Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Bạn đã biết viết một bức thư cảm ơn khi thôi việc đúng cách?

Bạn đã biết viết một bức thư cảm ơn khi thôi việc đúng cách?

1.  4 lý do mà bạn cần một bức thư cảm ơn ngay lập tức nếu có ý định thôi việc 1.1. Thời gian không chờ đợi ai bao giờ Trong cuộc đời này, ai rồi cũng sẽ có một thời điểm khó khăn để đưa ra một quyết định nào đó. Quyết định li hôn, quyết định ra ở riêng, quyết định rời bỏ một công việc mình đã gắn bó. Nhưng rồi khi nhìn lại, bạn thấy gì? Tiếc nuối, áy náy và giá như thời gian đó quay lại. Không bạn ạ! Đừng sống như thế, ngay lúc này, khi các bạn đang còn đọc được những dòng tôi đang viết, có nghĩa là…bạn hoàn toàn có thể làm điều để lòng bạn trở nên nhẹ nhàng hơn, để mọi người xung quanh thấy vui vẻ hơn. Để mọi người thấy rằng thật may mắn khi có một người đồng nghiệp như bạn. Cuộc sống thật không dễ dàng, chỉ cần một lời cảm ơn, một nụ cười của đồng nghiệp cũng đủ làm bạn tràn động lực cả ngày, vậy tại sao lại không? Trang hiểu rằng, khi đi một quyết định nghỉ việc, rời bỏ nơi mà mình gắn bó dù bất kỳ một lý do nào, cũng không dễ gì để quyết định. Dĩ nhiên, không cần phải quá quan tâm đến thái độ mọi người xung quanh nghĩ gì, thế nhưng với công việc, với những đồng nghiệp, với sếp – Nơi bạn đã công hiến, sức lực, tri thức, tài năng…Đừng vội đi khi không gửi đến tất cả họ một lời cảm ơn chân thành. Tất cả chúng ta đang sống trong một xã hội cần văn hóa. Ngay trong công việc, ngay cả khi nghỉ việc, chúng ta nên là một người nghỉ việc thông thái. Đừng đi ăn trưa mà để người khác chờ hoài mà không thấy về hay đừng vội thể hiện thái độ là mình là người thiếu chuyên nghiệp khi “lặn tăm” trong mắt người lãnh đạo và đồng nghiệp. Cuộc sống mang đến chúng ta một công việc mới “ngon” hơn nhưng đồng thời cũng bạn cho chúng ta một nhận thức về thời gian, về thái độ về trách nhiệm của mình. Ngày trước còn đi học, bạn đã bao giờ thức trắng đêm để giải một bài toán? Đã bao giờ thâu đêm “cày” những bài thi thử trước ngày thi đại học? Bạn sẽ nghĩ, chẳng qua đó là đường cùng và không liên quan gì đến việc viết một bức thư cảm ơn khi thôi việc. Thực ra, nó rất liên quan. Bởi vì, bạn sợ mọi cố gắng, nỗ lực, thành tích của mình trong mắt thầy cô và cả bản thân mình trước đó bị “đổ sông, đổ biển’”. Vậy bạn nghĩ sao nếu như bạn chuyển, rời bỏ công việc mà không một lời từ biệt và mọi mối quan hệ bạn đã dày công xây dựng, hình ảnh của một nhân viên tốt công ty X bị sụp đổ? Nhưng quan trọng hơn, tôi muốn nói đến suy nghĩ của bạn kìa. Đừng để thời gian dày vò bạn về những gì đã làm: “Như sự vô tâm, thiếu trách nhiệm, thiếu chuyên nghiệp, thái độ vô ơn” chẳng hạn…Và nhiều hơn thế. Hãy là người chuyên nghiệp trước hết là với chính mình. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc sau này đấy. Một bức thư cảm ơn tuy ngắn, nhưng đó không chỉ nói hộ với họ bạn là con người như thế nào, tạo một dấu ấn tốt đẹp trong mắt mọi người khi bạn sắp sửa đến với chức danh “cựu nhân viên” hay “cựu đồng nghiệp”. Và quan trọng hơn là, cảm giác thoải mái khi nhìn lại, bạn thấy dễ chịu với những gì mình đã làm. Trong “Thép đã tôi thế đấy” Nikolai A.Ostrovsky có một câu thế này “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí”. Tôi không nhắc đến thế nào là “sống phí” ở đây vì nghe có vẻ chả liên quan gì, nhưng tôi muốn mượn 50% câu nói của nhà văn Nga để bày tỏ suy nghĩ của mình về ý niệm thời gian. Một khi chúng ta có một việc, thời gian cực kỳ ít ỏi để được “free” vậy hãy để thời gian ít ỏi đó được free 100% mà không phải áy náy về những gì đã qua. Bạn đồng ý với tôi chứ? Viết một bức thư cảm ơn gửi đến sếp và đồng nghiệp cũ.  Chắc chắn sau đó, bạn sẽ thấy được cảm giác đó. 1.2. Thôi việc: “Sự chấm dứt, nhưng cũng là sự bắt đầu” Nhiều người cho rằng, lời cảm ơn chỉ nên dành cho những bức thư ngỏ và nếu có chăng, những lúc họ mang lại cho mình một giá trị gì đó như: xếp vị trí số 1 trong một cuộc bình bầu nhân viên xuất sắc, được nhận một giải đặc biệt và công nhân những cống hiến của bạn…Và rồi, bạn rời bỏ công việc mà không nói một lời nào. Nếu bạn chưa trải qua khoảng thời gian sinh viên sắp sửa ra trường, những lo toan về công việc của mình sẽ đi đâu về đâu, trong lúc bạn bè cùng tuổi đã có một vị trí trong một công ty nọ. Bạn chới với, bạn lo lắng khi không biết làm thế nào? Và rồi, bạn nộp hồ sơ vào một ty, bạn được nhận. Cảm giác vui không thể tả. Đúng không? Thời điểm nó, chính sếp bạn, chính công ty và đồng nghiệp của bạn đã mang lại cho bạn những điều mà bạn chưa bao giờ có trước đó. Và…khi bạn tìm được công việc khác, một bức thư cảm ơn cho tất cả những điều mà bạn đã được nhận thực sự là quá khó khăn? Bạn lựa một chỗ làm mới, tìm được người lãnh đạo mới không có nghĩa là bạn sẽ gắn bó với công việc đó cả đời. Biết đâu, bạn sẽ phải chấp nhận cái kết buộc bị nghỉ việc từ phía nhà tuyển dụng mới chỉ vì thái độ “bỏ bom” họ. Suy cho cùng, bạn nghỉ việc này chỉ để bắt đầu một “tình trạng”mới thôi mà. Mà có cái gì mới mãi bao giờ. Hãy nghĩ đến trường hợp, trong tương lai bạn trở thành lãnh đạo. Và nhân viên của bạn đã biến mất khỏi công ty mà không có lấy một câu cảm ơn. Hẳn cảm giác của bạn chả dễ chịu một chút nào. Như trong mọi mối quan hệ khác, hãy chọn cách làm đúng đắn để sự bắt đầu mới của mình được suôn sẻ. Nếu bạn rời bỏ công ty vì lý do không thích đồng nghiệp hay thất vọng vì công ty không giống như những gì bạn tưởnng tưọng trước đó thì bạn có thể xin thôi việc. Nhưng nếu đã đồng ý với vai trò, dù chỉ là muốn thử độ phù hợp của công việc với bản thân và bạn thấy chưa thích nó lắm, bạn vẫn phải có trách nhiệm. Đừng vội bỏ ngang mà không để lại lời nào. Thay vào đó, bạn nên gom hết cam đảm để có cuộc trao đổi chân tình với sếp…nếu thấy khó nói quá, hãy viết thư. Trong bức thư đó, thay vì nói về thái độ thất vọng của bản thân, Zoller khuyên hãy nói về các yêu cầu của nhà tuyển dụng “Tôi xét thấy mình chưa phù hợp lắm với công việc này. Có thể ứng viên khác sẽ đáp ứng được vị trí này của tôi tốt hơn”. Nhưng nội dung chính của bức thư cảm ơn ấy vẫn là “Cảm ơn anh (chị) rất nhiều về những cơ hội. Tôi thực sự đánh giá cao khi tìm hiểu công ty và công việc. Nhưng tôi không nghĩ rằng mình đã lựa chọn đúng có có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty. Chiến lược này thông minh hơn nhiều so với việc bạn liệt kê những điều không phù hợp, chê bai công ty. Bạn bỏ công ty đi nhưng không có nghĩa là vị trí của bạn không có liên quan gì đến công ty cũ. Sẽ thật sự đau đầu nếu công ty mới tìm ra lịch sử làm việc của bạn và thái độ của bạn tại công ty cũ. 1.3.  Bạn không muốn hóa “bóng ma” trong mắt nhà tuyển dụng Người Mỹ sử dụng cụm từ “ghosting” khá thú vị để chỉ những hành động phớt lờ hay cắt đứt liên lạc, nó phù hợp để diễn tả hầu hết các mối quan hệ khác nhau trong xã hội. Và hiện tượng bạn ra đi mà không để lại một lời ngỏ nào hoặc lời hứa “suy nghĩ về công việc có phù hợp với bạn hay không” rồi đi luôn mà không phản hồi gì. Thực tế, thì một bức thư cảm ơn khi thôi việc nó không nghiêm trọng quá như một tình trạng bỏ ngang công việc mà không thông báo. Nhưng dù sao, bạn nên lưu ý về vấn đề này. Đặc biệt là trong trường hợp, bạn đang được sếp ưu ái và luôn tạo cho cơ hội phát triển bản thân. Khi bạn tự nhiên biến mất như bóng ma không kèm theo một lời cảm ơn, nhất là khi trong tương lai, chắc gì công việc mới của bạn dù lương cao hơn, chế độ đãi ngộ tốt hơn, nhưng sự khẳng định và ưu ái lại không bằng. Lối cư xử, quay ngoắt 360 độ không lời cảm ơn của bạn có thể bị đánh giá là một người thiếu chuyên nghiệp, gây cho họ thái độ khó chịu. Thứ hai, một bức thư cảm ơn cũng đóng vai trò như một đơn xin thôi việc chính thức để công ty họ tiện bố trí, sắp xếp nhân sự thay thế. Đồng nghiệp của bạn cũng cảm thấy vui vẻ trước sự rời đi của bạn vì họ không phải gánh thêm phần việc bị dồn qua từ bạn và dĩ nhiên, cả bạn cũng thấy dễ thở hơn vì điều đó. 1.4. Bạn bị đánh giá là một người “lãng phí” những cơ hội Hãy đặt ra trường hợp bạn thôi việc tại công ty chỉ với lý do là bạn cảm thấy vị trí đó thật sự không hợp với bạn dù đã nhiều lần cố gắng hết sức để thay đổi nhưng kết quả còn tệ hơn. Hoặc bạn luôn luôn cảm thấy bị áp lực mỗi ngày đến công ty và đối diện với hàng loạt những dữ liệu khi phải giải quyết… Lý do duy nhất cho bạn nghỉ chỉ là dừng hẳn công việc đó lại và nghỉ ngơi một thời gian. Bạn muốn ra đi mà không nói một câu nào với đồng nghiệp và sếp chỉ vì…không cần phải níu giữ gì một công việc như thế nữa. Thật ra bạn đang sai. Tôi hiểu cảm giác áp lực và khó chịu của bạn không khi công việc không như ý và mọi thứ bạn đang làm cứ chệch khỏi “quỹ đạo”, những gì mà bạn đang nghĩ và bạn đi đến quyết định thôi việc. Tuy nhiên, không gửi đến sếp bạn bức thư cảm ơn là bạn đang chơi trò “mèo vờn chuột” với những cơ hội của bản thân mình đấy. Một khi bạn gửi một bức thư cảm ơn đến công ty, một mặt, nó làm hình ảnh của bạn trở nên đẹp hơn trong mắt lãnh đạo, đồng thời làm mối quan hệ của bạn với sếp tốt hơn bạn tượng. Trong bức thư cảm ơn khi thôi việc đó, bạn nên nói rõ lý do bạn muốn thôi việc. Dĩ nhiên, đừng nên viết quá dài dòng, bởi vì, một vài câu ngắn để họ hiểu bạn hơn, hiểu một người sắp trở thành cựu nhân viên của mình tốt hơn. Điều bạn nhận được hơn thế là quan hệ giữa hai người, đồng nghiệp của bạn sẽ tốt lên. Có thể, bạn đã có nhiều kinh nghiệm từng trải cuộc sống hơn tôi, và bạn cũng hiểu rằng: Trong xã hội này dễ gì có được mối quan hệ, đúng không? Nhưng sếp bạn có thể là người có nhiều mối quan hệ. Và nếu anh ấy là một người sâu sắc, biết đâu bạn sẽ được giới thiệu đến một vị trí phù hợp hơn để “đổi gió”, cũng biết đâu bạn được sếp liên hệ với một công ty đồng nghiệp để “đón tiếp” bạn vì anh ấy hiểu rõ khả năng và đánh giá cao thái độ của bạn. Đừng bỏ qua bất kỳ một cơ hội nào với công việc của mình, khi bạn đang có thể chớp lấy chúng. 2. Ghi chú cho viết một bức thư khi thôi việc hiệu quả. Bạn đã biết? Hẳn là đọc xong những dòng tôi đã viết trên đây xong, bạn đã hình dung ra viết một bức thư khi thôi việc nó quan trọng thế nào rồi chứ? Nhưng chưa hết đâu, quan trọng là, bạn đã biết cách để tạo ra ấn phẩm mang ấn tượng tốt đó chưa? Không cần phải lo lắng đâu, vì ngay sau đây, sẽ là câu trả lời cho bí kíp nào để viết một bức thư xin thôi việc hoàn hảo. Tùy thuộc vào vị trí, tính chất công việc, hoàn cảnh và một số yếu tố khác, đừng quá dài dòng và sến súa, trước hết bạn nên thể hiện thái độ chân thành, trung thực về lý do thôi việc của mình. Thế nhưng đừng vì thế mà giới hạn tình cảm của mình với sếp, với đồng nghiệp vì dù sao đây cũng lần cuối. Vậy tại sao không “xõa”, đúng không nào? Nhưng “xõa “thế nào cho đúng cách? Trong thư bạn nên chia làm 3 phần: + Lời chào mở đầu + Lời cảm ơn + Lời chúc và lời chào tạm biệt Cụ thể,Một bức thư cảm ơn khi thôi việc ấn tượng nên tiến hành theo các bước sau đây: Bước 1: Lời chào, lời cảm ơn thứ nhất và dẫn những lợi ích : tri thức, kinh nghiệm bổ ích, môi trường làm việc chuyên nghiệp…bạn đã được nhận từ công ty . Bước 2: Nêu rõ lý do xin thôi việc và thời gian chính thức chấm dứt công việc và những công việc bạn đã làm trước khi chấm dứt công việc như : Bàn giao hồ sơ, giấy tơ cần thiết cho bộ phận nào đó hay đồng nghiệp ( có ghi tên cụ thể). Bước 3: Bày tỏ thiện chí hướng dẫn, đào tạo nhân viên mới được tuyển vào công ty nếu như thời gian bạn nghỉ hẳn chưa đến. Dĩ nhiên vấn đề này thuộc quyết định của công ty, tuy nhiên đó cũng là một cách gây ấn tượng tốt cũng như thể hiện bạn là người có trách nhiệm với công việc. Bước 4: Lời chúc đến công ty phát triển tốt và gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty một lần nữa. Hi vọng rằng, những thông tin mà Lại Trang cung cấp trên đây về lý do cần thiết để viết một bức thư khi thôi việc cũng như một số lưu ý khi viết thư sẽ giúp các bạn phần nào đó có hướng để viết một bức thư khi thôi việc đúng cách. Tháng mới đến rồi, hãy chuyên nghiệp hơn với những bức thư cảm ơn khi thôi việc và chớ có ý tưởng “dứt áo ra đi” mà không nói gì. Chúc các bạn luôn thành công nhé.

Coi thêm ở: Bạn đã biết viết một bức thư cảm ơn khi thôi việc đúng cách?

#timviec365vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét