1. Khóa luận tốt nghiệp là gì? Mỗi người trong chúng ta ai cũng có hoài bảo, ai cũng một ước mơ, một trong số đó chính là chinh phục được con đường đại học. Tùy vào định hướng, vào suy nghĩ của mỗi người mà có những cách thức khác nhau để thay đổi cuộc sống, để có một tương lai mà mình mong muốn. Hiện nay, với việc nền kinh tế đang phát triển theo xu hướng lao động tri thức. Vậy nên những công việc tri thức luôn được xã hội xem trọng và dành sự “ưu ái” cho họ. Đây cũng chính là lý do tại sao các bạn trẻ hiện nay đang ngày càng quan tâm đến việc bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện bản thân. Mọi người tìm đến các trường đại học nhiều hơn. Tuy nhiên thì việc để bước vào cánh cửa đại học không phải là điều dễ dàng đối với nhiều bạn và việc làm thế nào để bước ra khỏi cánh cửa đại học lại càng khó khăn hơn. Trong học tập, chắc hẳn ai cũng đã biết nếu muốn được công nhận năng lực của mình các bạn luôn phải trải qua những kì thi như thi học kỳ, thi trung học phổ thông quốc gia, thi tốt nghiệp,...Nhưng hẳn nhiều bạn vẫn không biết đối với môi trường đại học thì ngoài việc thi cử ra thì còn rất nhiều cách thức khác để nhà trường đánh giá năng lực của từng sinh viên, trong đó phải kể đến phương thức làm khóa luận tốt nghiệp. Vậy khóa luận tốt nghiệp là gì? Tùy thuộc vào cách hiểu của mỗi người sẽ có những định nghĩa khác nhau, những có thể nói một cách dễ hiểu thì khóa luận tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học được tạo ra bởi sinh viên năm cuối của trường đại học. Khóa luận tốt nghiệp là yếu tố giúp nhà trường đánh giá năng lực của từng sinh viên. 2. Mục tiêu của việc làm khóa luận tốt nghiệp Ngoài việc giúp nhà trường nhận biết được năng lực của sinh viên để có thể đưa ra quyết định cho cho điểm, xếp loại sinh viên một cách chính xác và công bằng thì việc yêu cầu sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp còn với các mục đích sau: Giúp sinh viên có điều kiện và cơ hội trong việc nâng cao kiến thức và rèn luyện được thêm nhiều kỹ năng cần thiết. Giúp sinh viên có được hành trang tốt nhất sau khi bước ra khỏi cánh cửa đại học. Thông thường thì sinh viên sẽ được tự do chọn chủ đề để viết khóa luận tốt nghiệp. Điều này đã giúp cho các bạn sinh viên có thể phát huy được hết sở trường cũng như điểm mạnh của mình. Trong quá trình viết bài khóa luận, sinh viên sẽ có thể biết được cách hệ thông hóa được kiến thức, kỹ năng của mình để vận dụng nó vào bài viết của mình một cách khoa học và sáng tạo. Sau khi hoàn thành xong bài khóa luận, sinh viên sẽ rèn luyện được khả năng tư duy, biết cách đặt vấn đề để đưa ra cách giải quyết một cách độc lập và sáng tạo. Ngoài ra, sinh viên còn rèn luyện cho mình được tính tự vận động và độc lập trong việc phát huy hết điểm mạnh của mình vào trong công việc sau này. 3. Cách viết một bài khóa luận tốt nghiệp Có thể thấy bài khóa luận tốt nghiệp quan trọng là vậy, nhưng không phải ai cũng biết cách để viết được một bài khóa luận tốt nghiệp tôt và đạt kết quả cao. Thấu hiểu được điều đó, tôi sẽ gợi ý về cách để hoàn thành một khóa luận tốt nghiệp, giúp bạn không còn lung túng trong việc không biết bắt đầu từ đâu, nên viết gì trước,... 3.1. Lựa chọn đề tài nghiên cứu Tùy thuộc vào chuyên ngành mà sinh viên đang học, nhà trường sẽ có danh mục đề tài khác nhau để sinh viên lựa chọn. Tuy nhiên, đây chỉ là một số danh mục được nhà trường dựa trên chuyên nghành của sinh viên với mục đích sinh viên có thể phát huy được hết năng lực của mình trong lĩnh vực đang theo học, cũng như nâng cao kiến thức chuyên ngành. Nhưng sinh viên cũng có thể tự đề xuất một đề tài khác để các bộ phận chức năng phê duyệt. Khi chọn đề tài để giửi lên nhà trường thì sinh viên cúng nên lưu ý đề tài được chọn phải tuân nguyên tắc mà nhà trường đưa ra đó là không trùng lặp với đề tài đã nghiên cứu của hai năm trước đó và phải phù hợp với chuyên ngành mình theo học. Ngoài ra thì việc lựa chọn đề tài cũng phải đảm bảo yêu cầu sau: - Đề tài phải mang ý nghĩa khoa học, ý nghĩa khoa học thông thường sẽ bao gồm ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận. Vậy nên, đề tài mà sinh viên chọn phải mang cả hai ý nghĩa này. Đây chính là yếu tố giúp bài viết của bạn có giá trị. - Đề tài phải có tính cấp thiết. - Nên chọn đề tài là thế mạnh của sinh viên, hãy suy nghĩ xem mình lĩnh vực nào mình giỏi nhất, mình am hiểu nhất vấn đề gì, mình quan tâm và yêu thích vấn đề gì nhất,...để có thể phát huy đươc hết điểm mạnh của mình vào trong bài viết. 3.2. Xây dựng đề cương nghiên cứu Sau khi đã xác định được đề tài nghiên cứu và đã được bộ phận chức năng phê duyệt, sinh viên cần phải Xây dựng đề cương nghiên cứu để có thể hình dung ra các các vấn đề cơ bản cần nghiên cứu. Vậy nên, ở bước này sinh viên cũng không cần viết quá sâu về từng vấn đề, mà chỉ cần tóm lược những ý chính cần có trong phần mở ầu, phần nội dung nghiên cứu, phần kết luận. Việc xây dựng đề cương nghiên cứu sẽ giúp sinh viên có thể dựa vào bản đề cương để cụ thể hóa thành một bài viết chi tiết và đầy đủ ý. Trong một bản đề cương, sinh viên có thể xây dựng dựa trên nôi dung sau: 3.2.1. Phần mở đầu Phần mở bài cần đảm bảo các ý sau: - Nếu ra tính cấp thiết của đề tài mà mình chọn để viết bài. - Mục đích nghiên cứu đề tài. - Đối tượng nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu. - Kết cấu của khóa luận. Bên cạnh đó thì sinh viên cũng có thể trình bày thêm về tình hình nghiên cứu đề tài để tăng tính thuyết phục của kết quả nghiên cứu. 3.2.2. Nội dung các chương, mục của khóa luận Tùy thuộc vào từng nôi dung của đề tài mà mà mỗi bài khóa luận tốt nghiệp sẽ có kết cấu khác nhau. Thông thường với bài viết nghiên cứu dành cho sinh viên, người ta thường không quá quan trọng việc bài viết có bao nhiêu chương. Một bài tốt nghiệp cơ bản sẽ có từ 3 đến 5 chương, vậy nên sinh viên chũng có thể viết theo kết cấu theo thuyết “Tam đoạn luận. Trong đó, nội dung tương ứng với 3 chương của kết cấu “Tam đạm luận” chính là “Lý luận, Thực trạng và Giải pháp”. Thay vì việc phải nghĩ xem phải viết bao nhiêu chương, thì sinh viên nên quan tâm đến nôi dung của đề cương, bởi đề cương của mỗi chương càng chi tiết thì quá trình nghiên cứu sẽ càng thuận lợi. Từ đó việc viết báo cáo kết quả nghiên cứu cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. 3.2.3. Phần kết luận Với nội dung phần của phần kết luận, sinh viên chỉ cần trình bày một cách ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng trong những kết quả mới và các kiến nghị tiếp theo từ kết quả nghiên cứu. 3.3. Thu thập tài liệu, xử lý thông tin Sau khi có được bản đề cương sơ bộ, sinh viên cần tiến hành việc thu thập tài liệu, tất cả các tài liên có liên quan đế đề tài và nội dung của bản đề cương. Việc càng có nhiều tài liệu sẽ càng giúp cho nghiên cứu càng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sinh viên cũng nên lưu ý trong bước chọn tài liệu này, vì nó sẽ những thông tin phục vụ cho bài khóa luận tốt nghiệp, vậy nên tài liệu phải chính xác, phù hợp và đáp ứng được mục đích của người viết muốn hướng đến. Với các trường hợp, sinh viên không thể tìm thấy tài liệu không phù hợp với thời kỳ hay giai đoạn mà người viết muốn nói đến thì sinh viên cần phải bỏ ra một chút thời gian để “gia công, chế biến” để đảm bảo độ chính xác trong bài viết. 3.4. Viết bản thảo báo cáo tổng hợp Sau khi đã thu thập tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu cũng như xử lý các tài liệu cho phù hợp, sinh viên tiến hành bước tiếp theo đó là viết bản thảo dựa vào nội dung của đề cương sơ bộ trước đó. Nội dung sẽ được sắp xếp và trình bày theo các chương mục đã thiết kế. Tuy nhiên, nếu sau khi nghiên cứu tài liệu, nếu thấy cần thay đổi trình tự của nội chính của bài viết thì cũng có thể thay đổi. 3.5. Chỉnh sửa nội dung khóa luận Thông thường, theo như quy định sau khi đã hoàn thành xong bản thảo báo cáo kết quả nghiên cứu, sinh viên phải nộp lại bản thảo cho giáo viên hướng dẫn để được góp ý và chỉnh sửa nếu cần. Trong bước này, sinh viên cần chú ý lắng nghe và ghi chép cận thận lại những gì giảng viên nói để khắc phục những điều chưa tốt trong bài viết. Việc chỉnh sửa bản thảo có thể sẽ diễn ra nhiều lần, sinh viên sẽ phải chỉnh sửa đến khi bản thảo đạt đến mức cần thiết. Bất kể ai đã từng sống trong môi trường đại học để mang trong mình những kỷ niệm đẹp. Những giạn hờn, những trách móc khi điểm thấp, hay những nụ cưới rạng rỡ trên môi vì được thầy cô khen, những lần dạy sớm cho kịp giờ học, những lần lần chật vật nghiên cứu tài liệu đến khuya trong năm cuối của đại học để làm bài khóa luận. Để rồi tất cả lại vỡ òa trong sung sướng khi được thầy cô đánh giá cao và đạt được kết quả như mong đợi. Vậy nên, hy vọng bài viết trên có thể góp phần vào kỷ niệm đẹp của mỗi sinh viên thông qua việc giúp sinh viên biết được khóa luận tốt nghiệp là gì và cách viết nó như thế nào để việc đối mặt với bài thi cuối cùng trở nên dễ dàng hơn.
Tham khảo bài gốc ở: Khóa luận tốt nghiệp là gì? Cách viết khóa luận chuẩn
#timviec365vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét