Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Giải mã và cập nhật thông tin mới nhất về thuế giá trị gia tăng

Giải mã và cập nhật thông tin mới nhất về thuế giá trị gia tăng

  1. Những thông tin cơ bản về thuế GTGT 1.1. Giải mã cụm từ Thuế GTGT và cách gọi khác Cụm từ “Thuế GTGT” là cách viết ngắn gọn của thuế giá trị gia tăng, hay còn gọi là thuế VAT, thuộc một dạng thuế bán hàng. Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, được đánh thẳng vào người tiêu dùng cuối cùng đối với các hoạt động tiêu thụ. Loại thuế này được miễn đối với các hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài hay nói cách khác thì khi xuất khẩu, người thực hiện hành vi này sẽ được hoàn lại thuế VAT. Cụm từ thuế VAT là tên viết tắt tiếng Anh của Value Added Tax. Trước kia, loại thuế này được biết tới với tên gọi thuế trị giá gia tăng, sau mới đổi lại thành thuế giá trị gia tăng. Loại thuế này đánh trực tiếp vào người tiêu dùng cuối cùng nên không thể hoàn lại thuế VAT, còn một số doanh nghiệp vẫn có thể hoàn lại đối với những nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm cuối cùng. So với một số loại thuế doanh thu khác, thuế VAT như là một phần của đơn giá hàng hóa, dịch vụ và được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Cụ thể, nó được áp cho phần giá trị thêm vào (gia tăng) cho sản phẩm tại mỗi công đoạn sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng phải chịu thuế VAT. 1.2. Mục đích của thuế GTGT 1.2.1. Đối với doanh nghiệp Thuế giá trị gia tăng lâu nay luôn là công cụ để nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ khi triển khai và thi hành Luật thuế giá trị gia tăng này đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể. Một trong số đó đáng khen ngợi chính là thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa và đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Theo quy định mới nhất của Luật giá trị gia tăng của nhà nước, hàng hóa xuất khẩu được hưởng thuế suất VAT 0%, có nghĩa là được hoàn toàn bộ số tiền tương ứng với thuế VAT phải chịu và nộp ở đầu vào. Nhờ đó, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được khuyến khích hoạt động xuất khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước, đồng thời góp phần mang lại đô la cho nguồn ngân sách của nhà nước cũng như sắp xếp lại cơ cấu kinh tế. So với Luật thuế giá trị gia tăng cũ được triển khai trước đây, chỉ khuyến khích sản xuất hàng hóa thay thế cho hàng nhập khẩu thì các thông tư bao gồm Luật thuế giá trị gia tăng mới khuyến khích việc xuất khẩu và các hàng hóa xuất khẩu. Đặc biệt, thông tư mới còn chú trọng tới việc sản xuất, kinh doanh những mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam như nông sản, lâm sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ,… 1.2.2. Đối với nhà nước Thuế giá trị gia tăng là công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô của nhà nước Việt Nam. Những loại thuế thuế giá trị gia tăng (hay thuế VAT) là nguồn gián thu vào ngân sách của nhà nước thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Hơn thế, nhà nước sẽ dễ dàng quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường các công tác sát hạch, hạch toán, kế toán và thúc đẩy việc mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng ở các doanh nghiệp. Nhờ loại thuế thuế giá trị gia tăng, nền kinh tế nước nhà phát triển ngày càng nhộn nhịp hơn và tích cực hơn khi mà các hoạt động kinh doanh được khuyến khích mở rộng và nâng cao, đồng thời việc tiêu thụ sẽ ngày càng tăng cao, tạo nên một quy luật cung – cầu vô cùng lớn mạnh trên thị trường. 1.3. Đối tượng áp dụng của thuế GTGT Theo các thông tư mới nhất được cập nhật hiện nay về thuế giá trị gia tăng, các đối tượng áp dụng của thuế VAT chính là những tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được yêu cầu chịu thuế và những tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi nhập khẩu hàng hóa. Những đối tượng được liệt kê ở trên thuộc đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế thuế giá trị gia tăng đều phải thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định và luật pháp của nhà nước. Cụ thể, những tổ chức, cá nhân cụ thể, bạn có thể tham khảo chi tiết trong thông tư mới nhất của nhà nước.  2. Những điểm quan trọng của thuế GTGT 2.1. Cách tính thuế GTGT Dựa trên thông tư mới nhất về thuế giá trị gia tăng hiện nay, có 2 phương pháp tính thuế VAT được phổ biến như sau: 2.1.1. Phương pháp khấu trừ thuế Đối với phương pháp khấu trừ thuế VAT, công thức tính là:  Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ (-) thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ Trong đó: - Thuế giá trị gia tăng đầu ra: bằng (=) giá tính thuế hàng hóa/dịch vụ chịu thuế bán ra (x) thuế suất thuế giá trị gia tăng - Thuế giá trị gia tăng đầu vào: bằng (=) tổng số thuế giá trị gia tăng được ghi trên hóa đơn thu thuế hoặc chứng từ nộp thuế cho hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu.  2.1.2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng Đối với phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng của thuế VAT, các đối tượng được áp dụng cho phương pháp này là: Các cá nhân kinh doanh, sản xuất và các tổ chức, cá nhân kinh doanh nước ngoài tại Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để thực hiện phương pháp khấu trừ thuế theo luật Đầu tư Việt Nam Các cơ sở tổ chức kinh doanh vàng bạc đá quý, ngoại tệ Công thức để tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là:  Giá trị gia tăng = giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra (-) giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng  Trong đó: - Giá thanh toán hàng hóa/dịch vụ bán ra: giá thực tế được ghi trên hóa đơn mua và bán bao gồm cả thuế VAT và các khoản phụ thu khác. Theo quy định, giá thanh toán bán ra thì bên mua phải trả, bên bán được hưởng - Giá thanh toán hàng hóa/dịch vụ mua vào: giá trị hàng hóa, dịch vụ tương ứng được cung cấp bởi cơ sở kinh doanh đã dùng cho sản xuất phải chịu thuế VAT bán ra.  2.2. Trường hợp nào được miễn thuế GTGT Theo quy định của thông tư Thuế giá trị gia tăng mới nhất được cập nhật thì dưới đây là các trường hợp được miễn thuế giá trị gia tăng (hay còn gọi là thuế VAT): - Sản phẩm trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc sơ chế thông thường - Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối i-ốt, muối tinh - Chuyển quyền sử dụng đất theo quy định - Hoạt động cho vay vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng, quỹ đầu tư và chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật - Dịch vụ khám chữa bệnh, điều dưỡng sức khỏe cho thú y và người - Hoạt động văn hóa, triển lãm và thể dục thể thao mang tính phong trào - Hoạt động biểu diễn nghệ thuật - Sản xuất phim, phát hành và chiếu phim - Dạy học, dạy nghề - In, xuất bản và phát hành các công cụ truyền thông - Dịch vụ phục vụ vệ sinh công cộng và phương tiện công cộng - Điều tra, thăm dò, đo đạc thuộc thẩm quyền của nhà nước - Tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp xanh - Vũ khí, chế tài quốc phòng, an ninh - Hàng hóa/dịch vụ được miễn thuế theo quy định của nhà nước - Hàng hóa/dịch vụ được kinh doanh bởi cá nhân có thu nhập bình quân thấp hơn mức lương tối thiểu của nhà nước - Công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ODA không hoàn lại 3. Quy trình thực hiện đóng thuế GTGT 3.1. Đăng ký nộp thuế Các cá nhân/tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế thuộc quyền quản lý và giám sát của nhà nước. Thời gian đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng mới nhất cho các cơ sở kinh doanh mới thành lập chậm nhất là 10 ngày tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 3.2. Kê khai thuế Cơ sở kinh doanh phải hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ kê khai thuế và nộp giấy tờ cho cơ quan thuế trong 10 ngày đầu tháng tiếp theo. Cơ sở kinh doanh được yêu cầu khai báo đầy đủ các mẫu đơn, giấy khai báo thuế giá trị gia tăng theo từng đợt, hoặc từng lần nhập khẩu và nộp về cơ quan thuế. 3.3. Thời gian nộp thuế Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng được quy định mới nhất trong thông tư hiện nay là 25 ngày của tháng tiếp theo. Số tiền nộp thuế tương ứng với số thuế giá trị gia tăng được khai báo và tính bằng tiền VNĐ. 3.4. Hoàn thuế Những đối tượng thuộc diện được hoàn thuế sẽ được hoàn thuế theo quy định của thông tư pháp luật Việt Nam. Để giải quyết việc hoàn thuế, cơ sở kinh doanh hoặc cá nhân cần gửi đơn kèm theo hồ sơ xin hoàn thuế tới cơ quan thuế. Sau đó, họ sẽ xác nhận và thực hiện hoàn thuế cho các cơ sở kinh doanh thuộc diện hoàn thuế. 4. Chế tài xử phạt nếu không đóng thuế GTGT Đối với những đối tượng vi phạm Luật giá trị gia tăng sẽ phải chịu các mức chế tài như sau: - Không thực hiện theo đúng quy định quy trình thực hiện thuế giá trị gia tăng được quy định tại điều 11, 12, 13, 14 và 15 của Luật thuế giá trị gia tăng sẽ bị phạt hành chính về thuế tùy mức độ vi phạm. - Nộp chậm thuế  sẽ bị phạt bằng 0,1% số tiền chậm nộp (chưa tính số thuế cần phải nộp đủ) - Khai man thuế, trốn thuế sẽ phải nộp đủ số thuế và chịu các mức chế tài phạt hành chính, thậm chí nghiêm trọng sẽ bị hưởng án tù và truy cứu trách nhiệm hình sự - Không nộp thuế, nộp phạt sẽ bị trích tiền gửi nộp thuế tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng; hoặc tịch thu hàng hóa, tang vật; hoặc kê biên tài sản theo mức độ, tính chất vi phạm.

Xem nguyên bài viết tại: Giải mã và cập nhật thông tin mới nhất về thuế giá trị gia tăng

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét