Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Tìm lời giải đáp ngành quản trị nhân lực có dễ xin việc không?

Tìm lời giải đáp ngành quản trị nhân lực có dễ xin việc không?

1. Tìm hiểu ngành quản trị nhân lực 1.1. Khái niệm Hiện nay, ngành quản trị nhân lực đang thuộc Top các ngành có nhiều lượng lớn thí sinh tham gia dự tuyển, vậy quản trị nhân lực là gì mà lại thu hút đến thế? Quản trị nhân lực hay còn gọi là quản trị nhân sự được viết dưới dạng Anh ngữ là Human Resource Management viết tắt là Hr. Các bạn có thể hiểu đơn giản quản trị nhân lực là một trong những chức năng quan trọng cũng như cơ bản đối với công tác quản lý nguồn nhân lực; bởi đây chính là những yếu tố nòng cốt, trung tâm mang lại sự phát triển cho bộ máy tổ chức, doanh nghiệp. Như các chuyên gia vẫn thường nói việc bán hàng là mũi nhọn hàng đầu, trực tiếp mang lại nguồn lợi nhuận, doanh thu cho doanh nghiệp, và quản trị nhân sự sẽ là hậu phương vững chắc để hỗ trợ việc xây dựng cũng như phát triển doanh nghiệp. Do vậy khi chưa rõ  quản trị nhân sự là gì? thì các bạn vẫn có thể hình dung đây chính là việc quản lý nguồn nhân lực của một tổ chức, doanh nghiệp một cách hợp lý, thống nhất và hiệu quả nhất có thể. Đồng thời cũng là yếu tố mang lại động lực cho nguồn nhân lực phát huy được tối đa những năng lực tiềm ẩn của bản thân, và hết mình cống hiến, tận tâm, trung thành với doanh nghiệp. Như vậy các bạn cũng phần nào hiểu được ngành quản trị nguồn nhân lực là gì rồi đúng không? Là ngành sẽ mang lại những kiến thức cũng như kỹ năng liên quan đến những công tác quản lý nguồn nhân lực từ lý thuyết đến thực hành. Ngoài ra cũng là giúp các bạn sinh viên theo học có tất cả các kiến thức về những chính sách, hoạt động, quyết định quản lý có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa đoàn thể nguồn nhân lực với doanh nghiệp. 1.2. Quản trị nhân lực thì nên theo học trường nào? Có lẽ khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời thì cũng không ít thí sinh phân vân khi lựa chọn xem nên học quản trị nhân sự ở đâu, vậy nên trước khi đưa ra quyết định thì các bạn có thể tham khảo một loạt các danh sách trường học đào tạo ngành quản trị nhân lực được liệt kê theo từng khu vực dưới đây: Khu vực miền Bắc: • Đại học Công đoàn • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội • Đại học Công nghiệp Hà Nội • Đại học Kinh tế Quốc dân • Đại học Lao động Xã hội (Cơ Sở Hà Nội) • Đại học Nội vụ Hà Nội • Đại học Thương mại • Đại học Thành Tây Khu vực miền Trung: • Đại học Kinh tế - Đại học Huế • Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng • Đại học Đông Á Khu vực miền Nam: • Đại học Lao động Xã hội - Cơ sở TP.HCM • Đại học Mở TP.HCM • Đại học Hoa Sen • Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM • Đại học Nguyễn Tất Thành Trước khi tìm ra được lời giải “Ngành quản trị nhân lực có dễ xin việc không?” thì các bạn cũng nên biết những trường đại học trên đây đều đạt chuẩn chất lượng, nên dù các bạn theo học quản trị nhân sự học trường nào thì cũng đều được lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng cơ bản dựa trên chương trình đã được Sở giáo dục quy định. Nên các bạn sĩ tử vẫn có thể hoàn toàn yên tâm để lựa chọn được địa chỉ gần với khu vực sinh sống hoặc thuận tiện nhất cho việc học tập. 1.3. Ngành quản trị nhân lực có chương trình đào tạo thế nào? Ngành quản trị nhân lực cũng được nhiều trường học gọi là ngành quản lý nhân sự, đây là ngành không chỉ đơn thuần là đào tạo, truyền đạt những kiến thức tổng quan về nguồn nhân lực mà còn rất chuyên sâu để các bạn sinh viên theo học đều có thể nắm được những kiến thức về nền tảng kinh doanh, quản trị cũng như cách có thể vận hành được bộ máy tổ chức, doanh nghiệp một cách thuận lợi như: Quản lý nhân sự, quản trị học, quản trị văn phòng, quản trị chiến lược, quản trị vận hành, quản trị marketing, quản trị bán hàng, khởi nghiệp, định mức lao động tiền lương, nghệ thuật lãnh đạo, hành vi tổ chức, luật lao động, an toàn lao động, quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính, quản lý hành chính, nhân sự … Ngoài ra cũng có một số trường liên kết với một số doanh nghiệp để mở thêm khóa học quản trị nhân sự, các bạn sinh viên có thể đăng ký để tham gia theo học và sẽ được trực tiếp tham gia vào việc quản lý nguồn nhân lực thực tiễn. Như vậy các bạn cũng sẽ có thêm kinh nghiệm làm việc thực tế và làm nền tàng cho phát triển sự nghiệp trong tương lai. Nói một cách đơn giản thì sau khi hoàn thành chương trình học ngành quản trị nhân sự thì các bạn đều có khả năng: • Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội để phát triển nguồn nhân lực: Phát triển cá nhân và tổ chức, quản trị tri thức, hiểu biết phương pháp tạo dựng tổ chức học tập, quy trình xây dựng chương trình đào tạo nhân viên, quy trình phân tích công việc. • Sử dụng kiến thức về hoạch định để thu hút nguồn nhân lực: Là sẽ đánh gái được những mối quan hệ về cung – cầu của nguồn việc làm, xây dựng những kế hoạch cũng như chiến lược phân công nguồn nhân lực vào vị trí phù hợp để đáp ứng được những nhu cầu về nhân sự trong tổ chức. • Hiểu được phương pháp đãi ngộ nguồn nhân lực: Nhờ vào kiến thức về phương pháp đo lường để đánh giá được hiệu suất công việc, đồng thời cũng thiết kế được hệ thống thù lao hợp lý, công bằng. Ngoài ra cũng có thể áp dụng triển khai những công tác quản trị nhân sự thù lao một cách hiệu quả và thúc đẩy được động lực của nguồn nhân lực. Như vậy cũng sẽ tạo dựng được môi trường làm việc công minh, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra các bạn cũng sẽ tự tin về kỹ năng quản lý nhân sự sau thời gian theo học ngành quản trị nhân lực, cụ thể là: Có khả năng lắng nghe hỗ trợ nguồn lực; Soạn thảo được các báo cáo công việc đúng chuẩn mực; có khả năng thuyết trình, thuyết phục, khả năng lãnh đạo, tổ chức – quyết định về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… 2. Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực có dễ xin việc không? Thực tế thì khi được hỏi câu này thì cũng rất khó để có thể đưa ra được câu trả lời chính xác, vì nếu nói là “không” cũng đúng mà “có” thì cũng đúng. Bởi lời giải đáp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ bản thân người hỏi từ những tác động xung quanh. Do vậy tôi sẽ nêu ra những thông tin liên quan nhất để các bạn có thể tự đưa ra được câu trả lời chính xác và thuyết phục được bản thân mình nhất. 2.1. Những tiềm năng phát triển ngành nghề Sau khi các bạn đã tham khảo các nội dung về khái niệm quản trị nguồn nhân lực thì cũng phần nào thấy được phần nào tương lai của nghề quản trị nhân sự đang có nhiều triển vọng và nhận được nhiều sự quan tâm từ nhà tuyển dụng. Nhất là đối với nền kinh tế - xã hội đang trong thời kỳ phát triển hội nhập đa quốc gia như hiện nay. Việc quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là điều cần thiết, thậm chí còn đóng vai trò quyết định sự tồn tại cũng như phát triển của bộ máy hoạt động kinh doanh này. Đó cũng là câu trả lời ngắn nhất để các bạn có thể thấy được những tiềm năng phát triển của ngành nghề này, thực tế thì theo những gì mà các HR Best Practice – Công ty vận hành bộ máy nhân sự tốt nhất chia sẻ rằng cứ 100 nhân lực thì sẽ cần ít nhất một nhà quản trị nhân sự. Trong khi toàn nước ta đang có 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chưa kể những tổ chức tư nhân nhỏ lẻ khác và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại, chỉ tính tại thành phố Hồ Chí Minh thì đã có đến 140.000 doanh nghiệp đang hoạt động với hơn 1 triệu người lao động, tức là sẽ có nhu cầu sử dụng đến 10.000 người quản trị nhân sự. Trong khi hiện nay nguồn nhân lực của ngành quản trị nhân sự lại chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu lớn về số lượng đó, chưa tính đến phần chất lượng cả về kiến thức đến kỹ năng của nguồn nhân sự. Như vậy nguồn cung của ngành quản trị nhân sự cũng sẽ dần rơi vào tình trạng “khan hiếm” nguồn nhân lực. Vậy nên khi các bạn lo sợ Ngành quản trị nhân lực có dễ xin việc không? thì cũng phần nào yên tâm về những triển vọng việc làm ngành này rất rộng mở, các bạn cũng có thể lựa chọn với nhiều lĩnh vực khác nhau. Miễn là sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này các bạn đã trang bị đầy đủ những kiến thức cũng như kỹ năng cơ bản để phục vụ công việc thì cơ hội sẽ mỉm cười với bạn. 2.2. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực Sau khi đã nắm bắt được những triển vọng nghề nghiệp của ngành này thì cũng nhiều bạn thí sinh đã lựa chọn Quản trị nhân lực để theo học, tuy nhiên trong số đó nhiều bạn chưa thực sự biếtNgành quản trị nhân lực là làm gì?HayQuản trị nhân lực ra làm gì? Đây là ngành có vai trò vô cùng quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, nói một cách dễ hiểu nhất thì đây là bộ phận trực tiếp đóng góp, xây dựng một bộ máy hoạt động được bền vững, thuận lợi và phát triển toàn diện. Một trong những vấn đề đau đầu nhất đối với bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp là không biết phương pháp tuyển dụng nhân sự là gì để phù hợp với kỳ vọng của công ty đã đề ra. Chưa kể đến cách xây dựng những quy trình quản lý nhân sự cũng như hỗ trợ đội ngũ nhân sự có thể phát triển được năng lực và cống hiến lâu dài. Đó cũng là lý do vì sao mà cơ hội cho sinh viên ngành quản trị nhân lực đang rất rộng mở và có thể được làm việc tại: Phòng nhân sự, phòng tổ chức – Hành chính của các doanh nghiệp, cơ quan, tập đoàn trong và ngoài nước với nhiều vị trí, lĩnh vực khác nhau. 2.2.1. Nhân viên hành chính nhân sự Trước khi tìm hiểu kỹ về nhiệm vụ của vị trí thuộc ngành quản trị nhân sự này thì các bạn cũng cần phải biết được hành chính nhân sự là gì? Là vị trí thuộc bộ phận phòng nhân sự, thực hiện các công việc liên quan nghiệp vụ nhân sự là chủ yếu, tuy nhiên vẫn còn nhiều người tưởng rằng nhiệm vụ của nhân viên hành chính nhân sự chỉ dừng lại là tuyển dụng nhân sự và chấm lương, trả lương cho toàn nhân viên. Mà không nắm rõ được công việc chính của hành chính nhân sự là gì, do vậy mà dưới đây tôi sẽ liệt kê một vài nội dung chính nhất để các bạn tham khảo. Đây cũng là thông tin để giúp các bạn tìm được câu trả lời cho Ngành quản trị nhân lực có dễ xin việc không? nên đừng bở lỡ thông tin dưới đây nhé. • Thực hiện các công việc thu thập, quản lý, sắp xếp các văn bản, tài liệu, hồ sơ liên quan đến nhân sự một cách khoa học; • Trực tiếp tổ chức lưu trữ  các thông tin về nhân sự (bản cứng và bản mềm); • Thường xuyên cập nhật dữ liệu liên quan đến hợp đồng để dễ dàng quản lý nguồn nhân lực; • Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng; chủ động liên hệ với ứng viên tuyển nhân viên cho công ty; • Tính lương, thưởng, chế độ đãi ngộ cho công nhân viên; •Tham gia xây dựng và giám sát triển khai hệ thống quản trị, đánh giá thực hiện công việc tại các phòng ban, đơn vị đúng quy định; •  Ngoài ra cũng thực hiện một số nhiệm vụ khác liên quan đến bảo hiểm xã hội của nhân lực. Để thực hiện được những nhiệm vụ kể trên thì trước tiên một nhân viên hành chính nhân sự cần nắm được khái niệm tuyển dụng nguồn nhân lực và những kỹ năng đã được đào tạo khi theo học ngành quản trị nhân lực. 2.2.2. Quản lý nhân sự - vị trí có nhiều cơ hội thăng tiến Quản trị nhân sự hay còn gọi là quản lý nguồn nhân lực, là người trực tiếp vận hành bộ máy nhân sự, công việc của quản lý nhân sự tương đối là phức tạp so với vị trí nhân viên hành chính nhân sự. Là người sẽ phải có những chiến lược thu hút cũng như giữ chân được những nhân tài ở lại cống hiến cho doanh nghiệp, công ty. Vậy quản lý nhân sự bao gồm những việc gì? • Thường xuyên có những kế hoạch phát triển các quy trình và hỗ trợ để các tổ chức, doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. • Thực hiện các công việc dẫn dắt các hoạt động và mục tiêu làm việc cho nguồn nhân lực, đặc biệt là khu vực quản lý. • Trực tiếp khai thác, phân công và sử dụng nguồn nhân sự trong một công ty, doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất. • Phối hợp cũng như hỗ trợ cho các bộ phận nhân sự khác để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách đào tạo nhân viên, phỏng vấn và tiếp nhận, đánh giá nhân sự. Nhưng thực tế để đảm nhiệm được vị trí này thì các bạn cũng cần phải đáp ứng được điều kiện kinh nghiệm tối đa 1 năm ở vị trí tương đương. Để tham khảo các thông tin tuyển quản lý nhân sự  thì các bạn có thể truy cập tại timviec365.vn. Tại đây cập nhật thường xuyên các thông tin tuyển dụng để hỗ trợ các bạn tìm việc làm một cách dễ dàng và kịp thời. Với những thông tin liên quan nhất được chia sẻ ở trên mong rằng đã giúp các bạn có thể tìm ra được lời giải đáp cho Ngành quản trị nhân lực có dễ xin việc không?

Coi thêm ở: Tìm lời giải đáp ngành quản trị nhân lực có dễ xin việc không?

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét