Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Hướng dẫn viết mẫu sơ yếu lý lịch viên chức mới nhất hiện nay

Hướng dẫn viết mẫu sơ yếu lý lịch viên chức mới nhất hiện nay

1. Sơ yếu lý lịch - Tự bạch cuộc đời của bạn Trên thực tế, phần lớn chúng ta khi tham gia làm một thành viên của một tổ chức nào đó. Chẳng hạn như khi làm thủ tục nhập học ở các trường, khi xin việc làm, khi xin vào Đảng,... thì đều phải thực hiện viết bản sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên, ở một mốt trường hợp nhất định, ví dụ như khi đi xin việc, nhiều cá nhân vẫn nhầm lẫn giữa hai loại văn bản, sơ yếu lý lịch và CV xin việc.  Hiểu theo cách đơn giản nhất, sơ yếu lý lịch là một văn bản, văn bản đó được các cá nhân thực hiện khai báo thông tin đầy đủ và chính xác nhất về bản thân như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, quê quán, địa chỉ thường trú, nơi ở hiện nay, họ tên cha, họ tên mẹ, họ tên thân nhân,... Vậy về bản chất, sơ yếu lý lịch chính là một bản thu gọn cuộc đời của bạn, trong đó bao gồm những dữ liệu cơ bản nhất của một cá nhân. 2. Chức năng của sơ yếu lý lịch viên chức Sơ yếu lý lịch là một văn bản giấy tờ hết sức quan trọng. Trong trường hợp người lao động là các viên chức, cán bộ Nhà nước muôn khai thông tin về cá nhân thì sẽ sử dụng mẫu sơ yếu lý lịch viên chức. Về chức năng của sơ yếu lý lịch viên chức: sơ yếu lý lịch viên chức làm tốt vai trò là cơ sở dữ liệu góp phần giúp cho đơn vị, cơ sở phụ trách, sử dụng viên chức có thể nắm rõ được các dữ liệu thông tin căn bản của cá nhân viên chức, trong đó bao gồm cả gốc gác, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ,... để họ xem xét các vị trí công việc phù hợp nhằm giao nhiệm vụ trong phạm vi khả năng của các cán bộ, viên chức.  Đây là văn bản mang tính bắt buộc mà mỗi cá nhân cán bộ, viên chức có nghĩa vụ và trách nhiệm phải thực hiện để kê khai những dữ liệu, thông tin về bản thân mình.  Trường hợp nếu các cán bộ, viên chức có nhu cầu và mong muốn mượn giấy tờ hồ sơ thì phải thực hiện làm giấy cam đoan với phía cho mượn. Điều này nhằm mục đích bảo đảm giấy tờ hồ sơ khi được trả về sẽ ở trong tình trạng không bị hư hỏng. Trong đó, giấy cam đoan phải chứa những thông tin chính xác và đầy đủ của hai bên cho mượn và mượn, lý do, mục đích mượn. Khi thực hiện viết sơ yếu lý lịch viên chức, các cá nhân cần lưu ý rằng mọi thông tin và nội dung khai báo trong sơ yếu lý lịch là hoàn toàn chính xác, đúng sự thật, tránh sự gian dối trong lúc kê khai. Bên cạnh đó, người kê khai sơ yếu lý lịch viên chức cũng phải cam đoan rằng, chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung, thông tin đã kê khai ở mẫu sơ yếu lý lịch dành cho viên chức. Bởi tầm quan trọng của mẫu văn bản này, nên các cá nhân phải hết sức cẩn thận trong quá trình viết mẫu sơ yếu lý lịch, hãy tìm hiểu và nắm thật kỹ các thông tin, các đề mục cần kê khai trong mẫu để biết mình nên làm gì? 3. Hướng dẫn cụ thể cách viết mẫu sơ yếu lý lịch viên chức Để đảm bảo cho bạn sở hữu một mẫu sơ yếu lý lịch viên chức chuẩn nhất hiện nay. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết từng đề mục có sẵn trong mẫu văn bản này, cụ thể như sau: Mẫu sơ yếu lý lịch viên chức hiện nay gồm hai phần chính, đó là: phần sơ lược lý lịch và phần lịch sử bản thân. Lưu ý, sơ yếu lý lịch nói chung hay sơ yếu lý lịch viên chức nói chung cũng cần được dán ảnh thẻ cá nhân của bạn, kích cỡ ảnh là 4×6cm. 3.1. Sơ lược lý lịch bản thân Ở phần đầu tiên này, chúng ta sẽ thực hiện kê khai các nội dung đã có sẵn trong mẫu như sau: + Họ và tên: cá nhân điền thông tin về tên gọi đầy đủ của mình, viết chữ in hoa, có dấu và phải đối chiếu chính xác với thông tin tên gọi trùng với giấy khai sinh. + Tên gọi khác: hay còn gọi là bí danh, ở mục này, cá nhân nếu có bí danh từ thời chiến tranh, cách mạng hay bút danh ở lĩnh vực hoạt động báo chí, văn học thì có thể điền  vào. Cá nhân không có bí danh hay tên gọi khác thì bỏ trống. + Sinh ngày: cá nhân điền thông tin chính xác như trong giấy khai sinh về ngày, tháng và năm sinh của mình. + Nơi sinh: cá nhân điền địa chỉ nơi mình được sinh ra. Trong đó có các tên gọi đầy đủ của xã/thị trấn/phường/thị xã, huyện/quận/thành phố, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Nội dung này cũng phải được kê khai đúng như trong giấy khai sinh. Nếu địa danh được sinh ra có sự thay đổi, thì cá nhân phải ghi rõ tên cũ của địa danh, nay là tên mới. + Quê quán: ở mục này, cá nhân điền thông tin và tên gọi quê nội, nghĩa là quê của cha đẻ viên chức. Nếu cá nhân được sinh ra và lớn lên ở quê ngoại từ nhỏ, tại mục này có thể điền thông tin tên gọi của quê ngoại. + Thành phần dân tộc: cá nhân là người thuộc dân tộc nào của Việt Nam thì điền rõ tên gọi dân tộc đấy vào. Chẳng hạn: Kinh, Thái, Mường, Ê đê,... + Tôn giáo: cá nhân đang là tín đồ của tôn giáo nào thì ghi rõ thông tin tên gọi đầy đủ của tôn giáo đó, chẳng hạn: phật giáo, hồi giáo, công giáo, hòa hảo,... Nếu cá nhân viên chức trong trường hợp không theo bất kỳ một hình thức tôn giáo nào thì cũng không được bỏ qua mục này, mà điền rõ là “không”. + Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: cá nhân đăng ký hộ khẩu ở đâu thì viết rõ ràng và chính xác tên gọi của địa điểm đó. + Chỗ ở hiện nay: cá nhân hiện nay đang sinh sống và lưu trú, thường trú ở đâu thì điền đầy đủ, chính xác thông tin tên gọi của địa điểm đó. (số nhà/số đường/tên đường/xã, thị trấn/huyện/thành phố/tỉnh thành). + Nghề nghiệp (trong khi tuyển dụng): cá nhân khai báo trung thực và rõ ràng nghề nghiệp, công việc mà bản thân viên chức đã trải qua trước khi được tuyển dụng. Nếu cá nhân viên chức chưa từng trải qua công việc nào trước khi tuyển dụng thì ghi rõ thông tin là “không”. + Ngày tháng tuyển dụng: cá nhân nhận quyết định vào làm nơi cơ quan, đơn vị tuyển dụng lúc nào thì điền đúng thông tin về ngày, tháng, năm như trong quyết định. + Chức danh, chức vụ: cá nhân viết đúng chức danh đã được phân công, giao phó về phương diện Đảng, các tổ chức đoàn thể hay chính quyền đang đảm nhiệm thời điểm hiện tại. + Chức danh, chức vụ kiêm nhiệm: cá nhân viết đúng chức danh đã được phân công, giao phó về phương diện Đảng, các tổ chức đoàn thể hay chính quyền đang kiêm nhiệm thời điểm hiện tại. + Công việc chính: nhiệm vụ công việc được lãnh đạo phân công cho là gì thì ghi rõ ra như thế. + Chức danh nghề nghiệp: cá nhân viết đúng chính xác chức danh mà viên chức đã được bổ nhiệm. (bao gồm thông tin mã số chức danh, bậc lương, hệ số lương và thời gian cụ thể nhận lương; ngoài ra còn nếu có các phụ cấp khác thì điền vào). + Trình độ giáo dục phổ thông: cá nhân viết rõ thông tin trình độ của mình, có hai hệ giáo dục phổ thông, đó là 10/10 và 12/12. + Trình độ chuyên môn cao nhất: cá nhân thời điểm hiện tại có chuyên môn theo trình độ nào và tại chuyên ngành nào thì điền rõ thông tin như thế. Ví dụ: Thạc sĩ chuyên ngành công nghệ thông tin,... + Trình độ lý luận chính trị: chẳng hạn như cử nhân,sơ cấp, trung cấp,... + Trình độ quản lý Nhà nước: cá nhân điền thông tin các chứng chỉ đã được đào tạo theo ngạch công chức ( chuyên viên, cán sự, chủ tịch, phó chủ tịch,...). + Trình độ nghiệp vụ: điền thông tin về các chứng chỉ đã được bồi dưỡng theo chuyên ngành. + Trình độ ngoại ngữ: nếu cá nhân viên chức có chuyên ngành chính là ngoại ngữ thì ghi rõ tên bằng và tên ngôn ngữ (cử nhân tiếng Trung,  cử nhân tiếng Anh,...). Nếu cá nhân khác chuyên ngành ngoại ngữ, thì ghi rõ tên chứng chỉ mình đạt được theo 6 bậc được quy định. + Trình độ tin học: cá nhân điền thông tin tên gọi của chứng chỉ tin học cao nhất mình đang sở hữu. + Ngày vào Đảng: cá nhân nếu đã là Đảng viên, điền rõ thông tin ngày tháng năm được kết nạp. Hoặc kết nạp lần hai,... + Ngày tham gia các tổ chức khác: cá nhân gia nhập các tổ chức chính trị, xã hội khác vào thời gian nào thì ghi rõ thời gian đó. + Ngày nhập ngũ: nếu cá nhân cso nhập ngũ, thì ghi rõ thời gian nhập và xuất ngũ vào mục này. + Danh hiệu phong tặng: ghi rõ tên gọi danh hiệu đã được phong tặng nếu có. + Học hàm: ghi rõ tên gọi của học hàm, thời gian được phong tặng. + Sở trường: viết ra sở trường, những việc làm cá nhân cho là thích hợp với mình nhất. + Tình trạng sức khỏe: ghi rõ tình trạng tốt, kém, bình thường, số do cân nặng, chiều cao, có tiền sử bệnh án gì không. + Thương binh hạng: điền thông tin về số hạng dành cho thương binh nếu có. + CMND hay CCCD: điền thông tin chính xác về số chứng minh thư hay căn cước công dân, ngày cấp và cấp ở đâu? + Bảo hiểm xã hội: ghi rõ mã số của sổ bảo hiểm xã hội cá nhân đang tham gia đóng. 3.2. Lịch sử bản thân + Cá nhân viên chức trước khi được tuyển dụng cần khai báo thông tin như sau: từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm; từng tham gia học tập tại cơ sở đào tạo nào?, ở đâu?, đảm nhiệm công việc gì?, làm ở đơn vị, cơ quan nào?; ghi rõ những hoạt động và thành tích đã đạt được nổi trội trong quá trình học tập và công tác. + Cá nhân viên chức khi đã được tuyển dụng cần khai báo các thông tin như sau: thời gian được tuyển dụng; cơ quan, đơn vị nào tuyển dụng?; nhiệm vụ và vị trí công việc được phân công đảm nhiệm là gì?; thông tin cụ thể về lương, hệ số lương và các phụ cấp. + Cá nhân viên chức khi tham gia các tổ chức xã hội, chính trị cần khai báo những thông tin như sau: ghi rõ quá trình từ thời gian nào đến thời gian nào?; tên gọi các tổ chức tham gia, địa điểm tổ chức; chức danh, chức vụ cá nhân đang đảm nhiệm hoặc kiêm nhiệm; quá trình bồi dưỡng về nghiệp vụ, chuyên môn, quản lý Nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ (bao gồm tên cơ sở bồi dưỡng, chuyên ngành, thời gian bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, chứng chỉ, văn bằng đã nhận).  + Cá nhân viên chức được khen thưởng hay bị kỷ luật đều phải khai báo và ghi rõ các hình thức, thời gian và lý do khen thưởng, kỷ luật. + Cá nhân khai báo các thông tin liên quan đến quan hệ gia đình: bao gồm cha, mẹ đẻ, anh chị em ruột, con cái, chồng/vợ (bao gồm tên gọi, năm sinh, nghề nghiệp, quê quán, nơi ở hiện nay,...). + Cá nhân viên chức tự đánh giá, nhận xét về ưu điểm và khuyết điểm của bản thân ở mục “tự nhận xét, đánh giá của viên chức”. Trên đây là bài viết tổng hợp của tác giả Hạ Linh về cách viết mẫu sơ yếu lý lịch viên chức chuẩn nhất hiện nay. Các bạn có thể tải xuống mẫu đơn này theo đường link dưới đây nhé!

Xem nguyên bài viết tại: Hướng dẫn viết mẫu sơ yếu lý lịch viên chức mới nhất hiện nay

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét