Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận chuẩn xác nhất năm 2019

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận chuẩn xác nhất năm 2019

  1. Tỷ suất lợi nhuận là gì? Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận 1.1. Tỷ suất lợi nhuận là gì? Tỷ suất lợi nhuận là thước đo dùng để đánh giá độ hiệu quả của các hoạt động doanh nghiệp. Trước hết, chúng ta cần phải hiểu khái niệm lợi nhuận. Lợi nhuận là khoản thu nhập được phân phối cho chủ sở hữu của một tổ chức kinh tế trên thị trường. Lợi nhuận được dùng làm thước đo cho mức độ lợi ích mà chủ sở hữu được hưởng trong quá trình thu nhập của các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Lợi nhuận được xác định bằng công thức sau:  Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận. Kế đó, ta sẽ biết được thế nào là tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tài chính được sử dụng để theo dõi tình hình sinh lợi của một doanh nghiệp hay công ty, nhìn chung là tổ chức kinh tế hoạt động vì lợi nhuận, đặc biệt là các công ty cổ phần. Nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa lợi nhuận ròng dành cho các cổ đông và doanh thu của công ty đó. Tỷ suất lợi nhuận thường được tính dựa trên doanh thu và chúng ta có thể gọi với những cái tên khác như tỷ suất sinh lời trên doanh thu, suất sinh lời của doanh thu, hệ số lãi ròng,… Tỷ suất lợi nhuận 1.2. Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận có thể được sử dụng khá ít ở nhiều lĩnh vực khác nhưng đối với các doanh nghiệp, đây là công cụ để đo lường mức độ sinh lời của công ty đó để điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh sao cho hợp lí hơn. Cụ thể, nó cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu. - Nếu tỷ suất lợi nhuận mang giá trị dương, điều đó có nghĩa là công ty hay doanh nghiệp đó đang kinh doanh có lãi - Nếu tỷ suất lợi nhuận mang giá trị âm, điều đó có nghĩa là công ty hay doanh nghiệp đó đang kinh doanh bị lỗ và cần phải điều chỉnh gấp chiến lược kinh doanh Từ đây, có thể đánh giá và nhận định rằng tỷ suất lợi nhuận càng lớn có nghĩa là lợi nhuận càng chiếm nhiều phần trăm trong tổng doanh thu, lãi càng lớn. Tuy nhiên, việc xét tỷ suất lợi nhuận còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành cụ thể trên thị trường hiện nay. Chính vì vậy, khi các nhà quản trị của doanh nghiệp theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra bảng số liệu cần phải so sánh tỷ số tỷ suất lợi nhuận với tỷ số bình quân của toàn ngành đó mà doanh nghiệp đang tham gia. Như vậy, doanh nghiệp mới có cái nhìn tổng quát về mức độ, năng suất kết quả làm việc để đưa ra các phương án kinh doanh hiệu quả dài hạn. 1.3. Lợi nhuận doanh nghiệp kiếm từ đâu? Người tiêu dùng hay những người chưa có chuyên môn cụ thể về việc kiếm lợi nhuận của các tổ chức kinh doanh thì cho rằng họ sinh lợi từ các hoạt động buôn bán sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, việc tìm kiếm lợi nhuận có thể xuấ phát từ rất nhiều nguồn khác nhau như: - Chênh lệch về doanh thu và chi phí từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tới tay người tiêu dùng so với việc bỏ ra những khoản chi tiêu như chi phí nhân công, nguyên vật liệu, nhập liệu, bao bì, phân phối, thuế,… - Chênh lệch về doanh thu từ các hoạt động tài chính so với chi phí bỏ ra hay phát sinh trong các hoạt động tài chính - Chênh lệch về doanh thu so với chi phí ở những hoạt động khác ngoài những hoạt động được kể phía trên 2. Tầm quan trọng của tỷ suất lợi nhuận 2.1. Đánh giá mức độ sinh lời của tổ chức kinh tế hay cá nhân Tỷ suất lợi nhuận như chúng tôi đã nhắc tới ở phía trên là công cụ dùng để đánh giá mức độ sinh lời của các tổ chức kinh tế hay cá nhân hiện đanh hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực ngành nghề. Chủ yếu tỷ suất lợi nhuận sẽ được đo lường và đánh giá trên tổng doanh thu của doanh nghiệp để xem xét lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu doanh thu, từ đó đánh giá được mức độ sinh lời và hiệu quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. Đây là công cụ được sử dụng nhiều trong các môi trường kinh doanh hiện nay nhằm giúp cho các doanh nghiệp xác định được hoạt động của doanh nghiệp đang sinh lãi hay rơi vào tình trạng lỗ, từ đó có những chiến lược thay đổi hình thức kinh doanh hoặc tuyên bố phá sản, chuyển nhượng lại doanh nghiệp. Tầm quan trọng của tỷ suất lợi nhuận 2.2. Là tiền đề đưa ra các chiến lược và phương án kinh doanh hiệu quả Tỷ suất lợi nhuận bên cạnh đó còn là tiền đề cho các doanh nghiệp trong việc đưa ra các chiến lược và phương án kinh doanh đạt hiệu quả nhất. Đây chính là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị trong việc dẫn dắt và định hướng kinh doanh cho các doanh nghiệp. Vậy, họ đã làm như thế nào? Họ đã sử dụng công cụ tỷ suất lợi nhuận để xác định trong 1 giai đoạn theo quý rằng doanh nghiệp đó có lãi hay là chịu lỗ, từ đây tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra những giải pháp ngắn hạn và dài hạn phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, tỷ suất lợi nhuận được xem như là một phương tiện thiết yếu cần phải đo lường liên tục và thường xuyên để có thể đánh giá được kịp thời tình trạng lỗ lãi của doanh nghiệp, từ đó có các hướng đi phù hợp nhất có thể. 2.3. Khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong ngành Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp khi tính tỷ suất lợi nhuận cần phải bám sát vào đặc điểm lĩnh vực, chuyên ngành mình đang kinh doanh và hoạt động, như vậy mới đảm bảo được bề mặt chung do những yếu tố khách quan tác động tới một cách ngẫu nhiên và không thể kiểm soát được. Từ hành động này, tỷ suất lợi nhuận đánh giá lợi nhuận một doanh nghiệp trên bình quân lợi nhuận của cả một ngành đó nên có thể ngầm khẳng định được vị thế của doanh nghiệp đó trên thị trường kinh doanh lĩnh vực đó. Nếu tỷ suất lợi nhuận của bạn càng cao, càng chiếm nhiều trong miếng bánh thị phần thì chúng tỏ rằng bạn đang có thế lực và rất mạnh trên thị trường kinh doanh hiện nay. Đây là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều đặt mục tiêu hướng tới. 3. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận chuẩn xác nhất Để có thể theo dõi được tình hình sinh lời của doanh nghiệp, chúng ta cần phải nghiên cứu cách tính tỷ suất lợi nhuận chuẩn xác nhất. “Làm thế nào để tính được tỷ suất lợi nhuận?” là câu hỏi nhận được khá nhiều sự quan tâm hiện nay và đến từ hầu hết các người làm trong các tổ chức kinh doanh và các bạn sinh viên chuyên ngành kinh tế. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận Dưới đây là công thức tính tỷ suất lợi nhuận dành cho các bạn đang quan tâm nhé: - Đối với tỷ suất lợi nhuận vốn (tính trên doanh lợi vốn): đây là mối quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được so với số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra để sử dụng bình quân trong kỳ được tính (bao gồm cả vốn cố định lẫn vốn lưu động hay vốn của chủ sở hữu) Công thức tính tỷ suất lợi nhuận vốn là: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng (Tsv) = (P/Vbq) X 100 Trong đó : TSV: được quy định là tỷ suất lợi nhuận vốn (doanh lợi vốn) P: lợi nhuận sinh ra trong kỳ Vbq: là tổng số vốn sản xuất được sử dụng bình quân trong kỳ (vốn cố định và vốn lưu động hoặc vốn chủ sở hữu). - Đối với tỷ suất lợi nhuận giá thành: đây là mối quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận tiêu thụ so với giá thành tất cả và toàn bộ sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp đã tiêu thụ Công thức tính tỷ suất lợi nhuận vốn là: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng (Tsg) = (P/Zt) X 100 Trong đó : Tsg: được quy định là tỷ suất lợi nhuận giá thành. P: là lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ. Zt là giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. Có thể thấy, thông qua tỷ suất lợi nhuận giá thành, các doanh nghiệp sẽ nhận thấy rõ ràng hơn mức độ hiệu quả của chi phí bỏ vào các hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ hơn là công thức tỷ suất lợi nhuận vốn. Tỷ suất lợi nhuận vốn thì thiên về việc xem xét hiệu quả dòng vốn của chủ sở hữu đã bỏ ra kèm theo các dòng vốn khác có được tận dụng đạt hiệu quả hay không. - Đối với tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng (doanh số): đây là mối quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận kiếm được so với doanh thu mà doanh nghiệp đó thu về trong kỳ dựa trên tất cả các hoạt động sản xuất – kinh doanh Công thức tính tỷ suất lợi nhuận vốn là: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng (Tst) = (P/T) X 100 Trong đó : Tst: được quy định là tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng P: là lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ T: là doanh thu bán hàng trong kỳ Đây là công thức tỷ suất lợi nhuận được áp dụng chủ yếu và phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp và cũng là công thức dễ áp dụng nhất. Ngoài ra, đây cũng là công thức tỷ suất lợi nhuận được đánh giá là hiệu quả hơn các công thức còn lại trong việc đánh giá tình hình sinh lời của doanh nghiệp. Trên đây là toàn bộ thông tin về Công thức tính tỷ suất lợi nhuận chuẩn xác nhất năm 2019 mà các nhà quản trị kinh doanh cần phải biết được để có định hướng, chiến lược kinh doanh đúng đắn và hợp lí cho doanh nghiệp. Chúc các bạn có một ngày tốt lành và gặt hái được nhiều thành công cho doanh nghiệp và bản thân nhé! Cảm ơn sự theo dõi của tất cả các bạn!

Đọc nguyên bài viết tại: Công thức tính tỷ suất lợi nhuận chuẩn xác nhất năm 2019

#timviec365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét