1. Vì sao nên viết thư từ chối nhận việc? Thư từ chối nhận việc hay còn gọi là Offer Letter, là việc chưa bao giờ dễ dàng nhưng nó thể hiện được bạn là người có tính chuyên nghiệp. Thực tế mỗi khi đưa ra quyết định từ chối nhận việc thì cũng là những lúc bạn đã phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều, bởi muôn vàn lý do khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh của kỳ vọng từng người và những lý do mà nhà tuyển dụng nhận được nhiều nhất có thể kể đến như: Môi trường làm việc không phù hợp, mức lương không rõ ràng, đã tiếp nhận công việc ở một công ty khác, … Thực tế nhiều người cho rằng việc viết thư từ chối nhận việc mất thời gian và không cần thiết vì không mang lại được giá trị gì cho bản thân. Đó là những thói quen không tốt, không chuyên nghiệp và mang tính cố hữu từ rất lâu trước của người Việt. Những lúc họ đã dành thời gian để phỏng vấn bạn, họ có cảm tình cũng như hài lòng về bạn thì họ mới quyết định lựa chọn bạn, đồng nghĩa với việc nhiều ứng viên sáng giá khác ngoài kia lại không có cơ hội được nhận. Hãy đặt địa vị của mình vào những ứng viên khác, bạn được trao cơ hội nhưng lại vì lý do nào đó mà không tiếp nhận công việc thì cũng nên gửi vài đôi lời đến với nhà tuyển dụng để họ có thể tạo cơ hội kịp thời cho các ứng viên khác. Ngoài ra, khi bạn dành thời gian “vàng bạc” của mình để ứng tuyển, tham gia phỏng vấn thì cũng như các nhà tuyển dụng đã bỏ thời gian “kim cương” của mình dành ra cho bạn. Chính vì vậy khi từ chối tiếp nhận công việc thì các bạn cũng nên có hành động tôn trọng đối với nhà tuyển dụng. 2. Một số lời khuyên khi viết thư từ chối nhận việc Hiện nay, có khá là nhiều phương pháp để có thể gửi lời từ chối nhận việc đến với nhà tuyển dụng, ví dụ như gọi một cuộc điện thoại lịch sự; nhắn tin đến số điện thoại nhân sự; phản hồi lại Email mời nhận việc… để họ sớm đưa ra lựa chọn ứng viên khác để thay thế vị trí bạn từ chối. Mỗi cách thức thể hiện được mức độ chuyên nghiệp cũng như cách tôn trọng nhà tuyển dụng khác nhau, và cách viết thư là hình thức được sử dụng nhiều nhất. Nếu các bạn đã bỏ thời gian để viết một lá thư từ chối tiếp nhận việc thì cũng nên có sự đầu tư về nội dung cũng như hình ảnh để có thể bày tỏ được hết biết ơn khi họ đã tin tưởng, giao trọng trách vị trí họ đang tuyển dụng. Dưới đây là những trường hợp thường gặp khi viết đơn từ chối nhận việc, rất có thể các bạn sẽ thuộc một trong ba trường hợp dưới nên đừng bỏ lỡ nhé! 2.1. Từ chối công ty bạn không yêu thích Đây là trường hợp mà khi các bạn tham khảo thông tin tuyển dụng có bản mô tả công việc phù hợp với nhu cầu cũng như năng lực của bản thân; mức lương cũng hợp lý; chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Và đó chính là điều thúc đẩy bạn ứng tuyển tại công ty, rồi tham gia phỏng vấn. Tuy nhiên khi bạn tham gia phỏng vấn, qua quá trình trao đổi với nhà tuyển dụng chi tiết về công việc cùng văn hóa công ty nơi đây và bạn cảm thấy mình khó hòa hợp được với vị trí này. Dù bạn đã hoàn toàn lấy được “thiện cảm” từ nhà tuyển dụng, nhận được lời mời tiếp nhận công việc nhưng bạn vẫn cảm thấy phân vân và lúc này thay vì niềm vui sướng, hạnh phúc có việc làm thì bạn lại phải đấu tranh tư tưởng để có thể đưa ra được quyết định viết thư từ chối nhận việc, để thể hiện sự cảm ơn với họ. Tuy nhiên trong trường hợp này thì các bạn không nên đưa ra những lý do máy móc, không logic như “Tôi vừa mới tiếp nhận một công việc khác tại công ty A nên không có cơ hội được hợp tác với quý công ty”. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì các bạn nên đưa ra lý do một cách thành thực, đơn giản hãy cho họ thấy bạn thực sự cảm thấy yêu thích công việc này nhưng xin phép từ chối vì tự nhận thấy không bản thân không phù hợp với văn hóa, môi trường của công ty. Các bạn cũng đừng quyên nêu ra sự biết ơn cũng như đánh giá cao cơ hội mà nhà tuyển dụng đã trao cho bạn. 2.2. Từ chối công ty bạn yêu thích Không đơn giản giống như từ chối công ty không yêu thích, bởi đây là trường hợp bạn thực sự yêu thích công việc cũng như môi trường làm việc này nhưng lại phải đưa ra quyết định từ chối tiếp nhận công việc, bởi những lý do nào đó mà bạn không thể nhận được đúng theo lịch hẹn hay thời gian yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Và bạn vẫn muốn gửi gắm những lời biết ơn sâu sắc đối với họ vì đã tín nhiệm và lựa chọn bạn bằng cách viết thư từ chối nhận việc. Để có thể gây được những ấn tượng tốt đẹp thì các bạn cũng cần phải có thời gian đầu tư để viết, vì lỡ đâu trong tương lai bạn lại có cơ hội được hợp tác hay làm việc với công ty. Theo thông thường thì các bạn có thể phản hồi nhanh chóng thông qua Email mời nhận việc hay là cuộc gọi 3 giây nhưng lại không thể nào diễn tả hết được những “tâm thư” mà bạn muốn truyền tải đến nhà tuyển dụng. Hãy cho họ thấy rằng bạn thực sự muốn có được công việc này nhưng vì hoàn cảnh không thể cho phép, và đừng ngại nói ra lý do chính đáng vì biết đâu họ lại tạo cho bạn cơ hội được tiếp nhận công việc theo đúng nguyện vọng cũng như hoàn cảnh bạn có thể cho phép. 2.3. Từ chối khi mức lương không như mong đợi Dựa theo số liệu được khảo sát từ các nhà tuyển dụng lớn thì lý do ứng viên đưa ra quyết định từ chối nhận việc đến 50% là do mức lương thực tế trao đổi cũng như thỏa thuận trong buổi phỏng vấn không đáp ứng được sự kỳ vọng của họ. Ngoài ra cũng không ít các doanh nghiệp khi đăng thông tin tuyển dụng không nói rõ ràng mức lương hay trong phỏng vấn cũng vậy, cho đến khi nhận được Email mời nhận việc mới đính kèm mức lương và bạn cho rằng nó không phù hợp với trình độ cũng như kinh nghiệm của bạn. Nếu chỉ vì mức lương bạn cảm thấy không hài lòng thì hãy mạnh dạn “deal lương” – đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng, biết đâu họ sẽ đồng ý với đề xuất của bạn. Tuy nhiên trước khi các bạn đưa ra đòi hỏi mức lương thì các bạn cũng cần đánh giá một cách khách quan về năng lực của bạn liệu có phù hợp với mức đó hay không, hoặc các bạn có thể truy cập vào địa chỉ timviec365.vn và sử dụng tính năng “tra cứu lương” để biết được chính xác năng lực của bạn xứng đáng có được mức lương ra sao. Như vậy khả năng đàm phán lương của bạn cũng dễ thành công hơn. Tất nhiên các bạn cũng cần làm việc này trước khi chuyển thư từ chối nhận việc cho họ, để họ cảm thấy bạn cũng có sự kỳ vọng khá lớn đối với vị trí đang tuyển này. Ngoài ra trong trường hợp họ không đồng ý với mức lương bạn đưa ra thì bạn cũng dễ dàng đưa ra lời từ chối hơn. 3. Phương pháp viết thư từ chối nhận việc không làm mất lòng nhà tuyển dụng Trên thực tế thì phần lớn các nhà tuyển dụng họ sẽ không chờ đợi bạn cũng như để trống vị trí công việc, họ sẵn sàng lựa chọn ứng viên sáng giá dự bị khác để thay thế. Chình vì vậy trước khi đưa ra quyết định thì hãy suy nghĩ kỹ, không nóng vội. Hoặc dù không tiếp nhận được công việc thì cũng nên có đôi lời gửi đến họ vừa để họ thấy bạn là người chuyên nghiệp, vừa là giữ mối quan hệ với họ vì biết đâu sau này bạn sẽ có cơ hội được hợp tác hoặc làm việc với họ. Do vậy dưới đây sẽ là những phương pháp các bạn không thể bỏ lỡ: Trả lời càng sớm càng tốt Mặc dù bạn cũng cần phải có thời gian để “cân đo đong đếm” trước khi đưa ra quyết định, nhưng nếu bạn cứ mãi kéo dài thời gian thì thật ko công bằng đối với những ứng viên khác cũng như doanh nghiệp. Nên các bạn hãy cố gắng nhanh chóng phản hồi cho nhà tuyển dụng biết. Bày tỏ sự biết ơn Khi nhà tuyển dụng quyết định lựa chọn bạn và mời bạn đến tiếp nhận công việc tức là họ đã tin tưởng giao phó vị trí cho bạn, chưa kể đến thời gian trước đó họ đã dành nhiều thời gian để phỏng vấn và đọc hồ sơ của bạn. Chính vì vậy trong bài viết thư từ chối nhận việc các bạn cũng nên thể hiện được phần nào sự biết ơn này. Các bạn có thể viết như “Cảm ơn quý công ty đã tin tưởng giao phó vị trí … Tôi vô cùng cảm kích vì đã nhận được lời mời này cũng như tạo điều kiện cho tôi được gặp gỡ, học hỏi các đồng nghiệp tiềm năng. Tuy nhiên …” Đưa ra lý do ngắn gọn Thực tế thì bạn không cần phải nêu quá sâu về lý do từ chối cũng như bày tỏ lan man những khó khăn trước khi bạn quyết định, mà chỉ cần ngắn gọn và súc tích. Như “Mặc dù vị trí này sẽ mang lại cho tôi được nhiều cơ hội được phát triển sự nghiệp nhưng tôi đã quyết định theo đuổi vị trí khác để có thể thực hiện được niềm đam mê của mình”. Nếu trong trường hợp công việc đó có vẻ không được chuyên nghiệp thì các bạn cũng có thể viết “vị trí công việc này không phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp cũng như kỳ vọng của tôi trong thời điểm này”. Mong muốn giữ liên lạc Trong thế giới tìm việc cũng bé nhỏ biết đâu “ngày mai” bạn lại có cơ hội hợp tác hay làm việc cùng với nhà tuyển dụng,doanh nghiệp thì các bạn cũng nên có những cách từ chối lịch sự và tôn trọng, để giữ được mối quan hệ tốt đẹp. Các bạn có thể viết “Thật là vinh hạnh khi đã được biết đến anh/chị/công ty hy vọng rằng chúng ta sẽ có cơ hội được hợp tác trong tương lai không xa”. Nội dung trên đây là đôi lời chia sẻ về cách viết thư từ chối nhận việc, hy vọng sẽ giúp các bạn giữ được mối quan hệ với nhà tuyển dụng và tìm được một công việc phù hợp nhất với bản thân bạn tại timviec365.vn nhé!
Coi nguyên bài viết ở: Những lời khuyên “vàng bạc” khi viết thư từ chối nhận việc
#timviec365
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét