đắn sẽ khiến doanh nghiệp đi sai định hướng, đi sai xu thế hoạt động của thế giới dẫn đến nhiều hậu quả lớn và trong số đó có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Chính vì vậy, dù bạn giỏi khả năng lãnh đạo đến đâu mà bạn không có tư duy hoạch định chiến lược thì doanh nghiệp cũng không thể tin tưởng giao trách nhiệm của COO cho bạn! 4.1.3. Có tư duy “kết quả là điều quan trọng” Một người có tư duy quan trọng kết quả sẽ giúp cho việc định hướng và lên chiến lược của họ phục vụ cho kết quá tốt đẹp tạo tiền đề giúp doanh nghiệp có được những định hướng hiệu quả đặt được kết quả cao trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.1.4. Có khả năng ra quyết định Tất nhiên rồi, nếu trở thành một người đứng ở vị trí COO, bạn phải có khả năng ra quyết định đúng đắn, chính xác và kịp thời để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, không bị trì trệ ảnh hưởng đến hiệu suất và lợi nhuận của doanh nghiệp. 4.1.5. Có khả năng quản lý tài chính Theo những thông tin ở phần trên đã đề cập, COO sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý ở lĩnh vực kinh tế và hành chính. Nếu như trong trường hợp, các thông tin của doanh nghiệp bị điều tra và có sai lệch nghiêm trọng, COO phải hoàn toàn chịu mọi tổn thất mà công ty gặp phải. Chính vì vậy, khả năng quản lý tài chính tốt sẽ giúp COO tránh được những rắc rối và rủi ro không đáng có. 4.2. Những yêu cần cần phải có để ứng tuyển vào vị trí Chief operating officer là gì? Sau đây, tôi xin chia sẻ cho bạn đọc những yêu cần cơ bản bạn cần phải có nếu muốn ứng tuyển vào vị trí Chief operating officer đó là: có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch chiến lược, lập kế hoạch tài chính đồng thời có khả năng phân tích tài chính, có khả năng phát triển tổ chức, lập ngân sách và quản lý nhân sự, phát triển tài nguyên của doanh nghiệp. Thêm vào đó một COO cũng cần có những phẩm chất cá nhân nhất định như: uy tin, có trách nhiệm, nghiêm túc với công việc và có khả năng xử lý nhạy bén trong mọi tình huống. Một điều vô cùng cần thiết mà bất cứ một ai muốn ứng tuyển vào vị trí COO cũng cần phải có đó là có bằng cử nhân trong ngành quản trị kinh doanh hoặc các lĩnh vực có liên quan, có kinh nghiệm ít nhất 5 năm trong vị trí lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp hoặc ít nhất 8 năm ở vị trí công việc là quản lý hoạt động doanh nghiệp. 4.3. Ứng tuyển vị trí  Chief operating officer ở đâu nhanh chóng? Hiện nay, Timviec365.vn đang cung cấp khá nhiều thông tin tuyển dụng về Chief operating officer ( COO), bạn có thể tìm kiếm vị trí công việc này ở các lĩnh vực, ngành nghề, tỉnh thành mà mình mong muốn làm việc. Thêm vào đó bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào các thông tin được đăng tải trên Timviec365.vn bởi tính chính xác, an toàn mà trang tìm việc này mang lại. Trên đây là bài viết về chủ đề “Chief operating officer là gì” mong rằng sẽ là một bài viết hữu ích cho bạn đọc! Giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích làm giàu thêm vốn kiến thức của bản thân. Đồng thời chúc cho bạn đọc sẽ sớm tìm kiếm được công việc mà mình yêu thích thông qua Timviec365.vn!

Xem bài nguyên mẫu tại: Chief operating officer là gì? Bật mí thú vị giữa COO và CEO

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét