Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Nhân viên kinh doanh tiếng anh là gì? Đâu là những điều cần biết

Nhân viên kinh doanh tiếng anh là gì? Đâu là những điều cần biết

1. Bạn hiểu như thế nào về nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì? Nhân viên kinh doanh trong tiếng Anh có thể được gọi là Saleswoman (mang tính chỉ về những người phụ nữ làm nhân viên bán hàng) và Salesman (chỉ những người đà ông làm nhân viên bán hàng). Ngoài ra thì nhân viên kinh doanh trong tiếng Anh cũng có một số cách gọi khác như Sales Supervisor (giám sát bán hàng) hay Sales Executive (giám đốc bán hàng), nó cũng dùng để chỉ về nghề nhân viên kinh doanh nhưng là với một chức vụ cao hơn. Nếu vậy những cụm từ như: National Sales Manager, Area Sales manager và Regional Sales Manager thì nó có phải là nhân viện kinh doanh hay không nhỉ? Đây hoàn toàn là những cụm từ chỉ nhân viên kinh doanh nhé và có chức vụ cao hơn Sales Supervisor và Sales Executive Trong bộ phận nhân viên kinh doanh thì thường những người nắm chức vụ từ Sales Executive trở lên sẽ được thẻ hoặc bảng tên nhân viên, bao gồm các thông tin về: họ tên, khu vực thị trường hay tên chi nhánh mà họ đang chịu trách nhiệm quản lý. 2. Một số ngôn ngữ tiếng anh thường sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh Ngoài những từ tiếng anh dùng để chỉ các chức vụ và vị trí công việc của nhân viên kinh doanh thì trong lĩnh vực kinh doanh nó cũng có thêm một số những ngôn ngữ ngành khác mà có thể bạn chưa từng nghe đến hoặc đã từng nghe mà chưa hiểu được ý nghĩa của nó là gì, dưới đây là một số ngôn ngữ tiếng Anh thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh mà bạn có thể tham khảo: - The openness of the economy: nghĩa là sự mở cửa của nền kinh tế - Macro-economic: nghĩa là kinh tế vĩ mô (lưu ý khi phát âm để tránh nhầm Macro thành - Micro nhé) - Foreign currency: nghĩa là ngoại tệ - Depreciation: nghĩa là khấu hao - Market economy: nghĩa là kinh tế thị trường - Regulation: nghĩa là sự điều tiết - Planned economy: nghĩa là kinh tế kế hoạch - Inflation: nghĩa là sự lạm phát - Liability: nghĩa là khoản nợ, trách nhiệm - Surplus: nghĩa là thặng dư - Data processing supervisor: nghĩa là kiểm soát viên xử lý dữ kiện - Strategic control: nghĩa là kiểm tra chiến lược - Customers relationship: nghĩa là mối quan hệ với khách hàng - Monitoring:  nghĩa là kiểm soát - Cold calling: nghĩa là liên hệ khác hàng 3. Nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên kinh doanh Tùy thuộc vào các lĩnh vực kinh doanh và hình thức làm việc mà mỗi nhân viên kinh doanh sẽ có những nhiệm vụ và trách nhiệm công việc khác nhau, tuy nhiên nó vẫn bao gồm một số nhiệm vụ và trách nhiệm chung như sau: - Trách nhiệm trong việc bảo vệ và quản lý tài khoản được công ty cung cấp và sử dụng tài khoản đúng mục đích - Thực hiện liên lạc với khách hàng để chăm sóc, tư vấn và giải quyết xung đột nếu xảy ra - Nắm bắt các xu thế của khách hàng nhanh chóng và có các giải pháp chiến lược để thực hiện - Thực hiện việc theo dõi các hoạt động trên từng tài khoản - Trách nhiệm trong việc chuẩn bị báo cáo và tham dự các cuộc họp của khách hàng thường xuyên - Thực hiện việc phân tích các xu thế của thị trường và lên các phương án tiếp thị và phát triển thị trường - Chủ động trong việc tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng - Phát triển các kênh truyền thông, phương tiện quảng cáo cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp tới được các thị trường tiềm năng - Thực hiện việc chăm sóc khách hàng thường xuyên và bán hàng theo lịch trình đã định - Thực hiện việc đàm phán với khách hàng và chốt hợp đồng - Thực hiện việc đánh giá các khía cạnh trong các vấn đề tài chính phát triển kinh doanh 4. Vai trò với khách hàng Ngoài những nhiệm vụ và trách nhiệm trong công việc được nêu ở mục trên thì nhân viên kinh doanh còn phải có trách nhiệm với chính khách hàng của mình. Đây không chỉ là điều kiện giúp bạn có thể thực hiện các chiến dịch tiếp thị khách hàng một cách thành công mà nó còn là một cầu nối quan trọng liên kết sự tương tác giữa các công ty quảng cáo hay các đơn vị truyền thông với khách hàng, tức nghĩa là dựa những yếu tố tương tác từ khách hàng tới nhân viên kinh doanh các đơn vị truyền thông, quảng cáo sẽ xây dựng các chiến lược truyền thông đúng với các xu hướng của người xem và các tiêu chí của khách hàng. Trong các vai trò của mình với khách hàng, nhân viên kinh doanh sẽ cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Account planners: nghĩa là người lập kế hoạch tài khoản, nhân viên kinh doanh sẽ làm việc với các nhà hoạch định tài khoản để thực hiện việc phân tích, đánh giá về khách hàng và ngân sách đã chọn - Các cuộc họp: Việc thực hiện các cuộc họp thường xuyên nhằm mục đích thảo luận về các xu hướng của khách hàng hiện nay ra sao và thực hiện các chiến lược quảng cáo, truyền thông bắt kịp đúng các nhu cầu của họ - Thời hạn: Có thời hạn thực hiện các nhiệm vụ với khách hàng một cách cụ thể - Quản lý: thực hiện việc quản lý tài khoản và trách nhiệm trong việc lập hóa đơn khác nhau cho khách hàng 5. Những giá trị làm nên sự thành công của nhân viên kinh doanh Với sự phát triển của cơ chế thị trường cùng các điều kiện về thương mại – dịch vụ đã tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nghề nhân viên kinh doanh có đất dụng võ và phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó thì bạn cũng cần phải định hình được rằng kinh doanh là một môi trường có sự cạnh tranh lớn, đặc biệt là với một cơ chế thị trường mở như hiện nay thì sự cạnh tranh đó lại càng trở lên khốc liệt hơn và để thành công bạn buộc phải đón đầu được các xu thế của thị trường. Nhưng để có thể đón đầu được những xu thế đó và tạo đựng được sự thành công trong nghề nhân viên kinh doanh thì bạn cũng cần phải đảm bảo cho mình những tố chất sau: 5.1. Đam mê nghề nghiệp Sẽ thật chẳng có nghĩa lý gì nếu như bạn làm trong lĩnh vực kinh doanh mà lại không hề có sự yêu thích gì với nó, điều này không chỉ khiến bạn không thể tạo dựng được các bước tiến thành công trong công việc mà nó cũng khiến cho mỗi ngày đi làm của bạn cũng giống như một cực hình vậy. Nhưng nếu như ngược lại bạn dành tất cả sự đam mê, yêu thích của mình vào công việc đó thì bạn không chỉ có động lực trong việc phát huy hết khả năng của bản thân hơn mà mỗi ngày làm việc của bạn cũng đều là những chuỗi ngày thoải mái, vui vẻ cho dù công việc đó có đem lại sự áp lực, mệt mỏi thế nào đi nữa 5.2. Kiến thức kinh doanh Có thể công việc nhân viên kinh doanh sẽ không yêu cầu bạn quá xuất sắc về trình độ bằng cấp thế nhưng cũng đừng vì thế mà xem thường việc nâng cao các kiến thức chuyên môn và lười biếng trong việc học hỏi các kiến thức đó nhé. Bởi nó không chỉ là yếu tố giúp bạn hoàn thành tốt các công việc của mình mà nó còn là tiền đề cho bạn trong những bước đi phát triển tương lai của thân. Bởi thế trong tất cả các hoạt động công việc hãy tự tạo dựng cho mình một chiến lược thật vững vàng nhé. 5.3. Khả năng trong việc giao tiếp Sẽ không ngoa khi nói rằng đây là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của nhân viên kinh doanh, khi mà công việc chủ chính của họ là thường xuyên phải gặp gỡ, trao đổi thông tin và tiến hành đàm phán cũng thương lượng với các đối tác và khách hàng, bởi thế sẽ thật khó khăn để thích ứng với công việc này nếu như bạn không phải là một người giỏi ăn nói và diễn đạt ý 5.4. Kinh nghiệm Đằng sau những trái ngọt của thành công thì đều luôn có dấu chân của sự vấp ngã trước đó, nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ phải trải nghiệm sự vấp ngã đó để có được thành công mà bạn có thể tự tìm những bài học thực tế đó từ chính sự vấp ngã của những người đi trước để tạo dựng được nhưng kinh nghiệm cho mình trong việc phòng tránh được những rủi ro trong công việc cũng như trưởng thành hơn trong đoạn đường phát triển sự nghiệp của bản thân mà không mất quá nhiều thời gian và sức lực 6. Cơ hội việc làm của nhân viên kinh doanh Với sự đi lên của các ngành thương mại và dịch vụ cùng cơ chế phát triển cơ chế thị trường mở như hiện nay, nhân viên kinh doanh không chỉ mang nhiều cơ hội phát triển mà dù có ở trong bất cứ các ngành dịch vụ kinh doanh nào thì cơ hội thành công của nhân viên kinh doanh thì cũng là rất cao. Điều này cũng đồng nghĩa cơ hội việc làm của nghề nhân viên kinh doanh là sẽ rất cao, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về cơ hội việc làm của ngành nghề này. Tuy nhiên để có thể nắm bắt được cơ hội việc làm hấp dẫn này thì ngoài việc bạn phải nắm vững các kiến thức, thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mà bạn làm việc thì bạn cũng cần phải tự trau dồi cho mình những kỹ năng mềm khác và một điều quan trọng khác là đam mê với nghề, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách, không ngừng học hỏi, tôi luyện bản thân ngày càng trở lên tốt hơn nhé. Trên đây là một số những chia sẻ về nghề nhân viên kinh doanh trong tiếng Anh, hy vọng rằng sau những kiến thức được chia sẻ trong bài viết đã có thể trả lời cho bạn nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì và đặc biệt là nếu như bạn cũng đang có định hướng bản thân về nghề nhân viên kinh doanh thì đừng quên tham khảo kỹ bài viết để có thể nắm vững các kỹ năng liên quan đến ngành nghề này nhé.

Coi thêm ở: Nhân viên kinh doanh tiếng anh là gì? Đâu là những điều cần biết

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét